Nhìn tấm vải ''đo lòng''cô gái Mạ

LNV - Bên cạnh văn hóa cồng chiêng, dệt thổ cẩm truyền thống đóng vai trò quan trọng trong đời sống của đồng bào Mạ ở xã Tà Lài, H.Tân Phú. Không chỉ chứa đựng giá trị về vật chất mà dệt thổ cẩm còn thể hiện lòng biết ơn thiên nhiên, mang giá trị lịch sử của một nền văn hóa tồn tại lâu đời.


Cô dâu Ka Hương sử dụng vải thổ cẩm truyền thống làm trang phục trong đám cưới của mình.

Đến với Tà Lài hôm nay, ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh cô gái Mạ ngồi dệt thổ cẩm trước hiên nhà hoặc dưới tán cây. Bàn tay nhịp nhàng, động tác khéo léo đưa thoi của họ khiến từng sợi màu cứ thế đan xen, kể biết bao câu chuyện trên từng tấm vải thổ cẩm.

Biết dệt vải từ “tuổi trăng tròn”

Có dịp về Tà Lài, gặp gỡ và trò chuyện cùng chị Ka Điều - một trong số những nghệ nhân Mạ gắn bó với dệt thổ cẩm hơn 30 năm. Sinh ra và lớn lên trong gia đình có nhiều đời dệt vải truyền thống, từ nhỏ chị đã quen với tiếng thoi đưa của khung cửi.

Chị kể, mỗi lần được bà nội dạy dệt thổ cẩm, chị học rất nhanh. 15 tuổi, chị Ka Điều đã thành thạo các kỹ năng, biết tạo nhiều hoa văn. Ngày về nhà chồng, chị tự may cho mình một bộ váy đẹp để dùng trong ngày cưới. “Đó cũng là cách thể hiện sự khéo léo, tỉ mỉ của người con gái Mạ” - chị Ka Điều nhấn mạnh.

“Ở ấp 4, xã Tà Lài hiện có gần 30 hộ gia đình biết dệt thổ cẩm thành thạo. Sản phẩm thổ cẩm của nhiều chị em làm ra có kiểu dáng, hoa văn độc đáo, thường được trưng bày giới thiệu ở Nhà dài Tà Lài phục vụ khách du lịch trong và ngoài tỉnh. Không chỉ chính quyền địa phương khuyến khích đồng bào Mạ học nghề dệt thổ cẩm mà ngay cả trong mỗi gia đình, chúng tôi luôn ý thức rằng lưu giữ nghề dệt truyền thống chính là lưu giữ nét đẹp văn hóa Mạ cho thế hệ mai sau” - chị Ka Điều chia sẻ.
Không ai nhớ rõ dệt thổ cẩm của đồng bào Mạ có tự bao giờ. Chỉ biết rằng, những cô gái Mạ lên 9, lên 10 tuổi đã được các bà, các mẹ truyền nghề, dạy cách dệt thổ cẩm. Họ chỉ sử dụng bộ khung dệt làm bằng thanh gỗ, thanh tre hay những ống lồ để tạo ra các sản phẩm nhiều màu sắc, họa tiết mộc mạc thể hiện đúng bản chất con người Mạ chân chất, gần gũi với núi rừng đại ngàn. Ngoài sử dụng làm tấm đắp, khố, váy thì thổ cẩm Mạ còn dùng làm đồ dùng trang trí, túi xách, ví…

Theo chị Ka Điều, không có công thức nào cho dệt thổ cẩm của người Mạ. Tất cả được đúc kết từ kinh nghiệm của tổ tiên rồi truyền từ đời này qua đời khác. Màu sắc được bà con sử dụng nhiều là các màu đen, trắng, xanh, đỏ, nâu, vàng; trong đó, màu trắng là màu chủ đạo. Qua mỗi thế hệ, tùy theo điều kiện sinh hoạt mà người Mạ tùy biến sáng tạo thêm. Cũng chính nhờ sự kế thừa này mà thổ cẩm ở Tà Lài luôn ẩn chứa trong mình sức hấp dẫn riêng biệt, thu hút sự quan tâm của du khách.

Mặc dù đã hơn 50 mùa rẫy đi qua, nhưng đôi tay chị Ka Điều vẫn lướt thoăn thoắt trên khung dệt. Chị dành riêng một góc nhỏ trong nhà nâng niu và gìn giữ khung cửi của mẹ để lại ngày nào. Ngoài việc lên nương làm rẫy, chị Ka Điều dành nhiều thời gian để dệt vải. Sản phẩm làm ra chủ yếu là để phục vụ cho gia đình và những người thân. Thi thoảng, chị nhận được một số đơn hàng của các địa phương ở Lâm Đồng, Đắk Lắk, Kon Tum... đặt mua. Chị cùng với các hội viên phụ nữ trong ấp cùng thực hiện để mọi người cùng có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình.

Du khách học dệt vải thổ cẩm tại Nhà dài Tà Lài, H.Tân Phú


Chị Ka Ngân năm nay 35 tuổi thì đã có 26 năm theo nghề dệt thổ cẩm. Chị bảo, các cô gái Mạ lớn lên mà không biết dệt thổ cẩm thì xấu hổ lắm, phải học dệt thổ cẩm đẹp để may áo váy, chăn, gối, túi… cho mình và gia đình. Tuy chỉ là thợ dệt, chưa đạt đến “kỹ năng” của một nghệ nhân nhưng những sợi vải qua bàn tay khéo léo của chị Ka Ngân cũng tạo nên tấm vải hoa văn đẹp. Chị vừa dệt vừa thêu, dệt tới đâu thì thêu tới đấy. Cô con gái nhỏ của chị chưa đầy 7 tuổi ngồi sát khung dệt, học theo mẹ từng chi tiết.

Chị Ka Ngân chia sẻ: “Dệt thổ cẩm vất vả lắm. Nó đòi hỏi người dệt phải kiên nhẫn, có sức khỏe, đôi bàn tay khéo léo và óc sáng tạo. Phải tỉ mẩn ngồi nhặt sợi để tạo từng đường hoa. Trung bình một chiếc áo, váy phải dệt gần 1 tuần mới xong. Với những tấm vải rộng hoặc làm tấm chăn phải mất hơn nửa tháng. Vất vả là vậy nhưng đây là nghề truyền thống từ bao đời nay của người Mạ. Tổ tiên của chúng tôi luôn xem dệt vải là thước đo chuẩn mực, tiêu chí chọn vợ cho các chàng trai”.

Trong căn nhà sàn nhỏ ở ấp 4, xã Tà Lài, chị Ka Rỉn và con gái Ka Hương vẫn say sưa ngồi dệt vải. Mỗi người một góc, mỗi người mỗi việc. Yêu thổ cẩm, chị Ka Rỉn quyết tâm giữ nghề, truyền “bí kíp” của nghề cho con gái, giống như chị đã từng quanh quẩn học dệt bên bà và mẹ từ thời bé. Theo chị Ka Rỉn, trước đây nhà nào cũng có khung dệt, bộ váy áo thổ cẩm được coi như là của cải của người mẹ cho con gái đi lấy chồng. Mặc dù cuộc sống của hôm nay đã hiện đại hơn nhưng người Mạ ở Tà Lài vẫn luôn tự hào bởi những sản phẩm tự tay mình dệt nên.

Phát huy nét đẹp văn hóa

Với mong muốn giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa của đồng bào Mạ, mới đây trong đám cưới của mình, chị Ka Hương đã tự tay dệt và may trang phục truyền thống của người Mạ. Chị Ka Hương cho biết, đám cưới của chị được thực hiện với đầy đủ các nghi lễ của người Mạ. Ngoài may trang phục cưới bằng thổ cẩm Mạ, chị còn tự mình làm rượu cần, chế biến các món ăn đặc trưng của đồng bào, vừa để dâng cúng tổ tiên vừa để đón khách.


