Hà Nội: 26°C Hà Nội
Đà Nẵng: 26°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 26°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 26°C Thừa Thiên Huế

Nhiều sản phẩm độc đáo làm bằng tre

LNV - Taboo Bamboo là một xưởng mỹ nghệ tre của anh Võ Tấn Tân (45 tuổi), tọa lạc gần chân cầu Cửa Đại (Hội An). Xưởng thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước cùng các bạn trẻ đến học nghề, tham quan, mua sắm nhờ sự độc đáo của các sản phẩm từ hàng tre mỹ nghệ. Những sản phẩm của anh không chỉ mang tính ứng dụng và thân thiện với môi trường, mà còn góp phần làm thức dậy một làng nghề tre tuyền thống tưởng như đã mai một.


Chúng tôi đã rất ấn tượng khi đến thăm xưởng tre "Taboo Bamboo Workshop" của anh Võ Tấn Tân (trú tại xã Cẩm Thanh, TP. Hội An), vì từ trong nhà đến ngoài vườn, có nhiều tác phẩm thủ công mỹ nghệ bằng tre ghép từ những gốc và thân tre sần sùi tưởng chừng như bỏ đi. Nhưng nhờ tài năng và sự tỉ mẩn của anh, chúng đã trở thành những sản phẩm độc đáo, đa dạng và góp phần tạo thêm sức hút cho các sản phẩm du lịch của phố cổ Hội An. Những tác phẩm nghệ thuật độc đáo từ gốc, thân tre của hai cha con ông là điều khiến du khách trong và ngoài nước không khỏi ngỡ ngàng, thích thú.

Vừa lắp ráp chiếc xe đạp bằng tre, anh Tân cho biết, anh sinh ra và lớn lên trong một gia đình có nghề "hàng tre" truyền thống. Bố anh là nghệ nhân Võ Tấn Mười (75 tuổi) có thâm niên hơn 50 năm trong nghề "tranh tre dừa nước". Gần 20 năm qua, lúc "nghề nhàn", hai cha con anh đã mày mò và tỉ mẩn chế tác hàng thủ công mỹ nghệ bằng nguyên liệu là tre để tạo ra những sản phẩm "độc nhất vô nhị". Chẳng hạn như cái điện thoại bàn loại cổ bằng tre mà sử dụng rất tốt, hay cây đàn guitar bề ngoài trang trí bằng tre, cũng không kém phần độc đáo và thanh nhã.

Anh Tân cho biết rằng sau khi tốt nghiệp ngành điện tử, anh đã xin vào làm việc tại một nhà máy lắp ráp điện tử tại TP.Đà Nẵng. Tuy nhiên, vì đam mê với nghề tre của ông cha, anh đã quyết định trở về quê và làm việc tại một công ty du lịch. Bên cạnh công việc chính, anh đã dành thời gian cùng cha để chế tác các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ tre, như bộ "sa lông tre" hoàn toàn bằng tre với các gốc tre và trối tre uốn lượn như "rồng bay phượng múa".

Anh Tân rất đam mê chế tác các sản phẩm trang trí mỹ thuật bằng tre, như vỏ đựng các chai rượu Tây, đèn ngủ và các con tôm đẹp mắt. Anh rất tự hào về chiếc điện thoại bàn kiểu cổ điển được chế tác bằng tre, một sản phẩm do anh thiết kế và vận dụng kiến thức kỹ thuật điện tử để làm ra.

Tiếp tục thành công đó, anh Tân đã sáng chế ra nhiều sản phẩm khác như chiếc ô tô tre chạy bằng điện, ngôi nhà tre, cá chép tre và các vật dụng khác như bàn, ghế, đũa, muỗng, chén, bình hoa, các con vật, đồ chơi xinh xắn, đèn và nhiều sản phẩm khác. Trong đó, sản phẩm đèn ống tre đan trang trí của anh Tân đã được công nhận là sản phẩm Công nghiệp Nông thôn tiêu biểu của tỉnh Quảng Nam năm 2021. Mỗi chiếc đèn được chế tác công phu và tinh xảo, có giá từ 400.000-700.000 đồng và là mặt hàng bán rất chạy tại xưởng tre của anh.


Toàn bộ các mối nối đều được quấn bằng dây gai


Anh Võ Tấn Tân đang kiểm tra khung xe đạp bằng tre


Trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, sản phẩm cá chép tre của anh Tân có chiều dài "khủng" từ 2-3m rất được khách hàng yêu thích vì độ tinh xảo và mới lạ. Nhiều nhà hàng, khu resort, biệt thự đã đặt mua cá chép tre để trang trí và cầu mong một năm mới nhiều điều may mắn, thuận lợi và tốt đẹp.

Anh Tân cho biết chúng tôi sản xuất những chiếc xe đạp với nhiều kiểu dáng khác nhau, sử dụng khung xe, tay lái, và dè xe được làm bằng thân cây tre. Loại tre này có thể là tre gai hoặc tre tầm vông già khú đế, với đặc tính bền và dẻo, được lựa chọn để thay thế cho bộ khung của xe đạp.


Trước khi sử dụng, thân tre già phải trải qua quá trình ngâm bùn 1 năm và sấy khô, xử lý mối mọt để đạt độ chuẩn không còn co rút. Sau đó, tre được chọn mới được đưa vào công đoạn làm khung xe. Toàn bộ quá trình sản xuất xe đạp tre được thực hiện bằng thủ công, với các đầu nối gia cố được quấn bằng sợi gai thấm keo siêu bền để tạo ra các đoạn khối có thẩm mỹ cao. Sau đó, xe được phun dầu bóng để bảo vệ và làm cho chiếc xe trở nên mới lạ và hấp dẫn hơn.

Tuy nhiên, để hoàn thành một chiếc xe đạp bằng tre không phải là chuyện dễ dàng. Anh Tân cho biết ban đầu "vạn sự khởi đầu nan" do thiếu kinh nghiệm, chiếc xe đạp tre còn rung lắc khi đi trên đường gồ ghề. Sau đó, anh đã phải thử nghiệm gần 20 mẫu liên kết các đầu nối khung xe bằng sợi gai mới được bền, chắc chắn, ổn định và đảm bảo an toàn khi sử dụng trên đường. Thời gian để sản xuất một chiếc xe đạp tre đạt chất lượng tốt phải mất khoảng 2 tuần và giá thành của nó khoảng 20 triệu đồng một chiếc.

Dù yêu cầu tay nghề cao, công việc của xưởng khá bận rộn nhưng luôn thu hút nhiều thanh niên địa phương đến học nghề và làm việc tại xưởng của anh. Ngoài ra, mỗi tháng, khoảng 2.000 lượt du khách đến tham quan, trải nghiệm và tự tay làm ra các đồ vật lưu niệm từ tre.

Hiện nay, xưởng tre của anh Tân có diện tích 1.000m2 và cung cấp việc làm cho 6 lao động thường xuyên với mức lương dao động từ 8-12 triệu đồng/người/tháng. Những sản phẩm từ tre theo chân du khách đi muôn nơi, trở thành những điểm nhấn văn hoá trong những không gian sang trọng. Gia đình anh Tân có mức thu nhập hơn 400 triệu đồng/năm từ việc kinh doanh xưởng tre.

Anh Tân cho biết: "Chi phí đầu tư sản xuất các sản phẩm từ tre không nhiều, nhưng đối với nghề này, người thợ phải có tay nghề cao, biết chịu khó, kiên trì và tỉ mỉ. Nghề này đòi hỏi sống hết mình với niềm đam mê và không ngừng đổi mới, phát triển".


