Hà Nội: 25°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 31°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 31°C Thừa Thiên Huế

Ninh Bình: Cây cói và nghề dệt cói ở Kim Sơn

LNV - Nhắc đến Kim Sơn, ngoài địa danh nổi tiếng Nhà thờ đá Phát Diệm, nơi đây từ xa xưa đã là vùng đất có truyền thống trồng cói và làm hàng thủ công mỹ nghệ từ cây cói.
Truyền thuyết kể rằng: "Vào một buổi chiều thu nắng vàng như lụa, có một bầy tiên nữ đến chơi ở cửa biển này. Trước cảnh thiên nhiên kỳ thú, trời biển giao hòa, nàng tiên thứ bảy xinh đẹp nhất cắt mái tóc của mình ném xuống biển. Sóng vỗ đến đâu, tóc nàng trôi đến đó, gặp bãi đất bồi mọc lên thành cây cói".

Truyền thuyết là như vậy, nhưng một thực tế không ai phủ nhận đó là cây cói cùng với cây lúa gắn bó bao đời với người dân Kim Sơn. Cây cói còn là biểu tượng của những con người lấn biển, luôn trụ vững trước mọi thách thức nghiệt ngã của nước mặn, sóng gió, bão biển.

Trước đây cây cói được trồng xen với cây lúa, nhưng từ khi Đảng bộ Kim Sơn có Nghị quyết "Lúa lấn cói, cói lấn sú vẹt, sú vẹt lấn biển" và "Chuyển những diện tích trồng cói kém hiệu quả sang trồng lúa" và gần đây là phong trào nuôi trồng thủy sản nước lợ thì cây cói chỉ còn được trồng ở một số xã với diện tích khiêm tốn.


Phơi hàng cói xuất khẩu ở Kim Sơn. Ảnh: Anh Tuấn


Từ cây cói tròn mảnh mai, với bàn tay khéo léo và sức sáng tạo không ngừng theo năm tháng, người dân Kim Sơn đã tạo ra không biết bao nhiêu mặt hàng mỹ nghệ, gửi gắm trong đó tình cảm mặn mà, truyền thống lao động cần cù, sáng tạo để đến với mọi miền đất nước, đến với bạn bè các châu lục.

Ngược dòng lịch sử, nghề chế biến cói đã có từ lâu và nghề gắn liền với cây lúa, đánh bắt thủy, hải sản để nuôi sống người dân Kim Sơn. Nhưng nghề này được tổ chức một cách quy mô từ những năm đầu thế kỷ XX, với sự hỗ trợ của người Hoa đến đây lập nghiệp đã xây dựng một số xưởng dệt chiếu: Xưởng Hưng Lợi (ở phố Thủ Trung - Kim Chính), xưởng Xương Lợi (ở phố Trì Chính), xưởng Minh Tín (ở Trung Tràn, gần xí nghiệp Đại Đồng), xưởng Quản Hòa (ở phố Trì Chính) và xưởng Chủ Lợi (ở Hướng Đạo-Đồng Hướng).

Từ các xưởng này, lá chiếu Kim Sơn không những phục vụ đồng bào trong nước và cũng đã đến được các nước trên thế giới, trong đó có nước Pháp. Sau năm 1954, trên địa bàn huyện đã thành lập 3 xí nghiệp chiếu cói là Xí nghiệp Cộng Lực (phố Trì Chính), Xí nghiệp Cộng Hòa (Đại Đồng cũ) và Xí nghiệp Hòa Bình (thôn Đồng Bắc - Đồng Hướng) và 3 cơ sở nhỏ nằm trên địa bàn thị trấn Phát Diệm, chuyên cung cấp cói se là Trần Phú, ái Quốc, Minh Khai và sau đó tất cả các đơn vị này sáp nhập thành Xí nghiệp chiếu cói Đại Đồng.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Kim Sơn đã hình thành nhiều cơ sở chế biến cói, đó là: Xí nghiệp Đại Đồng, các HTX thủ công của các xã, thị trấn; Xí nghiệp chiếu cói Cồn Cỏ; các xí nghiệp: Năng Động, Đổi Mới, Quang Minh, Xuân Hòa… với tổng doanh thu mỗi năm đạt khoảng 250 tỷ đồng.

Đã xuất khẩu nhiều lô hàng tới các nước xã hội chủ nghĩa và Liên Xô thời kỳ trước năm 1990 và châu Âu, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…trong giai đoạn hiện nay. Từ đôi chiếu cải, chiếu hoa cho các gia đình đến chiếc làn, chiếc giỏ cho người đi chợ; rồi cốc, khay, đệm, đĩa… tất cả đã trở thành đồ dùng quen thuộc gắn bó với đời sống con người, trở thành nguồn sống của những người thợ thủ công Kim Sơn.

Bên cạnh hàng thủ công mỹ nghệ bằng cói, gần đây người dân Kim Sơn còn sáng tạo các đồ mỹ nghệ bằng thân cây bèo bồng, thân cây lúa thơm để xuất khẩu. Mặc dù có những khó khăn về phát triển diện tích trồng cói cũng như nghề chế biến cói vẫn được một số địa phương cũng như người dân huyện Kim Sơn gắn bó và đang nỗ lực duy trì.

Bài và ảnh: Trường Sinh

Tin liên quan

Tin mới hơn

Độc đáo nghề đắp tượng thú

Độc đáo nghề đắp tượng thú

LNV - Nằm ven đường DH2, thuộc thôn Phước Hưng, xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng, cơ sở đắp tượng của “nghệ nhân” Lương Văn Ngưu (55 tuổi) như một công viên thu nhỏ với các loài thú sinh động. Những chú hươu cao cổ, nai, voi, trâu, ngựa vằn… hiện lên chân thực, mang đến cảm giác như đang bước vào một khu bảo tồn thiên nhiên thu nhỏ.
Làng cói Kim Sơn

Làng cói Kim Sơn

LNV - Làng cói Kim Sơn (huyện Kim Sơn, Ninh Bình) đã từ lâu đã trở thành một dấu ấn trong bản sắc văn hóa của con người nơi đây. Nghề trồng cói, chế biến cói ở huyện Kim Sơn nổi tiếng xa gần và được người dân tiêu dùng trong và ngoài nước rất ưa chuộng.
Làng nghề Mỹ Nghiệp dệt hồn văn hóa Chăm

Làng nghề Mỹ Nghiệp dệt hồn văn hóa Chăm

LNV - Cách TP. Phan Rang - Tháp Chàm chừng 10 km về phía Nam, làng Mỹ Nghiệp hiện ra như một miền ký ức còn sống. Không ồn ào, không vội vã, nơi đây lưu giữ từng sợi chỉ, từng hoa văn, từng tiếng thoi đưa... như cách người Chăm gìn giữ linh hồn văn hóa mình qua bao thế kỷ.
Thanh Hóa: Hoàng Xá phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh

Thanh Hóa: Hoàng Xá phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh

LNV - Với người dân xã Hoàng Xá, huyện Thanh Thủy, tỉnh Thanh Hoá, cây cảnh không chỉ là thú chơi tao nhã mà còn là sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cao. Nhờ đôi tay khéo léo và sự nhạy bén trong nắm bắt thị trường, nhiều hộ dân đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp sang trồng và kinh doanh cây cảnh, biến niềm đam mê thành hướng đi làm giàu bền vững. Nghề trồng cây cảnh không chỉ tạo thu nhập ổn định mà còn góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn mới.
Bình Định: Người truyền lửa đam mê nghệ thuật Bài chòi

Bình Định: Người truyền lửa đam mê nghệ thuật Bài chòi

LNV - Nghệ nhân Nguyễn Rạng, Chủ nhiệm câu lạc bộ Nghệ thuật Bài chòi phường Hoài Thanh, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định không chỉ là người thực hành xuất sắc, mà còn là hạt nhân kết nối cộng đồng, truyền lửa cho thế hệ trẻ nối tiếp đam mê nghệ thuật Bài chòi.
Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm – Hồn cốt văn hóa của người Mông ở Pà Cò

Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm – Hồn cốt văn hóa của người Mông ở Pà Cò

LNV - Nghề truyền thống từng đứng bên bờ mai một, nay đang được đánh thức nhờ làn gió mới từ du lịch cộng đồng. Những đôi tay khéo léo của phụ nữ Mông lại cần mẫn bên khung cửi, dệt nên không chỉ những tấm vải lanh mà còn dệt cả niềm tự hào văn hóa dân tộc.

Tin khác

Cao Bằng: Làng nghề trồng đào Nam Phong 2, xã Hưng Đạo đón Bằng công nhận của UBND tỉnh

Cao Bằng: Làng nghề trồng đào Nam Phong 2, xã Hưng Đạo đón Bằng công nhận của UBND tỉnh

LNV - Chiều 20/5, UBND xã Hưng Đạo (Thành phố) tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM) và phong trào thi đua “Cả nước chung tay XDNTM” giai đoạn 2021 - 2025; đón Bằng công nhận Làng nghề trồng đào Nam Phong 2 của UBND tỉnh.
Giữ lửa nghề xưa giữa lòng quê Quảng Ngãi

