Hà Nội: 19°C Hà Nội
Đà Nẵng: 23°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 32°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 18°C Thừa Thiên Huế

Nón lá Tây Hồ Dấu ấn văn hoá vùng đất Cố đô Huế

LNV - Làng Tây Hồ nằm lặng lẽ bên dòng sông Như Ý, thuộc xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Làng cách trung tâm thành phố không quá xa chỉ khoảng 12km. Từ rất lâu, Tây Hồ đã vô cùng nổi tiếng với nghề làm nón, nghề này đã được hình thành và phát triển cách đây hàng trăm năm, là một trong những nhân chứng chứng kiến vẻ đẹp văn hóa của những chiếc nón bài thơ xuất hiện trong những năm cuối thập kỷ 50 – đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX. Đến nay, nón lá cùng với áo dài trở thành những nét đẹp đặc trưng, gây ấn tượng với bạn bè khắp thế giới.

Sự khác biệt của nón lá Tây Hồ

Điều làm nên sự khác biệt rõ rệt của nón lá Tây Hồ so với các sản phẩm nón lá khác chính là chất liệu lá cọ thu hoạch từ các cây cọ ven Hồ Tây. Lá cọ có màu xanh nhạt, mềm mại nhưng lại vô cùng dẻo dai, nhẹ nhàng và bền bỉ, tạo nên một chiếc nón không chỉ đẹp mà còn vô cùng bền vững theo thời gian. Sự kết hợp hoàn hảo giữa chất liệu lá cọ tự nhiên và kỹ thuật chế tác tinh xảo đã tạo ra những chiếc nón lá Tây Hồ mang lại cảm giác thanh thoát, trang nhã nhưng cũng đầy kiên cố.

Bên cạnh đó, quy trình chế tác nón lá Tây Hồ cũng góp phần làm nên sự độc đáo của sản phẩm này. Khung nón được làm từ tre già, chẻ thành những sợi mảnh, mỏng, sau đó uốn cong một cách khéo léo để tạo thành hình vòng tròn đều đặn, tạo độ chắc chắn cho chiếc nón. Điều này khác biệt rõ rệt so với các sản phẩm nón lá khác, thường sử dụng khung nón làm từ những sợi tre dẻo dai nhưng không mảnh mai như vậy. Nhờ vào sự khéo léo trong việc làm khung, nón lá Tây Hồ không chỉ nhẹ nhàng mà còn giữ được dáng hình lâu dài.

Nón lá Tây Hồ Dấu ấn văn hoá vùng đất Cố đô Huế

Quy trình làm nón lá Tây Hồ đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên nhẫn. Các nghệ nhân, đặc biệt là những người thợ nữ, phải khéo léo chằm từng tấm lá vào khung nón một cách đều đặn và chắc chắn. Mỗi chiếc nón là một tác phẩm nghệ thuật tinh tế, bởi ngoài việc chú trọng đến chất lượng, người thợ còn đặc biệt quan tâm đến các chi tiết trang trí như viền nón và dây quai. Điều này tạo nên sự hoàn hảo về cả hình thức lẫn chức năng. Các họa tiết thêu hoặc vẽ trên nón, từ hoa lá đến các mẫu hoa văn truyền thống, đều được thực hiện một cách tinh xảo, tôn lên vẻ đẹp thanh thoát, nhẹ nhàng của chiếc nón.

Cuối cùng, không thể không nhắc đến lớp dầu bảo vệ được quét lên bề mặt nón, giúp sản phẩm thêm bóng mượt, bền đẹp và có thể chống lại tác động của thời tiết. Công đoạn này là sự khác biệt so với các sản phẩm nón lá khác, khi giúp cho chiếc nón không chỉ đẹp mắt mà còn giữ được độ bền lâu dài trong suốt quá trình sử dụng. Tất cả những yếu tố này đã làm cho nón lá Tây Hồ trở thành một sản phẩm độc đáo, có giá trị cao trong nền văn hóa thủ công truyền thống Việt Nam. Dù là thế, Người dân làng Tây Hồ ngày nay không còn làm nón lá nhiều và tập trung như trước nữa. Nón lá ngày nay chủ yếu làm bằng lá xanh và lá kè. Trong làng bây giờ không còn một gia đình nào là làm nón lá bài thơ.

Bà Dương Thị Búp năm nay đã 60 tuổi, là một trong số ít gia đình còn sinh sống bằng nghề nón trong làng. Hơn 40 năm làm nghề chằm nón, những mũi kim của cô chằm rất đều và rất đẹp,.

