Nhìn từ làng nghề mây tre đan
Cách trung tâm Hà Nội khoảng 30 km đi về hướng Tây Nam, làng nghề sản xuất mây tre đan thuộc thôn Phú Vinh được biết đến như một trong những làng nghề truyền thống có tiếng của Hà Nội. Người dân nơi đây đã gắn bó với nghề tổ tiên để lại trong suốt hơn 400 năm và ngày càng có nhiều sáng tạo để làm ra những sản phẩm đa dạng hơn về mẫu mã và kiểu dáng. Theo người dân địa phương, nét đặc trưng truyền thống trong sản phẩm mây tre đan Phú Vinh là hình dáng tuy đơn giản, mộc mạc nhưng kỹ thuật sản xuất lại rất tinh xảo, đòi hỏi sự công phu của những đôi bàn tay tài hoa, khéo léo.
Cần siết chặt hơn nữa công tác quản lý và nâng cao nhận thức về an toàn lao động cho chủ sản xuất và người lao động làng nghề mây tre Phú Vinh. (Ảnh: Lương Hằng)
Ghé thăm cơ sở sản xuất mây tre đan Thực Cảng (thôn Phú Vinh, xã Phú Nghĩa) chúng tôi càng thấy rõ hơn sự đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã của các sản phẩm mây tre đan. Bằng những kinh nghiệm đúc rút qua hàng chục năm, những người thợ thủ công đã “biến hóa” những sợi mây, nan tre thành những sản phẩm vô cùng đẹp mắt. Hiện tại, cơ sở sản xuất Thực Cảng đang sản xuất các đồ gia dụng và hàng túi xách thời trang. Mặt hàng đồ gia dụng của gia đình được tiêu thụ chủ yếu ở trong nước, mặt hàng túi xách thời trang được xuất đi nước ngoài. Ban đầu, địa điểm sản xuất của cơ sở sản xuất Thực Cảng là tại nhà nên khá nhỏ hẹp, sau này do nhu cầu mở rộng thị trường, vợ chồng anh chị đã mở thêm 2 cơ sở sản xuất, mang lại công ăn việc làm cho gần 30 lao động địa phương.
Song hành với việc sáng tạo ra những sản phẩm có tính ứng dụng cao, công tác đảm bảo an toàn lao động tại cơ sở sản xuất cũng được gia đình chú trọng. Chia sẻ với chúng tôi, chị Cảng cho biết, những năm qua, công tác an toàn lao động tại xưởng hầu như không xảy ra vấn đề đặc biệt nghiêm trọng. Đặc thù của nghề mây tre đan làm hoàn toàn bằng thủ công, người lao động phải tiếp xúc với những vật sắc nhọn hằng ngày nên không thể tránh được tai nạn như đứt chân, đứt tay. Để hạn chế những tai nạn đáng tiếc xảy ra, chị Cảng thường xuyên nhắc nhở công nhân phải cẩn thận trong quá trình làm việc, với những dụng cụ sắc nhọn, chị quán triệt công nhân khi sử dụng xong phải cất đúng nơi quy định để không xảy ra những trường hợp tai nạn đáng tiếc.
Thời gian gần đây, xưởng sản xuất của vợ chồng anh chị Thực Cảng phát triển thêm thêm một số sản phẩm, do đó xưởng trang bị thêm súng bắn đinh. Khi đưa máy móc vào sản xuất, vợ chồng anh chị đã có những hướng dẫn cụ thể cho người lao động về cách sử dụng máy và chỉ những người được hướng dẫn mới được sử dụng loại máy này.
Bên cạnh công tác đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động, các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất nhỏ lẻ cũng chủ động hơn trong công tác đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy. Theo đó, nguồn nguyên liệu tạo nên các sản phẩm mây tre đan đều là những sản phẩm dễ cháy, bởi vậy, chủ các doanh nghiệp cũng rất thận trọng trong vấn đề này. Hiện tại, phần lớn các doanh nghiệp tại làng nghề đã trang bị bình cứu hỏa và được địa phương trang bị thêm một số kiến thức phòng cháy chữa cháy cơ bản.
Gia đình anh Hàn Anh Tú (thôn Phú Vinh, xã Phú Nghĩa) đã có hơn 10 năm gắn bó với nghề mây tre đan, trước đây, cơ sở sản xuất còn nhỏ lẻ nên vấn đề phòng cháy dường như chưa được quan tâm. Tuy nhiên, khi bắt đầu mở rộng sản xuất và thuê thêm nhiều công nhân, gia đình anh đã chủ động trang bị bình cứu hỏa cho xưởng sản xuất. Bình cứu hỏa được đặt ở vị trí dễ nhìn, cùng đó, anh cũng hướng dẫn cho người lao động cách sử dụng bình cứu hỏa để có thể sử dụng nếu không may xảy ra hỏa hoạn.Đáng chú ý, để hạn chế thấp nhất nguy cơ cháy nổ, anh Tú cũng phân chia các khu sản xuất thành các khu riêng biệt, những nơi có nguy cơ cao về cháy nổ được đặc biệt chú ý.
Cần siết chặt quản lý và nâng cao nhận thức về an toàn lao động.
