Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
![]() |
Lò lu Đại Hưng là lò gốm lâu đời nhất tại tỉnh Bình Dương, nổi tiếng với những sản phẩm về lu, chum, vại |
Lò lu Đại Hưng (TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) là lò gốm lâu đời có bề dày lên đến hàng trăm năm với các sản phẩm chủ lực là lu, chum, vại,... phục vụ cho công cuộc sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp và đời sống hàng ngày của người dân. Lò gốm lâu đời này hiện vẫn giữ cách thức sản xuất thủ công truyền thống. Vào tháng 10/2006, lò lu Đại Hưng đã được UBND tỉnh Bình Dương công nhận là di tích cấp tỉnh - danh hiệu xứng đáng với những giá trị lịch sử và văn hóa lưu giữ. Các sản phẩm gốm từ lò lu không chỉ có giá trị sử dụng mà còn phản ánh sự tài hoa và đam mê của người nghệ nhân, người thợ làm nghề nơi đây.
Theo ghi nhận của phóng viên, nghề làm gốm được lưu truyền và gìn giữ qua nhiều thập kỷ, hiện đã trải qua 6 đời, người kế thừa gần nhất là ông Bùi Văn Giang (70 tuổi, biệt danh Tám Giang) – một nghệ nhân đã gắn bó với nghề “thổi hồn cho đất” từ khi còn bé. Trải qua thời gian cùng những thăng trầm lịch sử cũng như thay đổi của đời sống - xã hội, lò lu Đại Hưng vẫn giữ cách thức sản xuất thủ công truyền thống, không sử dụng máy móc (trừ khâu làm đất) trong khi một số cơ sở gốm khác ít nhiều chuyển hướng sang cơ giới hoá.
![]() |
Người thợ làm gốm tại lò lu Đại Hưng vẫn kiên trì truyền dạy nghề cho thế sau nhằm duy trì làng nghề truyền thống của cha ông |
Để làm ra một sản phẩm lu hay khạp hoàn chỉnh, ông Giang cho biết cần trải qua rất nhiều công đoạn công phu từ trộn đất, nặn hình cho đến phơi khô, tráng men rồi đem nung. Nhìn thì đơn giản nhưng để gắn bó lâu dài và tạo nên những sản phẩm chất lượng cần phải có cái tâm và sự yêu nghề sâu sắc. Cụ thể, người thợ thường bắt đầu bằng việc chọn đất sét, xử lý qua máy để đảm bảo nhuyễn mịn. Sản phẩm được tạo hình bằng phương pháp thủ công hoặc khuôn quay, rồi làm mịn và trang trí nếu cần. Sau khi phơi khô, người thợ sẽ tiến hành kiểm tra, sửa lỗi và tráng men lên bề mặt sản phẩm. Cuối cùng, nó được nung trong lò với nhiệt độ 1.200 - 1.300°C trong 4 - 6 giờ để đạt độ cứng, bền chắc. Lò lu Đại Hưng nổi tiếng với kỹ thuật nung truyền thống, giúp sản phẩm có màu sắc tự nhiên, cứng cáp và bền bỉ.
Trong dịp Tết Giáp Thìn 2024, lò lu Đại Hưng vinh dự trở thành đơn vị tham gia chế tác nên linh vật rồng của tỉnh Bình Dương – sản phẩm hoàn toàn từ gốm sứ, nổi bật là phần thân với gần 100 chiếc lu sản xuất thủ công từ cơ sở. Ngày 4/3/2024, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam thuộc Liên minh Kỷ lục thế giới (Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam) đã xác lập kỷ lục cho cặp rồng lu của địa phương là sản phẩm được chế tác từ lu, hũ gốm nung thủ công nhiều nhất Việt Nam – một sự kiện đáng tự hào của cơ sở, ông Giang nhớ lại.
![]() |
Nhiều người thợ lành nghề cho biết đã tiếp xúc với công việc làm gốm từ khi còn nhỏ, quen việc nên không có ý định thay đổi, bất chấp công việc vất vả, nhiều bấp bênh |
Đằng sau những sản phẩm gốm chất lượng là sự miệt mài phấn đấu không ngừng của những nghệ nhân, người thợ làm nghề kiên trì, bất chấp những khó khăn do sự phát triển của công nghệ và thị trường hiện đại. Chia sẻ về những khó khăn hiện nay của cơ sở cũng như phần lớn làng nghề truyền thông nói chung, ông Bùi Văn Giang cho biết: “Dù thu nhập không cao, công việc gốm đã ăn sâu vào máu người dân nơi đây nhờ tiếp xúc với nó từ bé và dần trở nên yêu nghề. Do đó, nhiều người vẫn kiên trì, nỗ lực truyền dạy lại cho thế sau nhằm duy trì làng nghề của cha ông.”
Trao đổi với chúng tôi, chị Hậu (44 tuổi) – một người phụ nữ đã có 10 năm làm nghề tại lò lu Đại Hưng chia sẻ: “Tôi đã được mẹ cho tiếp xúc với nghề từ khi còn trẻ, cứ làm rồi gắn bó với nghề khi nào không hay. Quen việc nên cũng không có ý định thay đổi nghề khác hay môi trường mới”.
![]() |
Đa số những nghệ nhân ở nơi đây đều tiếp xúc với nghề từ khi còn trẻ, do người thân thế hệ trước truyền dạy, cái nghề gốm như lớn lên cùng tuổi thơ và gắn bó với cả cuộc đời của họ. Cho đến nay, những người nghệ nhân ấy vẫn tiếp tục kiên trì trước sứ mệnh gìn giữ và lan tỏa nghề truyền thống cho những thế hệ mai sau học hỏi và phát huy những nét đẹp truyền thống mà cha ông ta để lại.
Tin liên quan

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 | 18/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong
13:30 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề
10:01 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh
09:24 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Khó nhọc nghề làm chổi đót Mỹ Thành
09:22 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 | 19/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề
13:36 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ước Lễ làng nghề giò chả 500 tuổi
14:40 | 15/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: "Ông Dư bài chòi" một di sản sống của văn hóa làng biển Nhơn Hải
10:50 | 14/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Bá Dương Nội đón nhận danh hiệu: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và nghề truyền thống Hà Nội
18:00 | 12/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh
14:45 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ giỗ tổ Hùng Vương 2025 Trang nghiêm - Thành kính - Gắn kết triệu con tim đất Việt
14:35 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới
14:37 Tin tức

Nhiều hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
14:37 Tin tức

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào
14:36 Văn hóa - Xã hội

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 Làng nghề, nghệ nhân