Nghệ nhân Ka Điều đang dệt vải dưới gốc cây trong sân nhà


“Trong đám cưới, vợ chồng tôi mặc bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình để đón khách. Mặc dù bây giờ có rất nhiều mẫu váy cưới hiện đại nhưng Hương vẫn thích mặc đồ thổ cẩm, vì nó thoải mái và nhìn có sự khác biệt. Bởi nếu mặc váy cưới như hiện nay ai cũng như ai, còn đâu là nét đẹp riêng của đồng bào Mạ. Bên cạnh đó, Hương còn kêu gọi các bạn trẻ cùng mặc đồ thổ cẩm trong lễ ăn hỏi và trong tiệc cưới để giữ gìn nét văn hóa của dân tộc mình” - chị Ka Hương chia sẻ.


Sản phẩm thổ cẩm dân tộc Mạ trưng bày tại Nhà dài Tà Lài, H.Tân Phú


Làm việc tại Nhà dài Tà Lài, Ka Hương cho biết chị thường xuyên mặc trang phục thổ cẩm để đón khách du lịch. Tuy nhiên, trong thâm tâm chị nhận thấy thổ cẩm của người Mạ đang dần bị mai một. Người trẻ biết dệt vải thổ cẩm đẹp không nhiều. Có nhiều lý do, nhưng theo chị, việc bán rất ít người mua nên chẳng mấy ai mặn mà. Điều mà chị mong là con em đồng bào Mạ lớn lên ở Tà Lài đều biết dệt vải như cha ông ta ngày xưa, sản phẩm có đầu ra ổn định để không chỉ giúp bà con thoát nghèo mà còn có chỗ đứng đúng nghĩa trên thị trường...

Ngày nay, dù chỉ màu công nghiệp đã trở nên phổ biến nhưng đồng bào Mạ ở Tà Lài vẫn giữ cách trồng bông, xe sợi, nhuộm màu và dệt hoa văn truyền thống. Theo nghệ nhân dân gian Ka Bào, người trẻ hôm nay học được nghề dệt, gìn giữ và phát huy được nghề truyền thống của dân tộc mình là vui lắm rồi. Dù thu nhập không nhiều nhưng đó cũng là niềm vui vì giữ gìn và phát huy được nghề của tổ tiên. Ở bất cứ nơi đâu, nếu nhìn hoa văn trên các tấm thổ cẩm, những người am hiểu về văn hóa vùng miền sẽ dễ dàng nhận ra đó là sản phẩm của đồng bào Mạ Tà Lài.

Theo Báo Đồng Nai

Tin liên quan

Tin mới hơn

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

LNV - Bắc Ninh là một tỉnh nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống, trong đó phải kể đến làng nghề đúc đồng Đại Bái, trước đây gọi là làng Văn Lãng (hay còn gọi là làng Bưởi Nồi), thuộc xã Đại Bái, huyện Gia Bình. Từ lâu, làng đã nổi danh với nghề đúc đồng, chuyên sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo.
Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu

LNV - Việc đưa các sản phẩm làng nghề lồng ghép trong các cuốn sách là cách thức hiệu quả để quảng bá thương hiệu, tăng cơ hội xuất khẩu.
Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội

LNV - Hà Nội là mảnh đất hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc, nơi lưu giữ hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề truyền thống. Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, việc bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề đang đứng trước nhiều thách thức. Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) được xác định là một trong những giải pháp chiến lược giúp Hà Nội bảo tồn văn hóa làng nghề một cách hiệu quả và bền vững.
Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến

LNV - Theo UBND huyện Gia Lâm, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 2738/QĐ-UBND, cho phép Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp xã Dương Xá sử dụng địa danh “Dương Xá” để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Nông sản chế biến Dương Xá”.
Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng

LNV - Trong số sáu cá nhân vừa được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân” vì những cống hiến đặc biệt trong gìn giữ và phát huy di sản nghề thủ công mỹ nghệ, tỉnh Quảng Nam vinh dự có hai đại diện: Ông Lê Đức Hạ (nghệ nhân gốm ở TX Điện Bàn) và ông Huỳnh Sướng (nghệ nhân mộc tại TP Hội An).
Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”

LNV - ’’Nơi tôi sinh: Làng Phùng Xá- Huyện Thạch Thất gần Chùa Thầy- một làng quê nghèo nhưng dân quê tôi thật thà lắm… “ Một câu nói cũng rất thật thà chân chất đến từ người đàn ông có ánh mắt kiên định, khuôn mặt sáng có chút lãng tử như một hoạ sĩ. Đó là anh Chu Văn Ân, nghệ nhân gỗ lũa Trai Vàng.

Tin khác

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo

LNV - Nói đến "Bắc lan" hay "Bắc hồ câu", "Bất động sản Phương Bắc" ở Suối Hai thì người dân huyện Ba Vì (Hà Nội) và các địa phương lân cận ai cũng biết đó là tên thường gọi của doanh nhân Lê Đức Bắc. Anh Bắc không những thành đạt trong lĩnh vực vận tải, xây dựng, kinh doanh bất động sản mà còn là một nghệ nhân sinh vật cảnh và làm vườn (SVC & LV).
Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông

LNV - Xứ Thanh nổi tiếng là vùng đất của những làng nghề truyền thống lâu đời, nơi lưu giữ trọn vẹn giá trị văn hóa, tinh thần và bàn tay tài hoa của bao thế hệ. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, mỗi làng nghề không chỉ là kế sinh nhai của người dân mà còn là “bảo tàng sống” của tinh hoa văn hóa đất Việt, ngày càng được phát huy mạnh mẽ trong đời sống hiện đại.
Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng

LNV - Nằm ven dòng sông Hậu hiền hòa, làng nghề bánh tráng Thuận Hưng (xã Thuận Hưng, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ) là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời, nổi tiếng miền Tây Nam Bộ. Ngày nay, những người dân nơi đây vẫn miệt mài đỏ lửa, tráng bánh nhằm gìn giữ và phát triển làng nghề địa phương.
Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

LNV - Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi và nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tối đa tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.
Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá

LNV - Lên Cao nguyên đá, nhiều du khách sẽ tìm đến với Làng nghề dệt vải lanh Lùng Tám, xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ. Nơi đây nổi tiếng với việc gìn giữ, phát huy hiệu quả nghề truyền thống của Hợp tác xã lanh Lùng Tám, với 100% thành viên là phụ nữ người Mông. Sự cần cù, sáng tạo từ những sợi lanh đã cho ra đời nhiều sản phẩm thủ công rất đẹp, mang đậm bản sắc truyền thống. Chính điều này đã giúp cho Làng nghề dệt vải lanh Lùng Tám trở thành một điểm du lịch trải nghiệm cực kỳ hấp dẫn và thu hút rất đông du khách.
Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ

LNV - Từ năm 2012 đến nay, nghệ nhân Đặng Văn Hậu (làng Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) đã lần lượt tái hiện lại hàng loạt con giống độc đáo: Lục súc tranh công, Tứ linh, Tam sư, Nghê hý châu, Ngũ hổ thần quan… Đặc biệt, các họa tiết truyền thống vân mây từ tranh Hàng Trống được đưa vào con giống bột, tạo nên sự giao thoa giữa mỹ thuật dân gian và hơi thở hiện đại.
Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025

LNV - UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành Quyết định công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025 cho các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt

LNV - Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã dẫn đến việc sử dụng máy móc thay cho lao động chân tay, máy thêu ra đời và công nghệ thêu cũng phát triển theo đó. Mặt khác, trước sự tác động của kinh tế thị trường trong những năm gần đây, nhiều nghề thủ công có nguy cơ mai một, trong đó có nghề tranh thêu tay truyền thống.
Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội

LNV - Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm, biến cố, các làng nghề ở Hà Nội vẫn giữ được nét đẹp riêng, góp phần làm nên vẻ đẹp của mảnh đất ngàn năm văn hiến. Những làng nghề truyền thống ấy nổi tiếng là điểm đến thú vị cho bạn trong những chuyến đi cuối tuần khám phá Thủ đô.
Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc

LNV - Nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, chiều 10/6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt các nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc và lãnh đạo Hiệp hội Làng nghề Việt Nam.
Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế

LNV - Từ những làng nghề đan lát, dệt thổ cẩm, đến miến dong Phia Đén, rèn Phúc Sen hay ngói đất nung Lũng Rì, tỉnh Cao Bằng đang từng bước gìn giữ và phát huy giá trị của các làng nghề truyền thống. Không chỉ góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, các làng nghề còn mang lại sinh kế ổn định cho người dân, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, và trở thành điểm tựa quan trọng trong hành trình xây dựng nông thôn mới bền vững.
Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên

LNV - Phú Xuyên là vùng đất trăm nghề có lợi thế rất lớn để phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Đầu tư quy hoạch, xây dựng Cụm công nghiệp (CCN) làng nghề đang là hướng đi đúng tạo động lực phát triển kinh tế địa phương bền vững.
Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh

LNV - Chiếc áo mộc mạc, được làm từ những tàu lá cọ khô, không chỉ là vật dụng che mưa nắng quen thuộc của người dân thôn Yên Lạc (xã Quang Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) suốt hàng trăm năm, mà còn là biểu tượng của sự cần cù, khéo léo và nét đẹp văn hóa đậm đà bản sắc. Giữa nhịp sống hối hả, nghề chằm áo tơi truyền thống vẫn được người dân lặng lẽ “giữ lửa”, trao truyền qua bao thế hệ, bảo tồn một phần hồn quê hương trong từng sợi lá.
Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt

Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt

LNV - Để giải quyết những thách thức về năng suất, chất lượng, truy xuất nguồn gốc cũng như nâng cao sức cạnh tranh, việc áp dụng các công nghệ 4.0 trong bảo đảm chất lượng sản phẩm, minh bạch quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm là giải pháp bền vững cho phát triển ngành ong Việt Nam.
Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng

Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng

LNV - Những đàn ong mật được người dân xã Nghĩa Đồng huyện miền núi Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An phát triển nhân rộng và cho sản lượng mật cao, chất lượng mật tốt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã

LNV - Sáng 30 tháng 6/2025 tại thành phố Hải Phòng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về dự lễ công bố Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện thành
Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

LNV - Bắc Ninh là một tỉnh nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống, trong đó phải kể đến làng nghề đúc đồng Đại Bái, trước đây gọi là làng Văn Lãng (hay còn gọi là làng Bưởi Nồi), thuộc xã Đại Bái, huyện Gia Bình. Từ lâu, làng đã nổi danh với nghề đúc đồng, chuyên sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo.
Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững

Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững

LNV - Trong 6 tháng đầu năm 2025, với vai trò trung tâm và nòng cốt trong phong trào xây dựng nông thôn mới, hội viên nông dân toàn tỉnh đã đóng góp hàng nghìn ngày công lao động, hàng chục triệu đồng cùng nhiều mô hình sáng tạo nhằm cải thiện hạ tầng, bảo vệ môi trường, xây dựng đời sống văn hóa. Sự chủ động, tích cực của nông dân không chỉ làm đổi thay diện mạo làng quê mà còn thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của người dân trong công cuộc kiến thiết quê hương theo hướng văn minh, hiện đại và bền vững.
Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới

Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Với phương châm “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, đội ngũ đảng viên ở các chi bộ thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện Nông Cống trở thành những hạt nhân xung kích trong triển khai thực hiện tiêu chí XDNTM.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV - Vừa qua, UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu tổ chức lễ công bố Quyết định của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa hai nghề thủ công truyền thống là nghề làm bánh tráng An Ngãi và nghề làm bánh hỏi An Nhứt vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Giao diện di động