Giữ lửa nghề xưa giữa lòng quê Quảng Ngãi

LNV - Giữa miền quê thanh bình ở xã Hành Nhân (Nghĩa Hành), lò nấu đường truyền thống “Ông Năm” luôn đỏ lửa mỗi tuần. Hương mật mía lan tỏa khắp nơi, gợi nhớ ký ức ngọt ngào của một thời gian khó, về một nghề truyền thống từng gắn bó với biết bao thế hệ.
Làng nghề truyền thống ở Quảng Hòa

Làng nghề truyền thống ở Quảng Hòa

LNV - Sâu trong những ngôi làng bình dị của huyện Quảng Hòa (Cao Bằng), những làng nghề truyền thống vẫn lặng lẽ giữ lửa qua bao thế hệ. Từ nghề làm ngói âm dương, làm giấy bản đến rèn dao, mỗi sản phẩm không chỉ là kết tinh của bàn tay khéo léo mà còn là minh chứng sống động cho bản sắc văn hóa địa phương. Giữa nhịp sống hiện đại, những làng nghề ấy đang từng bước hồi sinh, góp phần gìn giữ hồn quê và tạo sinh kế bền vững cho người dân.
Chuyện đũa tre của người Tày

Chuyện đũa tre của người Tày

LNV - Từ những ngày nông nhàn, đôi đũa tre của người Tày Chiêm Hóa đã trở thành sản phẩm mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều gia đình. Từ những lóng tre, cây vầu được chọn lựa tỉ mỉ, qua bàn tay tài hoa của những người thợ, đôi đũa mang đậm bản sắc văn hóa Tày đã tìm được chỗ đứng trên thị trường, góp phần giữ gìn nghề truyền thống và nâng cao đời sống cho người dân địa phương.
Nước mắm truyền thống kỳ vọng được bảo vệ

Nước mắm truyền thống kỳ vọng được bảo vệ

LNV - Sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, nhiều cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống tại Phú Quốc kỳ vọng 'cơ hội lớn' để tạo sự công bằng trên thị trường, đặc biệt với các sản phẩm truyền thống.
Nghệ nhân gìn giữ di sản cồng chiêng Tây Nguyên

Nghệ nhân gìn giữ di sản cồng chiêng Tây Nguyên

LNV - Giữa không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên - Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, có những con người đặc biệt được giao trọng trách gìn giữ những thanh âm của đại ngàn. Nghệ nhân Nay Phai, người con của mảnh đất Gia Lai, với tài năng và tâm huyết, không chỉ lưu truyền âm thanh đặc trưng của cồng chiêng, mà còn thổi vào từng tiếng ngân vang, làm sống lại sức sống mãnh liệt của di sản vô giá này.
Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng

Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng

LNV - Đồng bào Nùng ở thôn Bum Kẹn, xã Hùng Lợi, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) đến nay vẫn giữ được nghề truyền thống nhuộm vải chàm, đây cũng là nét văn hoá riêng và độc đáo ít nơi còn giữ được.
Thanh Hóa: Phát huy tiềm năng làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch

Thanh Hóa: Phát huy tiềm năng làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch

LNV - Không chỉ nổi tiếng bởi chất lượng sản phẩm, phần lớn các làng nghề của tỉnh Thanh Hóa vẫn còn lưu giữ những nét đẹp truyền thống thông qua các phong tục, tập quán và lễ hội, nhất là nhiều làng nghề nằm trên các tuyến du lịch của tỉnh, thuận lợi cho việc đưa khách đến tìm hiểu, tham quan.
Làng nghề thêu Xuân Nẻo Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương

Làng nghề thêu Xuân Nẻo Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương

LNV - Làng Xuân Nẻo, xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) là một trong những địa phương còn giữ được nghề thêu tay truyền thống có tuổi đời hơn 100 năm. Từng là sinh kế chính của hàng trăm hộ dân, nghề thêu Xuân Nẻo không chỉ góp phần phát triển kinh tế mà còn mang giá trị văn hóa đặc trưng của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ.
“Giữ lửa” nghề làm trống Đọi Tam

“Giữ lửa” nghề làm trống Đọi Tam

LNV - Làng Đọi Tam thuộc xã Ðọi Sơn, huyện Duy Tiên (tỉnh Hà Nam) nổi tiếng với nghề làm trống độc đáo. Nơi đây đã gìn giữ và phát triển nghề làm trống qua bao thế hệ. Làng nằm ở phía Tây Bắc chân núi, phía giữa vẫn còn ngôi đình cổ thờ thành hoàng là hai ông tổ nghề. Với lịch sử phát triển hơn 1.000 năm, làng nghề ngày hôm nay vẫn được duy trì và phát triển với những người con quê hương Đọi Tam là những nghệ nhân, thợ giỏi.
Giới trẻ gìn giữ món bánh truyền thống

Giới trẻ gìn giữ món bánh truyền thống

LNV - Tại làng Gàu, xã Cửu Cao, Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, bánh chưng bánh giầy không chỉ là một sản phẩm, mà còn là niềm tự hào của làng nghề.
Khi làng nghề chạm ngõ hàng hiệu: Ai đang mua - đang bán?

