Nón lá làng Chuông với khao khát đổi mới để phát triển làng nghề
Để hoàn thiện được một chiếc nón, phải trải qua rất nhiều công đoạn, đòi hỏi người thợ phải thật sự khéo kéo, tỉ mỉ và kiên nhẫn. Một người thợ lành nghề, trong một ngày, chỉ có thể làm ra 1 chiếc nón lá tốt tính từ công đoạn rẽ lá, là lá, bứt vòng, quay nón, khâu, nức nón.
Để làm hoàn thiện được một chiếc nón phải mất khoảng 6-7 tiếng
Tuy mất nhiều thời gian và công sức mới làm ra được một chiếc nón nhưng thu nhập của người dân không cao, chính vì vậy những năm gần đây, nghề làm nón không còn là nghề chính của người dân nơi đây. Những người trẻ đa số đều bỏ nghề làm nón để làm những công việc có thu nhập cao hơn, chỉ còn những cụ già vẫn bám trụ lại với nghề.
Ông Phạm Việt Hùng, Chủ tich UBND xã Phương Trung cho biết: “Trước đây khi chưa hội nhập, gần như 100% người dân làng Chuông đều sống bằng nghề làm nón. Tuy nhiên hiện nay, nhiều ngành nghề phát triển có thu nhập cao hơn du nhập vào địa phương nên người dân đã bỏ nghề đi làm những công việc khác. Xã Phương Trung có khoảng 4.000 hộ gia đình hiện chỉ còn khoảng trên dưới 1000 hộ sản xuất nón”.
Đổi mới, đa dạng mẫu mã sản phẩm
Nhận thấy được những khó khăn, thách thức mà nghề truyền thống của địa phương đang gặp phải, những người nghệ nhân của làng nón Chuông luôn đau đáu, trăn trở phải làm sao để giữ nghề và phát triển nghề truyền thống của quê hương. Trong đó, nghệ nhân Tạ Thu Hương là một trong những người có công đi đầu trong việc nghiên cứu sáng tạo và đa dạng các mẫu mã nón để phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong xã hội hiện đại. Từ đó tạo thêm công ăn việc làm và đảm bảo đầu ra cho sản phẩm.
Nghệ nhân Tạ Thu Hương tham gia hội chợ làng nghề
Hiện nay cơ sở sản xuất nón của bà đã có hàng chục mẫu nón cách tân như nón bộ, nón chùm, nón xòe, nón Ôsin, nón Lâm Sung, nón nhuộm màu... Trong các sản phẩm nón mới, chiếc nón gây được chú ý nhiều hơn cả là nón lá lụa Hà Đông.
Nón lá trên lụa, sản phẩm được cấp chứng nhận OCOP 4 sao
Vẫn với quy trình làm nón truyền thống nhưng bên ngoài của chiếc nón này được bọc bởi một lớp lụa may áo dài truyền thống được sản xuất tại làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông. Nghệ nhân Tạ Thu Hương cho biết, lụa cần phải được chọn lọc kỹ lưỡng, phải đạt tiêu chuẩn sợi đều, lụa không được mỏng quá, lụa phải có ánh đẹp. Lụa cũng cần phải xử lý để không bị bay màu hay rách, bục khi nón được đội ngoài trời.
Từ thành công của nón lụa Hà Đông, bà Hương đang cùng một số cộng sự tiếp tục sáng tạo ra một oại nón mới từ lá sen. Những lá sen bánh tẻ, qua công đoạn xử lý riêng nhưng vẫn giữ nguyên hình dáng, chân thực tới từng gân, thớ lá… đã được các nghệ nhân khéo léo phủ lên bề mặt nón. Chị Hương hy vọng tới đây nón lá sen hương sắc Việt Nam sẽ được công chúng đón nhận nồng nhiệt.
Một số sản phẩm nón lá được cách tân và sáng tạo hơn
Năm 2020, 6 sản phẩm của cơ sở được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận OCOP 4 sao bao gồm: nón lá trắng kỹ đẹp, nón quai thao, nón lá già ghép sống, nón bóng kỹ đẹp, nón Thái, nón lá trên lụa. Từ làng Chuông, những chiếc nón lá mang đậm hồn cốt Việt do nghệ nhân Tạ Thu Hương sáng tạo đã theo du khách, không chỉ đi khắp tỉnh thành trong nước mà còn tới nhiều quốc gia từ châu Á, châu Âu, châu Mỹ.
Khát khao xây dựng điểm du lịch nón lá làng Chuông
