Những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các làng nghề
Thời gian qua, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các làng nghề, nông nghiệp nông thôn của cả nước nói chung, vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng trong thời gian qua khá phức tạp. Giai đoạn từ đầu năm đến hết tháng 9, mặc dù gặp khó khăn về vốn kinh doanh, giá vật tư hàng hóa và thị trường tiêu thụ sản phẩm... nhưng các làng nghề, nông nghiệp nông thôn vẫn duy trì được thế ổn định, thậm chí có bước phát triển khá. Thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, đến hết tháng 9, cả nước có tới 2.790 làng nghề (trong đó có 210 làng nghề truyền thống đạt các tiêu chí mới theo quy định của Nhà nước), thu hút và tạo việc làm cho hơn 1,3 triệu lao động, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ khoảng 850 triệu USD, tăng 100 triệu USD so với năm 2007. Tại các địa phương nói trên, hoạt động của các làng nghề, nông nghiệp nông thôn cũng đạt được những thành tựu khá ấn tượng. Giá trị sản xuất của các làng nghề, nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Nam Ðịnh đạt khoảng 3.300 tỷ đồng, tăng hơn 25%; Hải Dương hơn 2.065,5 tỷ đồng, tăng 26,8%; huyện Phú Xuyên (ngoại thành TP Hà Nội) đạt 730 tỷ đồng, tăng 12%; Công ty mây tre xuất khẩu Ngọc Ðộng (Duy Tiên, Hà Nam) đạt 35 tỷ đồng, tăng 10 tỷ đồng so với năm 2007.
Số hộ gia đình, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và lực lượng lao động tham gia sản xuất, kinh doanh trong các làng nghề, nông nghiệp nông thôn ngày càng tăng, năm sau lớn hơn năm trước. Huyện Phú Xuyên đã thu hút hơn 60% số lao động vào làm việc trong các làng nghề, nông nghiệp nông thôn. Trong đó xã Chuyên Mỹ đạt tiêu chí xã nghề, bởi có tới 72% số hộ và số lao động trên địa bàn tham gia sản xuất chế biến nguyên liệu khảm trai, làm nghề sơn mài mỹ thuật, sản xuất các mặt hàng đồ gỗ cao cấp,... Phó Giám đốc Công ty mây tre xuất khẩu Ngọc Ðộng, Lê Văn Thành cho hay: Tại công ty, hàng ngày thường xuyên có 108 lao động chuyên làm các việc kiểm tra, đánh giá chất lượng để hoàn thiện sản phẩm các lô hàng hóa trước khi xuất xưởng. Ngoài ra, công ty còn có hơn 10 nghìn lao động ở một số tỉnh thuộc các vùng: Trung du, miền núi phía bắc, đồng bằng sông Hồng và khu vực phía bắc Trung Bộ làm vệ tinh chuyên về khai thác và làm hàng thủ công từ nguyên liệu mây tre cung ứng cho công ty.
Thu nhập của lao động làng nghề, nông nghiệp nông thôn trong những tháng đầu năm được cải thiện, với mức thu nhập bình quân tăng từ hai đến gần bốn lần so với lao động làm nghề thuần nông. Phát triển các làng nghề, nông nghiệp nông thôn đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn nông thôn theo hướng tích cực, hiệu quả.
Tuy nhiên từ tháng 10 đến nay là thời kỳ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề, nông nghiệp nông thôn đã hoàn tất việc ký kết các hợp đồng kinh tế và xây dựng kế hoạch dự trữ nguyên liệu cho sản xuất năm sau. Nhưng nhiều làng nghề công việc kém sôi động. Nhiều doanh nghiệp trong các làng nghề, nông nghiệp nông thôn gặp phải khó khăn về đầu ra, sản xuất cầm chừng, công việc kinh doanh giảm sút.
Có thể nói hiện tượng nêu trên diễn ra có tính phổ biến ở các làng nghề, nông nghiệp nông thôn trên địa bàn nhiều địa phương.