Khi làng nghề chạm ngõ hàng hiệu: Ai đang mua - đang bán?

LNV - Hàng hiệu hay hàng nhái? Khi cái tên “Gucci” xuất hiện ở một cụm công nghiệp làng nghề, câu hỏi đầu tiên không phải là giá trị, mà là độ tin cậy. Hàng thật hay hàng giả - đôi khi không nằm ở chất liệu hay mẫu mã, mà nằm ở cái tên ai có quyền sử dụng. Và ở đó, pháp luật là thước đo duy nhất.
Nghề làm bánh cuốn ở Mão Điền

Nghề làm bánh cuốn ở Mão Điền

LNV - Bánh cuốn Mão Điền (TX Thuận Thành) từ lâu đã trở thành món ăn truyền thống, độc đáo của người dân xứ Kinh Bắc. Để duy trì và phát triển nghề làm bánh cuốn, xã Mão Điền đang phối hợp với các ngành chức năng có chính sách hỗ trợ người làm bánh, từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.
Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na ở Bình Định

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na ở Bình Định

LNV - Tại hai làng nghề truyền thống Hà Văn Trên (huyện Vân Canh) và Hà Ri (huyện Vĩnh Thạnh), đồng bào Ba Na vẫn miệt mài bên khung dệt, gìn giữ tinh hoa văn hóa thổ cẩm. Với sự hỗ trợ từ Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia, nghề dệt nơi đây đang hồi sinh mạnh mẽ, trở thành điểm tựa kinh tế và văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng.
Đan Phượng: Diễn tập chữa cháy tại làng nghề chế biến lâm sản

Đan Phượng: Diễn tập chữa cháy tại làng nghề chế biến lâm sản

LNV - Chiều 14-5, Tổ địa bàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) Đan Phượng (Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an thành phố Hà Nội) phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức diễn tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại xã Liên Trung, huyện Đan Phượng.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Độc đáo nghề đắp tượng thú

Độc đáo nghề đắp tượng thú

LNV - Nằm ven đường DH2, thuộc thôn Phước Hưng, xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng, cơ sở đắp tượng của “nghệ nhân” Lương Văn Ngưu (55 tuổi) như một công viên thu nhỏ với các loài thú sinh động. Những chú hươu cao cổ, nai, voi, trâu, ngựa vằn… hiện lên chân thực, mang đến cảm giác như đang bước vào một khu bảo tồn thiên nhiên thu nhỏ.
Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”

Làng nghề với bài toán “chuyển đổi xanh”

LNV - Xây dựng mô hình “chuyển đổi xanh”, khuyến khích ứng dụng khoa học, công nghệ vào quá trình sản xuất, giảm phát thải chất độc hại đang được coi là hướng mở có tín hiệu khả quan, để giải “bài toán khó” ô nhiễm môi trường làng nghề vốn vẫn là mối lo chung của không ít địa phương từ nhiều năm nay. Dẫu vậy, việc triển khai các giải pháp này vẫn là điều không dễ...
Làng cói Kim Sơn

Làng cói Kim Sơn

LNV - Làng cói Kim Sơn (huyện Kim Sơn, Ninh Bình) đã từ lâu đã trở thành một dấu ấn trong bản sắc văn hóa của con người nơi đây. Nghề trồng cói, chế biến cói ở huyện Kim Sơn nổi tiếng xa gần và được người dân tiêu dùng trong và ngoài nước rất ưa chuộng.
Gìn giữ và phát huy nghệ thuật hát bài chòi bả trạo

Gìn giữ và phát huy nghệ thuật hát bài chòi bả trạo

LNV - Về xã Bình Thuận, (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi), du khách sẽ được hòa mình vào không gian nghệ thuật dân gian độc đáo với những làn điệu dân ca bài chòi, bả trạo - di sản văn hóa lâu đời của ngư dân vùng Duyên hải miền Trung. Nơi đây còn được xem là một điểm sáng trong việc gìn giữ và phát huy loại hình nghệ thuật này, với sự góp mặt của Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Văn Thu.
Phú Yên: Xã Hòa Phong về đích nông thôn mới kiểu mẫu

Phú Yên: Xã Hòa Phong về đích nông thôn mới kiểu mẫu

LNV - Sau nhiều năm nỗ lực, xã Hòa Phong huyện Tây Hòa (tỉnh Phú Yên) đã về đích nông thôn mới kiểu mẫu, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao.
Giao diện di động