Nghề làm nón ở làng Chuông đã có lịch sử hàng trăm năm nay. Tuy nghề làm nón hiện nay không còn là nghề chính nhưng người dân nơi đây chưa bao giờ có ý định bỏ đi cái nghề mà cha ông để lại. Bởi nó không chỉ là cái nghề, chiếc nón lá còn gắn liền với giá trị văn hóa của người dân làng Chuông nói riêng và bản sắc dân tộc Việt Nam nói chung.
Ý thức được ý nghĩa của việc gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống, người dân và chính quyền địa phương vẫn không ngừng tìm tòi và học hỏi để nâng cao vị thế và giá trị của chiếc nón lá làng Chuông.
Ông Lê Văn Hùng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phương Trung huyện Thanh Oai chia sẻ: “Hiện nay, trong thời buổi hội nhập, nhu cầu sử dụng nón lá thông dụng không nhiều. Nhận thức được điều đó, chính quyền chúng tôi cũng định hướng cho người dân dịch chuyển dần theo hướng phát triển du lịch làng nghề. Từ đó sản xuất thêm nhiều mẫu mã đa dạng phù hợp nhu cầu của khách du lịch”.
Ông Phạm Việt Hùng - Chủ tịch UBND xã Phương Trung cũng cho biết, địa phương cũng đã tham gia chương trình OCOP quốc gia để có cơ hội quảng bá thương hiệu nón làng Chuông. Bên cạnh đó chính quyền cũng tuyên truyền quảng bá sản phẩm trên các trang mạng xã hội, trang web của địa phương.
Từ khi tham gia chương trình OCOP quốc gia, các sản phẩm nón lá làng Chuông đã được mời tham dự rất nhiều hội chợ lớn nhỏ ở khắp các tỉnh thành, đặc biệt là các hội chợ giao lưu quốc tế được thành phố Hà Nội tổ chức. Ông Hùng cho biết đây là một cơ hội để giao lưu và quảng bá các sản phẩm nón lá làng Chuông tới khách hàng, đặc biệt là bạn bè quốc tế.
Dù là một làng nghề có bề dày lịch sử thế nhưng hiện nay làng Chuông vẫn chưa có một địa điểm để trưng bày và quảng bá các sản phẩm cho khách du lịch tới tham quan. Các đoàn khách tham quan còn rất ít và manh mún.
“Trong thời gian tới, địa phương rất mong muốn được các cấp chính quyền giúp đỡ thành lập một điểm trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm của làng nghề gắn liền với du lịch trải nghiệm. Để từ đó chính quyền có thể đưa ra những phương án nhằm phát triển mạnh mẽ hơn nữa du lịch làng nghề, giúp tăng thêm thu nhập cho người dân và quảng bá văn hóa làng nghề một cách bài bản và rộng rãi hơn”, chủ tịch xã Phương Trung chia sẻ.
Bài, ảnh: Ngọc Lệ
Tin liên quan
Tin mới hơn

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề
10:01 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh
09:24 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Khó nhọc nghề làm chổi đót Mỹ Thành
09:22 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 | 19/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 | 18/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề
13:36 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong
13:30 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ước Lễ làng nghề giò chả 500 tuổi
14:40 | 15/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: "Ông Dư bài chòi" một di sản sống của văn hóa làng biển Nhơn Hải
10:50 | 14/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ngày đất nước thống nhất qua lời kể người viết lại thời khắc lịch sử
10:54 Tin tức

Bình Định và Gia Lai thống nhất việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh
14:42 Tin tức

Công bố 50 tác phẩm văn học - nghệ thuật tiêu biểu của TP.HCM
14:42 Tin tức

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một
14:42 Tin tức

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
14:42 Tin tức