Bà chia sẻ: “Nón lá bài thơ là niềm tự hào lớn của người dân Tây Hồ. Ngày trước mọi người từ nhỏ đến lớn ai cũng thích chằm nón, mấy cô thường tập trung lại chằm, trò chuyện vui lắm con, nghề làm nón ở làng giúp nhiều gia đình có cuộc sống ổn định, thậm chí là khá giả nhưng đến nay đã không còn nhiều người mặn mà với nghề. Ngày nay, cô chủ yếu là chằm nón lá sưa, trung bình bà làm ngày được bốn chiếc, mỗi chiếc có giá 15.000 – 20.000 nghìn đồng.

Ông Bùi Quang Đấu (cán bộ địa phương thôn Tây Hồ) chia sẻ: “Khó khăn của người dân làng nghề tại đây có lẽ là vấn đề thị trường. Thị trường nón lá ngày nay không phải còn hấp dẫn để phát triển kinh tế. Bên cạnh đó giá thành nguyên liệu ngày càng cao trong khi giá bán thành phẩm một sản phẩm nón lá từ 20.000 – 30.000 nghìn đồng/ chiếc. Chính vì vậy, người dân trong làng cũng ngày càng không mấy mặn mà với nghề”.

Trăn trở về những hướng đi mới cho làng nghề

Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của các ngành dịch vụ, công nghệ đặt ra một thách thức rất lớn đối với các làng nghề truyền thống. Tại làng bây giờ, số ít những người còn gắn bó với nghề bởi vì người dân ở đây vẫn tin tưởng về sự phát triển của làng nghề.

Tuy nhiên, nhằm đảm bảo được sự phát triển bền vững, những cán bộ địa phương, nghệ nhân làng nghề không khỏi những trăn trở tìm kiếm một hướng đi cho sự phát triển toàn diện.

Những chiếc nón lá có màu sắc, đa dạng, phong phú
Những chiếc nón lá có màu sắc, đa dạng, phong phú

Ông Bùi Quang Hùng (bí thư thôn Tây Hồ) chia sẻ: “Tôi hy vọng chính quyền địa phương sẽ có những chính sách phù hợp, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư để họ có thể phát triển các mô hình tham quan, trải nghiệm, cũng như tạo một thị trường tốt hơn nhằm tăng thu nhập cho người dân, có thế, họ mới giữ được ngọn lửa nghề”.

Ngày nay, nón lá làng bài thơ không chỉ gắn liền với hình ảnh của các bà, các mẹ thôn quê mà còn góp mặt tại các sàn diễn thời trang, quốc tế với nhiều mẫu mã đa dạng. Đây cũng chính là một hướng đi mới để nón lá – hình ảnh chứa nhiều giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam sẽ trở nên phổ biến và thu hút hơn.

Để những hướng đi mới có thể thực hiện một cách tốt nhất, chính quyền địa phương nơi có sự phát triển của các làng nghề cần có những chính sách phù hợp, sự quan tâm sát sao đối với từng hộ dân. Bằng việc này, không chỉ giúp cho ngọn lửa nghề sẽ luôn được giữ gìn mà còn đảm bảo được cuộc sống đầy đủ, ấm no của người dân

Ông Bùi Quang Hùng (Bí thư Thôn Tây Hồ- Xã Phú Hồ) chia sẻ: “Trước đây ngoài những giờ đồng án, người dân trong làng làm nón rất đông và làm nón là nghề chính của làng. Nay khi đất nước bước vào thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa đời sống ngày phát triển. Thanh niên trong làng cũng đi học xa nhà và làm việc ở những công ty, xí nghiệp với thu nhập ổn định hơn. Nên nghề nón cũng khó có chỗ đứng, việc gìn giữ và lưu nghề truyền thống của làng, của ông cha để lại. Do đó, cần được sự quan tâm của chính quyền địa phương, đề ra các giải pháp để khôi phục lại làng nghề truyền thống, niềm tự hào của quê hương”.

Hoàng Yến

Tin liên quan

Giới thiệu sản phẩm lưu niệm độc đáo từ bộ tứ bảo vật của cố đô Huế

Giới thiệu sản phẩm lưu niệm độc đáo từ bộ tứ bảo vật của cố đô Huế

LNV - Ngày 18/12, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Công ty Comicola và Phygital Labs ra mắt khu vực trải nghiệm và giới thiệu dự án Đế đô khảo cổ ký tại khu vực nhà rường, Phủ nội vụ, Đại Nội Huế.

