Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Sóc Trăng
Làng nghề đan đát
Làng nghề đan lát đòi hỏi người nghệ nhân phải có bàn tay khéo léo, tỉ mỉ. Ảnh: Hieu’s Tour |
Làng nghề đan đát tại Sóc Trăng tập trung tại một số địa phương như Phước Quới, xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng. Vì quá nổi tiếng nên nơi đây còn được nhiều người biết đến với danh xưng Làng nghề đan đát Phước Quới.
Từ lâu được biết đến không chỉ là ngành nghề mang tính truyền thống mà đã trở thành một nét văn hóa riêng của bà con đồng bào dân tộc Khmer.
Những sản phẩm vô cùng đa dạng và phong phú như: Thúng, xà ngom, rổ, xà neng, cần xé nhỏ, bội nhốt gà và nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác như chiếc ghe, khay đựng trầu,… được làm bằng nguyên liệu chủ yếu là tre, trúc.
Vào năm 2006, Nhà nước đã đầu tư kinh phí nhằm mở rộng cơ sở và thành lập hợp tác xã cho làng nghề truyền thống ở Sóc Trăng với 126 hộ đều là người Khmer. Ngoài ra, làng nghề đan đát tại Phú Tân cũng đang được triển khai xây dựng với tổng diện tích 5ha nhằm phát triển các sản phẩm thủ công để phục vụ khách thập phương về tham quan, mua hàng lưu niệm. Từ đó, làng nghề đan đát này đã góp phần tăng thu nhập cho người dân bản địa.
Trước đây bà con tại Phước Quới rất nghèo, trong đó cả ấp có trên 430 hộ, hơn 2.000 khẩu với diện tích đất canh tác trên 200ha, đa số bà con sống dựa vào nông nghiệp là chính nhưng vẫn không đủ ăn. Tuy nhiên, nghề đan lát truyền thống đã giúp người dân thoát nghèo. Hiện nay, do sự phát triển của khoa học công nghệ đã khiến làng nghề truyền thống ở Sóc Trăng ngày nay đang dần bị mai một. Nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước và địa phương, đồng bào Khmer đã khôi phục và phát triển nghề đan lát thủ công truyền thống đan đát Phước Quới.
Làng nghề Làm cốm dẹp
Cốm dẹp là đặc sản của Sóc Trăng nói riêng và đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ nói chung.
Làng cốm dẹp ấp Phước Quới, xã Phú Tân, huyện Châu Thành (tỉnh Sóc Trăng), là làng nghề truyền thống có trên 100 năm tuổi của đồng bào Khmer. Trước kia, bà con nơi đây chủ yếu làm cốm theo mùa Lễ hội Óoc Om Bóc. Hiện nay, trong số 40 hộ vẫn giữ nghề quết cốm dẹp, có 4 cơ sở sản xuất cốm dẹp quanh năm, thu hút hàng chục lao động địa phương
Vì thế, món ăn này được xem như lễ vật quan trọng trong mỗi dịp Lễ cúng Trăng (Rằm tháng 10 Âm lịch hằng năm của đồng bào Khmer tổ chức Lễ hội Óoc Om Bóc). Theo lời của các nghệ nhân nơi đây cho biết, đây là một trong những nghề đã xuất hiện từ rất sớm của đồng bào Khmer. May mắn rằng nét đẹp văn hóa này vẫn còn được duy trì và phát triển cho đến nay. Vì thời điểm hình thành món cốm này đã quá lâu nên không ai tìm thấy bất cứ tài liệu nào ghi chép cụ thể về làng nghề truyền thống ở Sóc Trăng này. Việc giữ lửa nghề từ đời này sang đời khác chủ yếu là hướng dẫn làm trực tiếp theo dạng "cha truyền con nối". Ngày xưa, việc đâm, giã cốm dẹp đã là một công việc truyền thống của người Khmer, nhất là làng nghề tại xã Phú Tân.
Một số làng nghề truyền thống ở Sóc Trăng vẫn còn được duy trì và phát triển cho đến ngày nay, trong đó có việc làm cốm dẹp |
Theo thời gian, mùi thơm của nếp mới cùng với vị ngon ngọt đã bước ra khỏi lũy tre của phum, sóc, và mở rộng quy mô danh tiếng hơn để trở thành món ăn lạ miệng được công nhận trên thị trường. Để gắn bó với ngành nghề này, đòi hỏi sự khéo léo lẫn tình yêu công việc bởi đây là làm cốm bạn phải thức khuya, dậy sớm và tốn nhiều công sức.
