Những người chắp cánh cho tinh hoa làng nghề bay xa
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Tĩnh là một “lão làng” trong nghề mây tre đan ở làng mây tre đan Phú Vinh (xã Phú Nghĩa huyện Chương Mỹ, Hà Nội). Ông phối hợp với Công viên Thiên đường Bảo Sơn mở xưởng sản xuất. Hằng ngày, 5 người thợ đến Công viên Thiên đường Bảo Sơn (Hà Nội) sản xuất như ở làng nghề chứ không phải chỉ đến đó trình diễn. Với mô hình liên kết này hy vọng vừa mở ra một kênh bán hàng hiệu quả cho sản phẩm truyền thống, vừa thu hút khách du lịch đến công viên trải nghiệm văn hóa nghề độc đáo.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh đã tham gia nhiều hội chợ, triển lãm trong nước, quốc tế với nhiều đơn đặt hàng nên tiếng tăm của cơ sở được truyền đi xa, nhiều người biết đến. Đặc biệt, trong bối cảnh internet phát triển, sản phẩm của gia đình ông Tĩnh, Công ty TNHH Mây tre đan Việt Quang cũng có điều kiện thuận lợi để vươn xa hơn. Tuy nhiên, hiện phần lớn sản lượng của công ty vẫn được xuất khẩu qua một đơn vị thu gom, đặt hàng. Vì vậy, ông Tĩnh rất trăn trở là “làm sao tự tay mình xuất khẩu được hàng trực tiếp đi các nước?”.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh, làng nghề mây tre đan Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ.
Hiện toàn xã Phú Nghĩa, có 7 làng nghề truyền thống mây tre đan, mỗi năm doanh thu từ sản phẩm làng nghề đạt gần 100 tỷ đồng.
Nghệ nhân ưu tú Phạm Khắc Hà, Chủ tịch Hội Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc cũng là người góp phần bảo tồn và đưa tinh hoa của làng nghề lụa Hà Đông bay xa. Miết tay trên cây lụa, ông Hà chỉ vào dòng chữ “Lụa Hà Đông”, cho biết: “Trông đơn giản thôi, nhưng không dễ gắn lên sản phẩm của mình đâu...”. Bởi, trước đây, làng nghề chưa quan tâm xây dựng thương hiệu, khi gắn tên sản phẩm là phải thay cả loạt phôi mẫu. Hiện nay, cả làng Vạn Phúc chỉ còn khoảng 300 máy dệt lụa và 5 doanh nghiệp.
Mặc dù mỗi năm Vạn Phúc thu hút 15.000 lượt khách du lịch nước ngoài, hơn 70.000 lượt người trong nước, song các đơn hàng xuất khẩu trực tiếp rất ít. Chẳng hạn, mới đây Công ty TNHH Dệt lụa tơ tằm Phúc Hưng của gia đình ông Hà xuất 1.000m lụa cho một khách người Bỉ. Ông Hà cho rằng, các doanh nghiệp Vạn Phúc chưa đảm đương được đơn hàng lớn, bởi quy mô tổ chức sản xuất còn nhỏ lẻ; sản phẩm chưa đồng đều theo tiêu chuẩn công nghiệp, đặc thù sản phẩm làm thủ công…
Thúc đẩy và kết nối
Nhiều năm nay, diện mạo của những làng nghề đã có sự thay đổi lớn, các sản phẩm thủ công truyền thống đã được người tiêu dùng biết đến. Có được kết quả này là nhờ sự nỗ lực của mỗi người dân làng nghề, chính quyền địa phương, đặc biệt là hiệu quả của chương trình hỗ trợ xúc tiến thương mại của các cấp, ngành.
Hà Nội hiện là nơi hội tụ, kết tinh nhiều làng nghề truyền thống nhất cả nước, với 1.350 làng. Để hỗ trợ, thúc đẩy phát triển giá trị làng nghề, hằng năm, thành phố Hà Nội đã có nhiều hoạt động hỗ trợ làng nghề phát triển, nhất là hỗ trợ xúc tiến thương mại thông qua các chương trình, kế hoạch như: “Mỗi xã một sản phẩm - OCOP”, “Hỗ trợ xây dựng thương hiệu làng nghề”, tổ chức các triển lãm, hội chợ quốc tế...
Ngoài việc tập trung làm tốt công tác xúc tiến thương mại để tinh hoa làng nghề ở Thủ đô có điều kiện tốt hơn nữa vươn xa, Hà Nội cần tháo gỡ những khó khăn về mặt bằng sản xuất, vốn và hiểu biết về thủ tục xuất khẩu; cần có chính sách đãi ngộ cho các nghệ nhân tiêu biểu; kết nối làng nghề và văn hóa nghệ thuật như mở các phiên chợ văn hóa du lịch làng nghề để giúp người nghệ sĩ có việc, làng nghề bán sản phẩm… Bên cạnh sự hỗ trợ của các ngành chức năng, cấp có thẩm quyền; các doanh nghiệp, làng nghề cần chủ động hơn trong hoạt động quảng bá, xây dựng thương hiệu, nhất là đầu tư công nghệ phục vụ sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm để tự tin bước ra biển lớn.
Theo HNM
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời
11:55 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025
11:57 Tin tức

Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công
11:57 Khuyến công

Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
11:57 Khuyến công

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 Làng nghề, nghệ nhân