Sản xuất, kinh doanh ở các làng nghề, nông nghiệp nông thôn sa sút hoặc ngừng trệ do nhiều nguyên nhân. Ngoài những mặt yếu kém vốn có như trình độ quản lý, công nghệ thiết bị lạc hậu..., chủ yếu do thị trường xuất hiện nhiều yếu tố bất lợi: Suốt từ đầu năm, đến hết quý III vừa qua, giá nguyên liệu, nhiên liệu liên tục tăng với mức cao. Sang quý IV, giá nguyên liệu đảo chiều, giảm mạnh. Hiện nay nguyên liệu gỗ, sắt, đồng phế liệu, phôi thép đã giảm khoảng 40 - 50% so với mức giá của sáu tháng đầu năm. Ðã thành thói quen, để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh, ngay từ những tháng đầu năm, các doanh nghiệp, làng nghề bắt buộc phải có nguyên liệu dự trữ và phần lớn sản phẩm làm ra tiêu thụ vào những tháng cuối năm. Vì thế có một nghịch lý diễn ra, nguyên liệu dự trữ với giá rất cao, nhưng sản phẩm tiêu thụ giá không tăng hoặc mức tăng không tương xứng so với mức tăng giá nguyên liệu. Mặt khác, do nguồn nguyên liệu trong nước hạn chế, nhiều loại vật tư phải nhập khẩu, nhưng phần lớn doanh nghiệp, làng nghề có quy mô sản xuất nhỏ nên không được ngân hàng cho vay ngoại tệ để trực tiếp nhập khẩu nguyên liệu. Những đơn vị này phải nhập khẩu bằng con đường qua ủy thác hoặc mua lại của doanh nghiệp nhập khẩu, nên nguyên liệu bị đội giá, tăng cao. Bởi vậy, các đơn vị có số lượng nguyên liệu dự trữ càng lớn càng thua lỗ nặng. Một số doanh nghiệp ở xã Yên Xá do trúng thầu mua được một lượng lớn sắt, đồng phế liệu, đến nay đã thua lỗ tới khoảng gần hai tỷ đồng. Có doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ phá sản.
Về tài chính, hầu hết các doanh nghiệp, làng nghề không vay được vốn. Những đơn vị được ngân hàng cho vay vốn thường với mức thấp, thời hạn vay quá ngắn hạn, lãi suất lại cao và tăng liên tục từ mức 1 - 1,12% hồi tháng 2 lên 1,54% tháng 3 và 1,75% trong hai tháng 9 và 10. Ðến tháng 12, lãi suất vốn vay giảm xuống còn 1,2 - 1,25%. Tuy nhiên doanh nghiệp, làng nghề không dễ đã được vay vốn, vay được vốn rồi sản xuất quay vòng lại không kịp. Ðây cũng là yếu tố ảnh hưởng sản xuất, kinh doanh của làng nghề, nông nghiệp nông thôn. Ðó là chưa kể những bất cập về thiết bị công nghệ, mặt bằng sản xuất, chưa khảo sát được sức mua của thị trường trong và ngoài nước, nhất là thị trường ngoài nước, sức tiêu thụ đã có dấu hiệu giảm sút từ đầu năm, nhưng các làng nghề không được thông tin, cảnh báo kịp thời. Thêm vào đó là tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề có xu hướng gia tăng làm cho sản xuất kinh doanh của làng nghề, nông nghiệp nông thôn gặp khó khăn.
Một số giải pháp tháo gỡ
Ðể giúp các làng nghề, nông nghiệp nông thôn tháo gỡ khó khăn, phát triển ổn định, vững chắc, đòi hỏi các cấp, các ngành và địa phương cùng phối hợp chỉ đạo, hỗ trợ các làng nghề, nông nghiệp nông thôn thực hiện tốt một số giải pháp vừa mang tính tình thế trước mắt, vừa có tính ổn định lâu dài.