Nghề này tuy đòi hỏi nhiều công sức, vất vả, sự chỉn chu. Những gia đình gắn bó với làng nghề truyền thống ở Sóc Trăng từ lâu đời thường tự tạo lập và xây dựng cơ sở sản xuất cốm dẹp với 4 lò rang lúa nếp, 2 cối quết và có từ 4 - 6 nhân công. Tuy cùng một món nhưng mỗi nơi lại có bí quyết và phương thức chế biến riêng nên hương vị cũng có phần khác biệt.
Có máy quết cốm đã giảm bớt chi phí nhân công |
Theo phong tục cổ truyền, cốm dẹp là vật phẩm chính để dâng cúng thần Mặt Trăng Từ ẩm thực mang ý nghĩa tâm linh đậm nét văn hóa của đồng bào Khmer, hiện cốm dẹp đã trở thành đặc sản nổi tiếng của người Khmer Sóc Trăng. Cốm dẹp Phước Quới còn là món ngon để tiếp đãi bạn bè, hay khách làm quà biếu tặng người thân sau khi trở về từ miền sông nước...
Làng nghề bánh pía Vũng Thơm
Bánh Pía là một biểu tượng văn hóa ẩm thực của Sóc Trăng, là một món ăn đặc sản gắn liền với làng nghề thủ công truyền thống vùng Vũng Thơm.
Để tạo nên một chiếc bánh pía thơm ngon cần phải bước qua vô vàn công đoạn |
Nghề làm bánh Pía là nghề thủ công truyền thống của người Hoa ở xã Thuận Hòa, xã An Hiệp, xã Phú Tâm, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng. Bánh Pía một loại bánh ngọt do người Minh Hương di cư sang Việt Nam từ thế kỷ XVI mang theo. Bánh Pía có nguồn gốc từ bánh Trung Thu của người Triều Châu. Từ ''Pía'' có gốc từ tiếng Triều Châu, ''Pi-é'' có nghĩa là bánh. Trước đây việc làm bánh Pía hoàn toàn mang tính thủ công, tất cả các quy trình làm ra chiến bánh Pía đều bằng tay và các lò bánh Pía tập trung nhiều ở xã Phú Tâm, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng (tên dân gian gọi là Vũng Thơm). Vì vỏ bánh Pía có cấu trúc nhiều lớp da mỏng xếp chồng lên nhau và có thể lột dễ dàng ra từng lớp nên được cộng đồng các dân tộc ở Nam Bộ gọi với cái tên khác là "Bánh lột da".
Tùy từng loại bánh mà người ta sẽ đặt loại nhân phù hợp, vừa vặn vào lớp vỏ bánh, miết kín bột và ấn dẹp. |
Trải qua gần 100 năm hình thành và phát triển, đến nay nghề làm bánh Pía ở vùng Vũng Thơm nói riêng và ở tỉnh Sóc Trăng nói chung đã có những bước phát triển bền vững và vượt bậc. Các cơ sở, lò bánh Pía ra đời ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, nhân bánh Pía còn bổ sung thêm lòng đỏ trứng muối và các thành phần khác, cũng như phát triển và đa dạng thêm nhiều loại bánh Pía nhân mới như khoai môn, đậu đỏ,… Hiện nay nhiều công ty, cơ sở và lò sản xuất bánh Pía còn sản xuất thêm các loại sản phẩm bánh Pía chay để phục vụ cho nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau cũng như xuất khẩu sang thị trường của nhiều nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Canada, Trung Quốc, Campuchia,…
Do được sự yêu mến từ thực khách nên dần dần món ăn này đã trở thành đặc sản của tỉnh và hình thành làng nghề bánh Pía Vũng Thơm. Người phương xa khi ghé thăm mảnh đất Sóc Trăng bao giờ cũng mua vài phần về làm quà cho gia đình như mang theo hương vị ngọt ngào, chân chất của vùng quê Nam Bộ. Trước kia, bánh pía được làm bằng tay. Để có một mẻ bánh Pía thơm ngon, hấp dẫn, người thợ phải qua nhiều công đoạn cầu kì và tỉ mẩn. Ngày nay, làng nghề bánh pía đã dần phát triển theo hướng hiện đại hóa. Lò bánh có quy mô lớn hơn và được đầu tư dây chuyền máy móc chỉn chu, phù hợp tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhờ đó, thực khách ngày càng tin tưởng vào chất lượng của sản phẩm.
