Niềm tự hào của làng hương sạch Quốc Tuấn
Tranh thủ trời nắng, anh Vũ Thế Hoàng, chủ cơ sở hương trầm Hoàng Tuyết (Thôn Lương Gián, Quốc Tuấn) miệt mài chở từng xe ba gác xếp đầy các bó hương vừa se đi phơi. Người thợ làm hương sống nhờ vào thời tiết. Que hương phải được phơi mình dưới nắng trời 1-2 ngày mới cháy đều và lưu hương. Những mẻ hương thành phẩm được anh Hoàng đem phơi, bung tỏa như những đóa hoa trên con đường dẫn vào thôn Lương Gián. Khắp các thôn làm hương truyền thống của xã Quốc Tuấn đều được nhuộm đỏ bởi những thảm hương như thế, như một tín hiệu để du khách nhận ra làng nghề.
Từ lâu, nén hương đã trở thành gạch nối tâm linh trong tín ngưỡng người Việt. Với truyền thống làng nghề lâu đời, sản phẩm hương Quốc Tuấn đã có mặt ở khắp các tỉnh thành trên cả nước, đôi khi còn xuất sang một số nước trong khu vực như Indonesia, Malaysia, Singapore,…
Anh Vũ Thế Hoàng phơi mẻ hương mới se.
Để làm ra một que hương hoàn chỉnh, người thợ cần trải qua nhiều công đoạn từ vót tre, nghiền nguyên liệu, đảo trộn bột, se hương đến phơi nắng và đóng gói. Kỹ thuật làm hương không quá phức tạp, nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ. Nhờ giữ được nghề truyền thống, những cơ sở làm hương lớn nhỏ ở thôn Lương Gián, xã Quốc Tuấn đã tạo việc làm cho nhiều người lao động địa phương.
Tâm huyết với hương sạch
Trước bối cảnh thị trường bị bão hòa bởi các loại hương tẩm hóa chất, chất lượng không cao, các hộ làm hương của xã Quốc Tuấn vẫn kiên quyết gắn bó với hương sạch.
Trong không gian xưởng sản xuất hương Nghĩa Vinh (Thôn Lương Gián, xã Quốc Tuấn), chị Lê Thị Trọn Nghĩa chủ cơ sở, tự hào chia sẻ về nguồn nguyên liệu để tạo nên những que hương sạch: “Mỗi gia đình ở xã Quốc Tuấn có một bí quyết pha hương, từ đó cho ra mùi thơm khác nhau, nhưng đều hướng tới tiêu chí an toàn, không độc hại. Hương của nhà tôi được làm từ các nguyên liệu tự nhiên như vỏ bưởi, lá mía, hồi, quế và phải nghiên cứu, thay đổi nhiều lần để ra công thức trộn bột chất lượng”.
Máy làm hương giúp người thợ tiết kiệm công sức lao động.
Nhờ nguyên liệu tự nhiên, hương thành phẩm có mùi thơm thanh dịu, không gắt, nhà xưởng theo đó cũng không nặng mùi hóa chất, ít ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ của công nhân.
Anh Vũ Thế Hoàng thì mạnh mẽ khẳng định : “Nhiều người không biết nên tưởng cứ làm hương là độc hại. Bột làm hương nhà tôi được xay và nghiền từ 28 loại thuốc bắc, một chút hóa chất cũng không. Xưởng cũng là nhà ở, nếu độc hại gia đình tôi sao dám ăn cùng, ở cùng xưởng hương chứ.
Cơ giới hóa sản xuất
Trước đây, làm hương được coi là công việc nặng nhọc vì phải thực hiện thủ công hoàn toàn, trong khi số lượng sản phẩm tạo ra trong ngày không nhiều. Vất vả nhất là công đoạn bắn hương, người thợ phải cầm từng que một mà vê cho bột bám dính đều vào que. Ngày nay, máy làm hương, máy nghiền, máy trộn đã phổ biến trong các xưởng hương ở Quốc Tuấn giúp tiết kiệm công sức lao động, tạo ra năng suất cao hơn.
Theo chị Lê Thị Minh (45 tuổi), một công nhân của xưởng hương Nghĩa Vinh, công việc làm hương hiện nay cho chị thu nhập 4-5 triệu đồng/tháng, tính chất tương đối nhàn hạ và phù hợp với sức khỏe của chị, thời gian lại linh hoạt nên vẫn có thể tranh thủ làm thêm việc khác.
Nhờ năng suất và chất lượng sản phẩm ổn định, vào những năm kinh doanh thuận lợi, chị Lê Thị Trọn Nghĩa có thể xuất bán hàng nghìn thùng hàng một năm, mỗi thùng khoảng 1,3 vạn que hương. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, lượng hàng bán ra có phần giảm sút. Sản xuất hương là nghề làm quanh năm, nhưng cao điểm là các tháng cuối năm nhằm phục vụ cho dịp lễ tết cổ truyền và các lễ hội đầu xuân năm mới. Hiện tại, các hộ làm hương ở xã Quốc Tuấn cũng chuẩn bị bước vào thời kỳ cao điểm của sản xuất.
Bài và ảnh: Quỳnh Thư
Tin liên quan
Tin mới hơn

Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ
15:04 | 15/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Đưa sản phẩm làng nghề đến gần hơn với thế giới
15:03 | 15/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Trăn trở nghề hấp cá ở xã Cửa Việt
10:42 | 15/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đặc sản Hà Nội - Bánh gai làng Giá
10:11 | 14/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời
11:55 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ
15:04 Làng nghề, nghệ nhân

Cà Mau có 2 sản phẩm muối đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia
15:04 OCOP

HTX năng động - động lực then chốt trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Ninh
15:04 Nông thôn mới

Phát triển OCOP: 3 thay đổi lớn
15:03 Tin tức

Chương trình mục tiêu quốc gia tạo chuyển biến mạnh trong giáo dục vùng cao
15:03 Nông thôn mới