Trước hết, từng địa phương sớm tiến hành rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển làng nghề, nông nghiệp nông thôn cho từng vùng, từng đơn vị trên địa bàn. Nội dung quy hoạch phát triển làng nghề, nông nghiệp nông thôn bảo đảm phù hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và của địa phương. Quy hoạch các làng nghề, nông nghiệp nông thôn gắn với quy hoạch vùng nguyên liệu ổn định, bền vững. Hỗ trợ đầu tư để khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội tham gia trồng cây nguyên liệu trên các vùng đất, diện tích mặt nước còn bỏ hoang hóa. Giúp các doanh nghiệp làng nghề, nông nghiệp nông thôn sử dụng và áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tiết kiệm nguyên liệu.
Ðể giải cứu làng nghề, nông nghiệp nông thôn lúc này vấn đề cấp thiết và quan trọng nhất là vốn và thị trường. Ngành ngân hàng cần sớm có cơ chế, chính sách tăng hạn mức cho vay theo nhu cầu của các doanh nghiệp, hộ gia đình, HTX nghề trong các làng nghề, nông nghiệp nông thôn. Trước mắt ưu tiên cho các doanh nghiệp, làng nghề, nông nghiệp nông thôn thu hút tạo việc làm cho nhiều lao động và có đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của địa phương, của cả nước. Ðồng thời tăng mức cho vay trung hạn và dài hạn tạo điều kiện cho làng nghề, nông nghiệp nông thôn sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả, bền vững... Thực hiện chính sách khoanh nợ, giãn nợ, kéo dài thời hạn vay vốn, giảm hợp lý mức lãi suất vốn vay cho các hộ gia đình, các HTX nghề, các doanh nghiệp làm nghề gặp khó khăn về nguyên liệu, thị trường, thiên tai...
Kiến nghị với Chính phủ bỏ thuế xuất khẩu, giảm thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng của làng nghề và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp ở các làng nghề, nông nghiệp nông thôn. Các bộ, ngành liên quan và các địa phương cần tổ chức lại việc cấp vốn cho các làng nghề, đồng thời tăng thêm quỹ khuyến công, khuyến lâm và kinh phí xúc tiến thương mại, tạo kích cầu trong nước, tìm kiếm thêm thị trường mới mở rộng xuất khẩu cho các làng nghề, nông nghiệp nông thôn.
Bài, ảnh: Lam Lam
Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ
Tin liên quan
Tin mới hơn
Bài viết đầy cảm xúc của Bộ trưởng Lê Minh Hoan về Làng nghề gốm Phù Lãng
17:58 | 28/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình
20:33 | 26/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đèn lồng Hội An tất bật vào vụ Tết
10:04 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thách thức bảo tồn nghề nón Huế
09:12 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kết nối nghề xưa với văn hóa truyền thống
09:11 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 | 20/12/2024 Tin tức
Tin khác
Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội
10:26 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề trồng nấm ở An Giang
10:25 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:20 | 17/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa
19:35 | 16/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 | 13/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đan quyện tinh hoa và sáng tạo
09:41 | 12/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết
14:47 | 11/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024
14:14 | 09/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết
13:55 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội
13:53 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân
13:52 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết
14:00 | 05/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
10:41 | 04/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ngành văn hóa Bình Định bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
23:33 Văn hóa - Xã hội
Phát huy giá trị văn hóa Việt Nam qua lăng kính nghệ thuật thực cảnh "Việt Nam - Huyền sử diễn ca: Thăng Long - Tứ trấn"
15:52 Văn hóa - Xã hội
Nguyễn Phương Trà đoạt vương miện Queen Kid international 2024
15:37 Văn hóa - Xã hội
Hà Nội đánh giá, phân hạng 118 sản phẩm OCOP tiềm năng 4 sao và 5 sao
15:00 OCOP
Thừa Thiên Huế: Phát huy tiềm năng du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới
11:21 Tin tức