Những người lưu giữ nét đẹp nghề đan lát ở Lâm Hà
Họ là những người con Hà Nam, theo bố mẹ di dân vào Lâm Hà – Lâm Đồng những năm sau giải phóng theo diện đi xây dựng vùng kinh tế mới. Vốn có nghề mây tre đan truyền thống từ quê, khi vào lập vùng kinh tế mới, họ tiếp tục phát triển nghề của cha ông để lại. Sau một thời gian, thấy bà con nuôi tằm dùng nhiều nong, né mà phải mua xa, họ bắt đầu chuyển sang nghề làm nong, né phục vụ cho làng nuôi tằm.
Trước đây khi nhu cầu mua của người dân cao, có khoảng hơn 20 hộ theo nghề. Khi ấy xóm nhộn nhịp người đến mua, có người từ tỉnh khác biết đến xóm cũng không ngại đường xa đến đặt làm số lượng lớn, 2 đến 3 nhà phải cùng nhau làm cho kịp thời gian giao cho khách. Đến nay, xóm đan lát đã tồn tại được gần 30 năm.
Cái nong, cái né… từ những đôi tay khéo léo
Các sản phẩm của xóm đan lát được làm từ lồ ô - một loại cây họ tre. Lồ ô được nhập từ Đắk Lắk, sau đó đem phơi khô và ngâm để tránh mối mọt.
Lồ ô sau khi nhập về được đem đi phơi tăng độ bền cho sản phẩm.
Do đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo néo nên tất cả các công đoạn của nghề đan nong, né vẫn phải làm bằng phương pháp thủ công thông qua đôi tay của người thợ. Để làm nên một sản phẩm, đối với người thợ đan lát đó là một nghệ thuật. Đặc biệt, đối với sản phẩm tre càng đòi hỏi nhiều công phu, tỉ mỉ, qua nhiều công đoạn của người thợ mới tạo nên được như: chẻ lồ ô, đan ruột, lên cạp,…. Đối với nghề đan, lên cạp là công đoạn cực nhất vì cần sức khỏe và phải chắc. Trung bình một ngày người thành thạo nghề có thể đan được 2 – 3 cái nong. Một bộ nong né người dân sử dụng được khoảng 3 – 4 năm.
Xóm đan không còn “thịnh vượng” như xưa
Những năm trở lại đây, để tiện lợi và hiệu quả hơn, người nuôi tằm chuyển qua dùng né gỗ thay cho né truyền thống làm bằng tre. Theo người nuôi tằm, việc dùng né gỗ giúp tiết kiệm thời gian thu hoạch kén và đem lại thu nhập cao hơn so với né tre.
“Dạo này người nuôi tằm ít sử dụng nong, né làm bằng tre lắm. Giờ người ta dùng né gỗ với sàn sắt hết rồi”, bà Nguyễn Thị Thìn (72 tuổi) chia sẻ và cho biết, chính vì nhu cầu mua ngày càng giảm, các hộ gia đình trong xóm đan này cũng bỏ nghề dần. Hiện nay chỉ còn lại hơn chục hộ bám nghề để gìn giữ nghề đan lát truyền thống của cha ông để lại.
Bà Nguyễn Thị Thìn, một người nhiều tuổi nghề trong xóm đan lát ở huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng
Với đôi tay nhanh thoăn thoắt đang chẻ từng cây lồ ô, chị Nguyễn Thị Tấm (44 tuổi) cho biết bà con trong xóm vẫn sống chủ yếu với nghề nông. Nghề đan nong, né được bà con coi là nghề phụ, làm vào những ngày rảnh rỗi để giữ nghề và kiếm thêm thu nhập. Tuy nhiên, bây giờ xóm chỉ còn vài hộ tầm trung tuổi, còn lại hầu hết là các ông bà lớn tuổi bám nghề.
“Giờ lớp trẻ bỏ nghề, đi học, làm công nhân xí nghiệp hết rồi. Giờ bọn trẻ nó không thích ở nhà ngồi một chỗ làm mấy cái này đâu", chị Tấm tâm sự.
Chị Nguyễn Thị Tấm chẻ lồ ô để đan.
Ngoài những sản phẩm phục vụ bà con nuôi tằm, xóm đan còn tạo ra nhiều sản phẩm nhằm thu hút khách du lịch. Được biết xóm đan có địa thế thuận lợi, nằm ngay trên trục đường chính từ Đà Lạt xuống Nam Ban, do đó, nếu đi cung đường này du khách có thể ngắm nhìn những sản phẩm mỹ nghệ được người dân trưng bày trước sân.
Một số sản phẩm khác của xóm đan.
Những năm về trước, đây là một địa điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Tưởng chừng như có thể góp phần phát triển du lịch địa phương, nhưng từ khi dịch Covid-19 bùng phát, du khách đến tham quan ngày càng thưa thớt, chỉ lác đác ít người tò mò dừng chân ghé tham quan.
Bài, ảnh: Phương Tâm
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP