Ninh Bình: Nghề dệt cói Kim Sơn phát triển
Để có được một sản phẩm cói mỹ nghệ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, kỹ thuật trồng và sản xuất cói của Kim Sơn cũng khá đặc biệt. Đó là cả một quy trình công phu, tỉ mỉ và chính xác ngay từ lúc trồng cói, thu hoạch cói, chọn cói, chẻ cói, phơi cói, nhuộm cói… cho đển khâu cuối cùng là đan, dệt cói và hoàn thiện sản phẩm.
Người dân Kim Sơn có đặc thù sống trong cái nôi làng nghề cói từ cách đây hàng trăm năm nên có đầy đủ tố chất của một người thợ thủ công chân chính, cần cù, chịu khó, đôi bàn tay khéo léo, sự nhạy bén, tính linh hoạt cao, và đam mê nghề nghiệp. Chính những tố chất này đã giúp cho họ tạo ra các sản phẩm đáp ứng được sự khắt khe của người tiêu dùng và nổi tiếng trong và ngoài nước.
Nét đặc thù của làng nghề ở vùng đất Kim Sơn này là tính chuyên sâu khá cao. Xóm 5 và xóm 6 chuyên đan làn và các mẫu nhỏ xuất khẩu, xóm 7A dệt chiếu là chính. Ngoài ra có những sản phẩm mĩ nghệ như hộp kiệu, hộp chùa Một Cột, giầy dép mẫu nhỏ chỉ có người làng Kim Trung mới làm đẹp.
Tùy vào từng công dụng hay mục đích sử dụng của các loại chiếu mà người dân ở đây còn sản xuất ra các loại chiếu như chiếu in hoa, chiếu cũi trẻ em, chiếu trải salo. Đây là những chiếc chiếu được dệt và in thủ công để bán cho người dân trong nước hay là các tham quan du lịch với đầy đủ loại kích cỡ khác nhau rất thuận tiện cho người mua.
Ngoài ra, người dân ở đây còn sản xuất ra được các loại hình sản phẩm như giỏ, hộp, túi xách tới dép cói, nón cói, ly, cốc, vali mini từ cói, khay đựng trái cây…Cũng như nhiều các loại vật dụng khác. Trong các sản phẩm hộp làm từ cói thì phải kể tới hộp đựng đồ nữ trang cỡ nhỏ, hộp đựng bút, hộp đựng chai rượu, hộp đèn, hộp thuốc, hộp lưu niệm… Những chiếc hộp này rất nhẹ, gọn dùng để làm trang trí, đựng vật dụng. Hay giỏ sách thì được sản xuất theo công dụng của nó như giỏ trái cây, giỏ để thức ăn, giỏ để đồ đạc, giỏ đi chợ… Những chiếc giỏ này rất bền, nó được trưng bày hầu hết ở các địa điểm du lịch tại nhà thờ đá Phát Diệm.
Dù trải qua bao thăng trầm của lịch sử, làng nghề cói Kim Sơn vẫn tồn tại và phát triển cho tới ngày nay.
Những đôi dép làm từ cói với nhiều mẫu mã rất bắt mắt như dép lê, dép xỏ ngón, dép tông… cũng rất thu hút khách du lịch vì họ có thể đi ở trong nhà rất nhẹ nhàng, không phát ra tiếng động hoặc họ dùng để trang trí giúp cho căn nhà giản gị và đậm chất nông thôn.
Đây là những yếu tố làm nên chất lượng sản phẩm cao cấp của Kim Sơn. Người dân Kim Sơn sớm có đặc thù sống trong cái nôi làm nghề cói từ cách đây hàng trăm năm nên có đầy đủ tố chất của người thợ thủ công chân chính, một bàn tay khéo léo, sự nhạy bén, tính linh hoạt cao, sự nhanh nhậy và đam mê nghề nghiệp. Những tố chất này gúp cho họ đáp ứng được những đòi hỏi dù là khắt khe của cơ chế thị trường. Chính điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đó đã tạo dựng nên nghề trồng cói, chế biến cói ở vùng đất này nổi tiếng xa gần và được người dân tin dùng.
Bà Nguyễn Thị Phượng hơn 40 năm gắn bó với nghề này, bà kể: “Ngày xưa khi bà sinh ra đã thấy ông bà làm nghề này rồi, ngày xưa thì chỉ có dùng cói để lợp nhà và dệt chiếu thôi. Nhưng giờ thì cói làm được nhiều loại hơn, như giỏ, làn, dép”.
Dù trải qua bao thăng trầm của lịch sử, làng nghề cói Kim Sơn vẫn ngày càng thể hiện được vị thế của mình, tồn tại và phát triển cho tới ngày nay. Các sản phẩm nơi đây rất đa dạng về mẫu mã, màu sắc, hoa văn lại vô cùng bắt mắt. Cho đến nay, sản phẩm cói mỹ nghệ Kim Sơn đã được xuất khẩu đến hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Nguyễn Loan
Tin liên quan
Tin mới hơn

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 Làng nghề, nghệ nhân

Đoài Phương hướng tới phát triển bền vững từ nông nghiệp, công nghiệp đến du lịch sinh thái
14:35 Nông thôn mới

Việt Nam sắp đón 14 Bộ trưởng châu Phi đến tìm hiểu chương trình OCOP
14:35 OCOP

Xây dựng các chi hội nông dân gắn với thế mạnh từng địa phương
14:35 Khuyến nông

Bún bò Huế được công nhận Di sản quốc gia
14:34 Tin tức