Ninh Bình: Xây dựng chương trình OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” hay (viết tắt là chương trình Ocop) đây là chương trình Quốc gia về tổ chức sản xuất kinh doanh sản phẩm hàng hóa mang tính đặc trưng, có lợi thế của địa phương đảm bảo chất lượng, đạt tiêu chuẩn theo các cấp độ từ 1 sao đến 5 sao. Các sản phẩm phái có nhãn mác, thương hiệu, có nguồn gốc rõ ràng. Hay nói cách khác đây là chương trình lấy xã làm đơn vị, khuyến khuyến khích mỗi xã chọn cho mình một sản phẩm tối thiểu đặc trưng riêng biệt để phát triển nhằm tăng nội sinh, phát triển kinh tế chủ lực của xã, tăng thu nhập kinh tế tại địa phương.
Tỉnh Ninh Bình nằm ở cực nam của Đồng bằng sông Hồng, là khu vực có nhiều lợi thế để phát triển ngành nông nghiệp do có địa hình đa dạng từ vùng núi, đồng bằng, đến ven biển. Khí hậu nhiệt đới, gió mùa, thời tiết hàng năm chia làm 4 mùa rõ rệt, có điều kiện thuận lợi để tỉnh phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của tỉnh phát triển khá toàn diện theo hướng tăng năng suất, nâng cao chất lượng.
Bên cạnh những lợi thế có được, tỉnh Ninh Bình đã hình thành một số vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn như: vùng sản xuất cây ăn quả, vùng sản xuất lúa chất lượng, vùng sản xuất chè, vùng sản xuất rau an toàn, rau nguyên liệu phục vụ chế biến; vùng nuôi ngao, tôm, cua thâm canh.
Theo kết quả báo cáo của UBND các huyện, thành phố tại thời điểm khảo sát tháng 6/2017, toàn tỉnh hiện có khoảng 33 sản phẩm thế mạnh, thuộc 06 nhóm sản phẩm. Trong đó: Nhóm thực phẩm 18 sản phẩm; Nhóm đồ uống 02 sản phẩm; Nhóm thảo dược 02 sản phẩm; Nhóm vải, may mặc 02 sản phẩm; Nhóm lưu niệm, nội thất, trang trí 05 sản phẩm; Nhóm Dịch vụ du lịch nông thôn bao gồm 4 hoạt động như: lữ hành, lưu trú, ăn uống, bán đồ lưu niệm... trong đó: có 13 sản phẩm đăng ký công bố chất lượng; 11 sản phẩm đã có đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ.
Với những lợi thế có được, đồng thời áp dụng những phương pháp khoa học công nghệ vào sản xuất, cùng thực hiện chương trình “mỗi xã một sản phẩm” tỉnh Ninh Bình hoàn toàn có thể phát triển kinh tế theo hướng nội sinh phấn đấu nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô và thị trường tiêu thụ hướng đến xuất khẩu. Qua đó, đảm bảo Chương trình vận động tự giác, hiệu quả trở thành một phong trào thi đua khởi nghiệp mạnh mẽ.
Một số sản phẩm OCOP chủ lực của tỉnh Ninh Bình.
Để chương trình đạt hiệu quả
Để chương trình có hiệu quả, tỉnh luôn tăng cường triển khai các hoạt động tuyên truyền để nâng cao nhận thức của hệ thống quản lý từ tỉnh, huyện, xã và sự hiểu biết của cộng đồng về Chương trình OCOP. Đưa nội dung thực hiện Đề án OCOP vào nghị quyết của địa phương, xây dựng website quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường, kêu gọi các nhà đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. Xây dựng các kênh tuyên truyền bao gồm: Chương trình truyền thông đại chúng cấp tỉnh, huyện, xã (truyền thanh, truyền hình, báo chí...); lồng ghép nội dung tại các buổi hội nghị, hội thảo cấp tỉnh, huyện, xã; xây dựng website quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường, kêu gọi các nhà đầu tư vào sản xuất, kinh doanh.
Bên cạnh đó, tỉnh còn xây dựng hệ thống quản lý thực hiện Chương trình kiện toàn Ban chỉ đạo chương trình, có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh. Hình thành đội ngũ chuyên gia giúp việc đúng tầm, có khả năng tham mưu và tổ chức triển khai thực hiện chương trình.
Ông Phạm Hồng Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn cho biết thêm tỉnh còn mời các chuyên gia có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực OCOP tư vấn về việc tổ chức triển khai thực hiện bảo đảm thành công Chương trình OCOP; tư vấn về chiến lược phát triển sản phẩm; xây dựng và triển khai các dự án thành phần, xây dựng mô hình điểm tại địa phương, tư vấn phát triển các tổ chức OCOP (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác) tại địa phương và thực hiện đồng bộ các cơ chế chính sách, huy động tối đa nguồn lực để thực hiện chương trình.
Qua đó, tỉnh còn áp dụng đồng bộ, thống nhất các cơ chế, chính sách hỗ trợ từ sản xuất, sơ chế, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, nhất là các cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, cải tiến mẫu mã, bao bì, máy móc, trang thiết bị, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng,... Xây dựng hệ thống đối tác hỗ trợ thực hiện đề án OCOP từ các doanh nghiệp tham gia trong chuỗi sản xuất, kinh doanh sản phẩm nhằm từng bước khẳng định thương hiệu các sản phẩm chủ lực của tỉnh, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với chương trình OCOP, hướng đến xây dựng thành công chương trình Ocop phát triển với mục tiêu xây dựng chương trình nông thôn mới quốc gia.
Bài và ảnh Hậu Nguyễn
Kỳ vọng của chương trình Ocop tại tỉnh Ninh Bình
Chương trình OCOP được kỳ vọng sẽ có nhiều tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế- xã hội nói chung, nông nghiệp và nông thôn mới nói riêng của tỉnh nhà: Về hiệu quả kinh tế: nâng cao giá trị sản xuất, doanh thu các mặc hàng, nhóm sản phẩm OCOP (thực phẩm, Đồ uống, Thảo dược, Vải và may mặc, Lưu niệm - nội thất - trang trí, Dịch vụ du lịch nông thôn) trên địa bàn toàn tỉnh (10-20% so với hiện nay). Từ đó, góp phần nâng cao giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, đảm bảo thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững nhằm hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020. Đặc biệt nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn, đảm bảo thực hiện thành công Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Chương trình OCOP sẽ tác động đồng bộ đến: phát triển nhân lực, gia tăng sản xuất sản phẩm, phát triển văn hóa, bản sắc, thế mạnh của các địa phương qua đó phát triển nông thôn theo hướng tổng thể bền vững, ổn định góp phần thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là xây dựng nông thôn kiểu mẫu. Chương trình còn tạo việc làm nâng cao thu nhập ổn định cho người dân, thông qua phát triển vùng nguyên liệu, tham gia gia sản xuất tại các cơ sở chế biến, kinh doanh…) hạn chế dân số nông thôn di cư ra thành phố. Góp phần tái cơ cấu nền kinh tế, phát triển các mô hình dịch vụ du lịch tại vùng nông thôn góp phần mở rộng không gian dịch vụ du lịch của tỉnh.
Tin liên quan
Tin mới hơn

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 Làng nghề, nghệ nhân

Đời sống mới ở xã Lê Lợi
09:30 Nông thôn mới

Dự báo, giá xăng, dầu giảm mạnh 6,8 - 7,5% trong ngày 3-7
09:29 Kinh tế

Trí thức trẻ Lê Bảo Hưng đam mê với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương
09:26 Kinh tế