Làng nghề vẽ tranh trên kiếng
Vẽ tranh trên kiếng là làng nghề truyền thống mang đậm nét văn hóa nghệ thuật. Khi đặt chân đến vùng đất Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng. Đến đây, du khách có thể chứng kiến những bức tranh vẽ trên kiếng vô cùng điệu nghệ.
Trước đây, ở xã Phú Tân, gia đình nào cũng biết vẽ tranh trên kính. Đến đây, người ta thấy tranh kính được bà con phơi đầy trước cửa nhà. Cả xã có hơn 100 hộ dân làm nghề vẽ tranh kính, tranh được bán ở nhiều tỉnh, thành phố khu vực Nam Bộ. Tuy nhiên, do sự phát triển của công nghệ, sự cạnh tranh của nhiều loại tranh khác nên giờ đây, xã Phú Tân chỉ còn lại một người duy nhất theo nghề này là bà Triệu Thị Vui ở ấp Phước Thuận. Bà là thợ vẽ tranh kính có tiếng ở địa phương nên tranh của bà được nhiều khách hàng ưa chuộng và đến đặt mua. Nghề này không cho thu nhập cao, nhưng vì đam mê và muốn lưu giữ giá trị văn hóa của dân tộc Khmer nên bà Vui duy trì và gắn bó với nghề.
Bà Triệu Thị Vui người cuối cùng theo nghề vẽ tranh trên kính (Phú Tân, Châu Thành, Sóc Trăng) |
Để hoàn thành một bức tranh trên kiếng không phải chuyện đơn giản, nghệ nhân cần trải qua nhiều công đoạn khó nhằn, đòi hỏi sự khéo léo trong từng nét bút, tay nghề cao, mắt thẩm mỹ trong việc chọn lựa và phối màu nhằm giúp tranh có hồn. Đề tài vẽ tranh cũng khá phong phú, đặc biệt thể loại được ưa chuộng chính là tái hiện câu chuyện kể về cuộc đời của Đức Phật Thích Ca, tả lại phong cảnh chùa hay những địa danh nổi tiếng,...
Tuy đòi hỏi công phu là thế nhưng mỗi bức tranh chỉ được bán với giá dao động từ 50.000 - 200.000 VND. Dù số tiền ít ỏi nhưng những người trong làng nghề truyền thống ở Sóc Trăng này đều hạnh phúc và có cuộc sống ổn định hơn nhờ vào nguồn thu nhập này.
Bà Triệu Thị Vui ở ấp Phước Thuận, xã Phú Tân (Châu Thành) chăm chút từng nét vẽ. |
Dù đã duy trì lâu năm, nhưng nghề vẽ tranh trên kính vẫn làm thủ công, không có công đoạn nào dùng máy móc thay thế. Tranh kính ở xã Phú Tân rất bền, khi bức tranh hoàn thành thì màu sơn bám chặt vào kính, khó mà bong tróc hay phai màu. Với người dân Khmer ở xã Phú Tân, vẽ tranh trên kính không chỉ là một nghề truyền thống mà còn là nét văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng.
Tin liên quan
Sóc Trăng: Nghiệm thu Đề án khuyến công
12:55 | 15/10/2024 Khuyến công
Những người thợ “giữ lửa” cho nghề truyền thống
10:13 | 30/07/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đan đát Phú Đông khó tìm người nối nghiệp
09:13 | 29/07/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn
Làng nghề đèn lồng Hội An tất bật vào vụ Tết
10:04 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thách thức bảo tồn nghề nón Huế
09:12 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kết nối nghề xưa với văn hóa truyền thống
09:11 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 | 20/12/2024 Tin tức
Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội
10:26 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề trồng nấm ở An Giang
10:25 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:20 | 17/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa
19:35 | 16/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 | 13/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đan quyện tinh hoa và sáng tạo
09:41 | 12/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết
14:47 | 11/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024
14:14 | 09/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết
13:55 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội
13:53 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân
13:52 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết
14:00 | 05/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
10:41 | 04/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 | 03/12/2024 Tin tức
"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
CHI BỘ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VIỆT TUẤN: ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NGHIỆP HỘI NHẬP PHÁT TRIỂN
15:35 Tin tức
Cựu chiến binh, thương binh Nguyễn Đình Thi, tận tụy với phong trào địa phương
11:01 Văn hóa - Xã hội
TP.HCM: Đông đảo người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt
09:35 OCOP
Văn nghệ tri ân hướng đến kỷ niệm ngày Truyền thống Bộ đội Biên phòng
09:24 Văn hóa - Xã hội
Sơn La: Xã Chiềng Khay đạt chuẩn nông thôn mới
09:09 Nông thôn mới