Ninh Bình: Đặc sản dứa Đồng Giao
Hiện nay, ở Tam Điệp, cây dứa chiếm 60% diện tích trồng các cây ăn quả, trong đó có 2 giống dứa chính là dứa Cayen và dứa Queen. Nhờ áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, nên sản lượng dứa thu hoạch qua hàng năm đều tăng nhanh. Sản phẩm từ dứa chủ yếu được chế biến thành dứa hộp và các sản phẩm nước dứa, đây là những mặt hàng xuất khẩu lớn, có giá trị kinh tế cao.
Dứa Đồng Giao là loại cây ăn quả đầu tiên được bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Ninh Bình
Sản phẩm dứa nơi đây nổi tiếng với vị ngọt đậm và hàm lượng chất dinh dưỡng cao (hàm lượng chất khô hòa tan: 12,71-14,03 0bx (dứa Cayene); 16,7-17,87 03 0bx (dứa Queen), hàm lượng vitamin C: 27,87-28,57 mg/100g (dứa Cayene); 26,52-27,10 mg/100g (dứa Queen), hàm lượng axit: 0,75-0,71% (dứa Cayene); 0,78-0,79 (dứa Queen).
Bên cạnh kinh nghiệm và bí quyết canh tác của người dân, các đặc tính này có được là nhờ điều kiện tự nhiên độc đáo của khu vực này: Vùng bán sơn địa, có mức độ phân cắt địa hình ít nên tạo sự đồng đều về khí hậu, tiêu thoát nước tốt, thuận lợi cho việc trồng và sản xuất cây dứa.
Đất đai nơi đây có hàm lượng sét cao, tầng mặt của đất tơi xốp, phù hợp với đặc điểm của cây dứa là có bộ rễ yếu, ăn nông và cần lượng nước cao.Ngoài ra, đây là khu vực có biên độ nhiệt ngày đêm lớn (4 - 6oC) và lượng bức xạ cao giúp tạo nên đặc điểm đặc thù cho sản phẩm dứa Đồng Giao.
Ngoài các yếu tố tự nhiên của khu vực địa lý, bí quyết canh tác, kỹ thuật sản xuất, thu hoạch và bảo quản sản phẩm của người sản xuất tại khu vực địa lý cũng góp phần tạo nên các đặc thù của sản phẩm dứa Đồng Giao.
Ngày 27/5/2019, Cục Sở hữu trí tuệ ban hành Quyết định số 2588/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00074 cho sản phẩm dứa Đồng Giao. Ủy ban nhân dân thành phố Tam Điệp là Tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này.
Dứa Đồng Giao chiếm phần lớn diện tích canh tác tại thành phố Tam Điệp
Dứa Đồng Giao là sản phẩm thứ hai ở Ninh Bình được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, sau sản phẩm thịt dê, và là loại cây ăn quả đầu tiên ở đây được bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Việc xây dựng thành công chỉ dẫn địa lý Đồng Giao cho sản phẩm dứa tỉnh Ninh Bình góp phần mở rộng sản xuất, nâng cao vị thế và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước, tăng khả năng xuất khẩu.
Khu vực địa lý bao gồm các xã Phú Long, Quảng Lạc thuộc huyện Nho Quan; Các xã Đông Sơn, Quang Sơn và các phường Trung Sơn, Nam Sơn thuộc thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.
Hiện tại, tỉnh Ninh Bình có một số doanh nghiệp chế biến dứa xuất khẩu, đã góp phần đẩy mạnh nghề trồng dứa phát triển. Đặc biệt, Công ty cổ phần TPXK Đồng Giao (DOVECO) - một trong 6 trung tâm chế biến thực phẩm quy mô nhất cả nước, mỗi năm tiêu thụ hàng chục nghìn tấn rau, hoa quả các loại, trong đó có sản phẩm từ dứa.
Hiện nay, DOVECO đã đưa dứa và các sản phẩm rau hoa quả khác của tỉnh đến với hơn 30 quốc gia, trong đó có những thị trường khó tính như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… Vì vậy, sản phẩm dứa sản xuất ra được đảm bảo tiêu thụ nhanh chóng với giá cả hợp lý, đảm bảo nguồn thu cho người nông dân. Nhờ phát triển bền vững cây dứa, nhiều hộ nông dân nơi đây có thu nhập từ 50-70 triệu đồng/ha, cá biệt có hộ thu nhập từ 80-100 triệu đồng/ha.
Dứa Đồng Giao được xem là cây trồng chủ đạo của người nông dân Ninh Bình. Trải qua bao nhiêu thăng trầm, đến nay cây dứa vẫn phát triển mạnh và là cây trồng chính cho thu nhập cao.
Bài, ảnh: Diệu Thu
Tin liên quan
Tin mới hơn

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội
10:44 Văn hóa - Xã hội

Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm động vật theo chuỗi liên kết: Nâng hiệu quả kiểm soát chất lượng thực phẩm
10:42 Kinh tế

Hà Nội chính thức cho phép khai thác đất bãi sông phục vụ nông nghiệp, du lịch
10:39 Du lịch làng nghề

Hà Nội lắp đặt, huy động 284 màn hình LED phục vụ lễ kỷ niệm Quốc khánh 2-9
10:36 Tin tức

Du lịch Gia Lai có lợi thế rừng vàng biển bạc, hệ sinh thái du lịch đa dạng
09:45 Du lịch làng nghề