Tin mới hơn

Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất

Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất

LNV - Chuẩn bị nguồn nguyên liệu dồi dào, chất lượng, người dân nhiều làng nghề truyền thống ở Hà Tĩnh bước vào thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2025 với nhiều hy vọng mới.
Gốm Kim Lan - Di sản trường tồn cùng thời gian

Gốm Kim Lan - Di sản trường tồn cùng thời gian

LNV - Làng nghề gốm Kim Lan nằm ở xã Kim Lan, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời nổi tiếng của Việt Nam. Gốm Kim Lan có lịch sử phát triển hàng trăm năm, gắn liền với văn hóa, nghệ thuật và đời sống người dân nơi đây. Sản phẩm gốm Kim Lan không chỉ nổi bật bởi sự tinh xảo trong từng chi tiết mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa đặc sắc của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Quảng Nam: Những tác phẩm nghệ thuật độc đáo ở Làng Củi Lũ

Quảng Nam: Những tác phẩm nghệ thuật độc đáo ở Làng Củi Lũ

LNV - Thời gian gần đây, nhiều du khách đến thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam thường ghé đến Làng Củi Lũ để chiêm ngưỡng “sống ảo” trong không gian nghệ thuật, với hàng trăm tác phẩm độc đáo được “tái sinh” từ những thanh củi trôi dạt ở bờ biển, bờ sông qua bàn tay khéo léo tài hoa của người thợ.
Bàn tay vàng trong nghệ thuật khảm xà cừ - Từ tinh xảo đến tinh hoa

Bàn tay vàng trong nghệ thuật khảm xà cừ - Từ tinh xảo đến tinh hoa

LNV - Tinh hoa của nghề khảm xà cừ nằm trong từng chi tiết nhỏ, được chế tác một cách tỉ mỉ, thể hiện kỹ năng tinh xảo của người nghệ nhân. Với đôi bàn tay khéo léo của mình, nghệ nhân Nguyễn Phú Hà tại xã Xuân Thới Thượng (Hóc Môn, Hồ Chí Minh) đã tạo ra những sản phẩm mỹ nghệ không chỉ có giá trị kinh tế mà còn mang giá trị văn hóa, có sự kết nối sâu sắc giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.
Thúc đẩy kinh tế từ mô hình làng nghề

Thúc đẩy kinh tế từ mô hình làng nghề

LNV - Trong bối cảnh các làng nghề tại Hà Nội đang có đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng kinh tế cũng như tạo ra công việc cho hàng vạn lao động trên địa bàn Thủ đô, thời gian qua, TP Hà Nội đã có nhiều giải pháp để hỗ trợ gìn giữ và phát triển hiệu quả mô hình kinh tế từ các làng nghề trên địa bàn.
Bước chuyển mới của làng gốm Phù Lãng

Bước chuyển mới của làng gốm Phù Lãng

LNV - Những chính sách liên kết, hỗ trợ mở rộng thị trường và sự năng động, sáng tạo của những nghệ nhân, gốm Phù Lãng ( huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) đang có bước chuyển mình mạnh mẽ để đưa sản phẩm truyền thống Kinh Bắc đến với khách hàng trong và ngoài nước.

Tin khác

Làng nghề chuối khô Cà Mau

Làng nghề chuối khô Cà Mau

LNV - Không chỉ nổi tiếng với tôm khô, Cà Mau còn là vùng đất trồng chuối và có đặc sản chuối ép khô nổi tiếng vùng đồng bằng sông Cửu Long.
An Giang: Sức sống mới ở làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Khmer

An Giang: Sức sống mới ở làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Khmer

LNV - Liên kết cùng nhau sản xuất, hỗ trợ nâng cao tay nghề, phát triển các sản phẩm dệt truyền thống đạt chuẩn OCOP là cách mà các nghệ nhân làng dệt thổ cẩm Khmer (xã Văn Giáo, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang) đang thực hiện nhằm bảo tồn và mang lại sức sống mới cho nghề dệt truyền thống tồn tại hàng thế kỷ ở vùng Bảy Núi An Giang.
Hải Dương: Đưa bánh đa Lộ Cương vươn xa

Hải Dương: Đưa bánh đa Lộ Cương vươn xa

LNV - Làng bánh đa Lộ Cương, một trong những làng nghề lâu đời ở thành phố Hải Dương (tỉnh Hải Dương) mang đậm nét văn hóa đặc sắc của một không gian làng nghề Việt. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển và mở rộng mạnh mẽ của thành phố Hải Dương. Làng nghề bánh đa Lộ Cương cũng có nhiều thay đổi với những hướng đi, cách làm phù hợp nhằm giữ gìn và phát huy nghề truyền thống.
Nghệ An: Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái

Nghệ An: Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái

LNV - Ngày nay, trong cuộc sống hiện đại, với sự đa dạng của các sản phẩm hàng hóa khác nhau, nhưng những sản phẩm được làm từ thổ cẩm với hoa văn truyền thống như khăn piêu, những chiếc đệm, những tấm rèm che… vẫn được đồng bào giữ gìn phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình đồng thời giúp bảo lưu giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Đến nay, các sản phẩm này đã trở thành mặt hàng được nhiều du khách lựa chọn khi đến với Nghệ An.
Bình Định: Làng nghề truyền thống đan đát Trung Chánh mang sắc thái, hình dáng đặc trưng riêng

Bình Định: Làng nghề truyền thống đan đát Trung Chánh mang sắc thái, hình dáng đặc trưng riêng

LNV - Làng nghề truyền thống đan đát Trung Chánh, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa đại diện vùng miền, thể hiện đời sống văn hóa lễ hội truyền thống, sinh hoạt cộng đồng góp phần tạo diện mạo, bản sắc riêng của địa phương đạt tiêu chí bản sắc văn hóa dân tộc.
Lễ hội Đình Hậu: Sắc màu truyền thống và tinh hoa Cốm Làng Vòng

Lễ hội Đình Hậu: Sắc màu truyền thống và tinh hoa Cốm Làng Vòng

LNV - Sáng ngày 09/3/2025, trong không khí phấn khởi của mùa xuân mới, phường Dịch Vọng Hậu (quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ hội truyền thống Đình Hậu - Xuân Ất Tỵ 2025 và đón bằng công nhận "Nghề truyền thống Hà Nội" với nghề sản xuất Cốm Làng Vòng. Đây là sự kiện văn hóa quan trọng, không chỉ thể hiện sự tôn vinh các giá trị lịch sử mà còn khẳng định niềm tự hào về nghề cốm đặc trưng của người dân nơi đây.
Vĩnh Phúc: Phát triển và bảo tồn các làng nghề truyền thống: Thực trạng và giải pháp

Vĩnh Phúc: Phát triển và bảo tồn các làng nghề truyền thống: Thực trạng và giải pháp

LNV - Làng nghề truyền thống luôn đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc và tạo dựng cơ hội việc làm cho người dân. Để các làng nghề có thể phát triển bền vững, ngoài sự hỗ trợ của chính quyền, cộng đồng và các nghệ nhân cần có những bước đi đồng bộ trong việc bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và ứng dụng công nghệ vào sản xuất.
Hải Phòng: Phát huy bản sắc, giá trị làng nghề

Hải Phòng: Phát huy bản sắc, giá trị làng nghề

LNV - Thành phố Hải Phòng có nhiều nghề và làng nghề truyền thống mang đậm nét văn hóa bản địa, góp phần quan trọng tạo việc làm, hiệu quả kinh tế phục vụ đời sống nhân dân. Bên cạnh một số nghề truyền thống có xu hướng mai một dần thì cũng có nhiều làng nghề, nghề truyền thống chủ động tìm được hướng đi đúng đắn, phù hợp nhu cầu phát triển của thị trường nhờ sự hỗ trợ hiệu quả của các cấp, ngành, địa phương. Qua đó, góp phần gìn giữ, phát huy giá trị truyền thống, nét đặc trưng, riêng biệt, bản sắc độc đáo của các địa phương.
Làng nghề đan lát ở Vĩnh Long

Làng nghề đan lát ở Vĩnh Long

LNV - Nằm bên bờ sông Long Hồ, xã Hòa Tịnh, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long là xóm nghề đan đát rổ, rế từ tre trúc. Đây là một nghề truyền thống đã có từ lâu đời của người dân nơi đây. Nhờ sự tỉ mỉ, khéo léo của đôi bàn tay của người thợ, những chiếc rổ, rế từ tre trúc đã trở thành những sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của vùng sông nước miền Tây.
Điện Biên: Giữ lửa cho nghề rèn của người Mông

Điện Biên: Giữ lửa cho nghề rèn của người Mông

LNV - Nghề rèn của đồng bào dân tộc Mông ở tỉnh Điện Biên không chỉ thể hiện sự tài hoa khéo léo của người thợ khi cho ra lò những sản phẩm tinh xảo, có giá trị sử dụng cao, mà còn thể hiện nét riêng có về bản sắc văn hóa.
Cà Mau: Những người tâm huyết giữ nghề truyền thống lờ, lọp

Cà Mau: Những người tâm huyết giữ nghề truyền thống lờ, lọp

LNV - Về miền Tây Nam Bộ ai cũng biết nơi đây có một nét rất riêng biệt đó là lắm sông nhiều cá, nên nơi đây cũng sản sinh ra một làng nghề mang đậm chất đặc trưng sông nước đó là làng nghề đan lờ, lợp.
“Đòn bẩy” để Hà Nội bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề

“Đòn bẩy” để Hà Nội bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề

LNV - Làng nghề gốm sứ Bát Tràng và làng dệt Vạn Phúc là 2 làng nghề đầu tiên của Việt Nam trở thành thành viên Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo thế giới.
Nghề làm ngói Âm Dương ở Lũng Rì

Nghề làm ngói Âm Dương ở Lũng Rì

LNV - Xóm Lũng Rì, xã Tự Do, huyện Quảng Hòa cách TP. Cao Bằng khoảng trên 30km, đây là làng nghề làm ngói âm dương đã có hàng trăm năm tuổi. Ngói Lũng Rì được làm thủ công rất cẩn thận, màu sắc đẹp, dùng lợp mái nhà mát vào mùa hè ấm về mùa đông.
Trù phú làng nghề

Trù phú làng nghề

LNV - Toàn tỉnh Cà Mau có gần 40 làng nghề tiểu thủ công nghiệp được công nhận và nhiều làng nghề thực hiện mô hình gắn với phát triển du lịch như: chuối khô, tôm khô, khô cá bổi, dưa bồn bồn, trồng bí đỏ, đan mê bồ truyền thống, làm bánh phồng tôm, muối ba khía, nuôi thuỷ sản...
Bình Định: Làng nghề đan đát Phú Hiệp tạo ra sản phẩm mang bản sắc văn hóa

Bình Định: Làng nghề đan đát Phú Hiệp tạo ra sản phẩm mang bản sắc văn hóa

LNV - Thôn Phú Hiệp, xã Cát Tài, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định được coi là cái nôi của nghề đan đát, đây là một nghề bản địa với nguyên liệu sẵn có ở địa phương để làm ra các sản phẩm quen thuộc như: Thúng, nong, nia, rổ, sàn, dừng, lồng sen, cơi trầu, xiểng đám cưới.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Phú Thọ: Phát triển làng nghề tạo động lực cho kinh tế nông thôn

Phú Thọ: Phát triển làng nghề tạo động lực cho kinh tế nông thôn

LNV - Hiện nay, tỉnh Phú Thọ có hơn 70 làng nghề ổn định hoạt động, chủ yếu theo quy mô gia đình, với gần 7.000 hộ, 25 doanh nghiệp và 11 hợp tác xã, tạo việc làm cho gần 17.000 lao động. Tổng doanh thu từ các làng nghề ước đạt trên 1.000 tỷ đồng/năm. Các làng nghề đang tích cực sản xuất, hứa hẹn tạo ra sản phẩm chất lượng, góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy kinh tế nông thôn.
Phú Yên triển khai xây dựng nông thôn mới năm 2025

Phú Yên triển khai xây dựng nông thôn mới năm 2025

LNV - Năm 2025, tỉnh Phú Yên tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới, phấn đấu không còn xã dưới 15 tiêu chí, các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới tiếp tục phấn đấu nâng cao chất lượng các tiêu chí, xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu đi liền với đô
Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất

Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất

LNV - Chuẩn bị nguồn nguyên liệu dồi dào, chất lượng, người dân nhiều làng nghề truyền thống ở Hà Tĩnh bước vào thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2025 với nhiều hy vọng mới.
734 tác phẩm dự thi Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42

734 tác phẩm dự thi Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42

LNV - Tối 19/3, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Lễ khai mạc Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42 - năm 2025. Liên hoan lần này có 734 tác phẩm dự thi của 100 đơn vị hoạt động truyền hình trên cả nước.
Yên Bái: Huyện Trấn Yên có 19 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và nông thôn mới nâng cao

Yên Bái: Huyện Trấn Yên có 19 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và nông thôn mới nâng cao

LNV - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, huyện Trấn Yên đã huy động, lồng ghép có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, cùng với sự nỗ lực, đồng thuận và phát huy vai trò chủ thể của nhân dân trong việc thực hiện xây dựng NTM
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động