Hiện tại, các hộ sản xuất tại thôn Phú Vinh đã chủ động hơn trong việc đảm bảo an toàn lao động, tuy nhiên thực tế cho thấy, vẫn tồn tại sự chủ quan trong công tác đảm bảo an toàn lao động tại làng nghề. Chia sẻ về tình hình an toàn lao động tại làng nghề mây tre đan Phú Vinh, ông Nguyễn Văn Trung, Chủ tịch Hiệp hội mây tre Chương Mỹ cho biết, cách đây một vài năm đã có một vài doanh nghiệp xảy ra tình trạng cháy nổ do chủ quan, không cẩn thận trong quá trình sản xuất.
Cùng đó, tình trạng mất an toàn lao động như đứt chân, đứt tay cũng đã diễn ra.Những trường hợp tai nạn không nhiều nhưng cũng có trường hợp bị mất ngón tay. Nguyên nhân của tình trạng trên là do người lao động phải dùng đến dao, dùi, cưa, máy mài, máy cắt hằng ngày nên không tránh khỏi những lúc sơ ý. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trong lĩnh vực này là vấn đề khó khăn với các doanh nghiệp cũng như các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ bởi tình trạng trên hay đột biến và phụ thuộc phần lớn vào năng lực của lao động.
Theo ông Trung, hiện nay, việc phòng cháy chữa cháy tại các doanh nghiệp nhỏ có phần chủ động hơn so với trước. Các cơ quan phòng cháy chữa cháy đã tới từng doanh nghiệp để tư vấn, tạo điều kiện giúp đỡ doanh nghiệp đảm bảo về an toàn phòng cháy chữa cháy. Thế nhưng, những buổi tư vấn không có nhiều, do đó, các chủ cơ sở sản xuất và người lao động vẫn chưa nắm được tầm quan trọng của công tác đảm bảo phòng cháy chữa cháy và chưa thấy rõ vai trò của bản thân trong công tác đảm bảo an toàn lao động nơi làm việc.
“Các doanh nghiệp tại Phú Vinh phần lớn là doanh nghiệp nông thôn, doanh nghiệp vừa và nhỏ nên cần được tập huấn, tư vấn và giúp đỡ. Có những doanh nghiệp trẻ mới xây dựng chưa hiểu hết được vai trò an toàn lao động nên còn chủ quan, lơi là việc đảm bảo an toàn lao động, do vậy rất cần những chương trình của thành phố cũng như của huyện để các doanh nghiệp nắm bắt được kỹ thuật cần thiết để phục vụ công tác an toàn lao động tại đơn vị mình”.- ông Trung cho hay.
Với cương vị là Chủ tịch Hiệp hội làng nghề mây tre Chương Mỹ, cá nhân ông Trung đã đặt ra nhiều vấn đề về tình trạng an toàn lao động, thế nhưng nhiều doanh nghiệp cũng lực bất tòng tâm vì doanh nghiệp còn “non”, chưa đầu tư đúng mức theo kỹ thuật của quy trình bán công nghiệp. Ông Trung cũng khẳng định nguyên nhân trên xuất phát từ vấn đề của các doanh nghiệp chứ không phải tại nhà nước, tuy nhiên để doanh nghiệp nghiêm túc chấp hành thì phải có chủ trương từ thành phố, từ đó siết chặt quản lý, yêu cầu các doanh nghiệp phải chấp hành nghiêm túc các quy định về an toàn lao động.
Ông Trung cũng thẳng thắn bày tỏ, với những doanh nghiệp không chấp hành nghiêm quy định an toàn lao động, nhà nước nên có các biện pháp xử lý như: Không cho xuất khẩu, không cho tổ chức sản xuất. Trong trường hợp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nghiêm túc chấp hành quy định trên, nhà nước cần giúp đỡ họ bằng cách tạo điều kiện cho họ tham gia các khóa học, các khóa đào tạo về an toàn lao động để họ thấy được giá trị của việc đảm bảo an toàn lao động tại mỗi cơ sở sản xuất, kinh doanh./.
Bài và ảnh: Lương Hằng
Theo LĐTĐ
Tin liên quan
Tin mới hơn
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội
10:26 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề trồng nấm ở An Giang
10:25 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:20 | 17/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa
19:35 | 16/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 | 13/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đan quyện tinh hoa và sáng tạo
09:41 | 12/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết
14:47 | 11/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024
14:14 | 09/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết
13:55 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội
13:53 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân
13:52 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết
14:00 | 05/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
10:41 | 04/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 | 03/12/2024 Tin tức
"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Rèn Đa Sỹ - Top 10 thương hiệu quốc gia
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng hương trăm năm tuổi Quảng Phú Cầu nhộn nhịp những ngày cận Tết rực rỡ sắc Xuân
15:00 | 02/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại Mẫn Xá
23:50 | 01/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Xã Sơn Đông, TX Sơn Tây (Hà Nội): Tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận làng nghề mộc Vạn An đạt danh hiệu " Làng nghề Hà Nội"
23:38 | 30/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nhọc nhằn nghề trồng dâu nuôi tằm Hồng Đô
09:53 | 29/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cảnh báo nguy cơ cháy nổ tại các làng nghề dịp cuối năm
09:08 | 28/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Họp báo “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” chủ đề “Lễ Hội Nông Sản”
13:54 Tin tức
300 nghệ nhân, doanh nhân tham gia Liên hoan sinh vật cảnh Thủ đô năm 2024
10:27 Tin tức
Lễ phát động Chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia 2024
10:27 Tin tức
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội
10:26 Làng nghề, nghệ nhân
Tay ngang lập chuỗi nhà hàng
10:26 Kinh tế