Du khách nước ngoài tìm hiểu chế tác mẫu xe đạp bằng tre Việt Nam tại "Taboo Bamboo Workshop" của anh Võ Tấn Tân


Trước khi ra về, chúng tôi rất khâm phục, ngưỡng mộ anh Tân và đội ngũ của anh đã xây dựng được cơ ngơi vững chãi ven lũy tre làng, góp phần "tái sinh" một làng nghề tre tuyền thống tưởng chừng đã mai một và để nhiều bạn bè quốc tế biết đến cây tre, loài cây được ví như linh hồn của làng quê Việt Nam, rất thân thiết trong đời sống của người Việt Nam. Cây tre còn tạo nên những lũy, thành, giúp cha ông ta bảo vệ làng quê trước thử thách của thiên nhiên và bảo vệ đất nước khỏi giặc ngoại xâm…

Tiên Sa



Tin liên quan

Tin mới hơn

Bảo tồn các làng nghề trước nguy cơ mai một

Bảo tồn các làng nghề trước nguy cơ mai một

LNV – Trước thực trạng nhiều làng nghề đứng trước nguy cơ mai một, UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành kế hoạch số 148/KH-UBND bảo tồn và phát triển làng nghề đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Làng bánh Trung thu truyền thống hơn 100 năm tuổi nghề ở ven đô

Làng bánh Trung thu truyền thống hơn 100 năm tuổi nghề ở ven đô

LNV - Trải qua hơn 100 năm với đủ thăng trầm của thời cuộc, hương vị của những chiếc bánh trung thu truyền thống ở Xuân Đỉnh vẫn nguyên vẹn như ký ức của bao người. Thứ hương vị đặc trưng ấy vẫn luôn khiến bao người nhớ nhung để mỗi mùa Trung thu về lại tìm mua cho mâm cỗ trông trăng thêm trọn vẹn.
Nghệ nhân dành hơn 70 năm thổi hồn cho rằm Trung thu thêm sáng

Nghệ nhân dành hơn 70 năm thổi hồn cho rằm Trung thu thêm sáng

LNV - Trung thu xưa khi chưa có những món đồ chơi hiện đại như bây giờ, cứ mỗi dịp Trung thu về, tại các làng nghề, những người nghệ nhân lại miệt mài ngày đêm, thổi hồn cho những món đồ chơi dân gian. Tại làng nghề Đàn Viên (xã Cao Viên, huyện Thanh Oai, Hà Nội) hiện nay vẫn còn Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Văn Quyền đã có hơn 70 năm làm đèn kéo quân, góp phần lưu giữ nét văn hóa truyền thống của dân tộc.
Thanh Trì (hà Nội): Liên hoan “bàn tay vàng” Làng nghề truyền thống Bánh Trung thu

Thanh Trì (hà Nội): Liên hoan “bàn tay vàng” Làng nghề truyền thống Bánh Trung thu

LNV - Chiều 18-9, tại Làng nghề truyền thống bánh trung thu thôn Nội Am (xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, Hà Nội), đã diễn ra Liên hoan "Bàn tay vàng" làng nghề truyền thống bánh trung thu.
Hải Dương: Làng nghề bánh đa Lộ Cương thiếu lao động

Hải Dương: Làng nghề bánh đa Lộ Cương thiếu lao động

LNV - Bên cạnh việc phát triển giúp giữ gìn và phát huy nghề truyền thống bánh đa Lộ Cương ở TP Hải Dương, hiện nay làng nghề này cũng đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu lao động.
Làng nghề Việt Nam - Sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng hướng tới phát triển bền vững

Làng nghề Việt Nam - Sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng hướng tới phát triển bền vững

LNV - Các giải pháp sản xuất sạch góp phần phát triển bền vững làng nghề

Tin khác

Nghệ nhân giữ hồn cốt của một làng nghề truyền thống

Nghệ nhân giữ hồn cốt của một làng nghề truyền thống

LNV - Sau 44 năm gắn bó với nghề làm mặt nạ giấy bồi, vợ chồng nghệ nhân Nguyễn Văn Hòa và vợ bà Đặng Hương Lan là những nghệ nhân cuối cùng ở phố cổ Hà Nội dồn hết tâm huyết với nghề.
Sơn mài Hạ Thái vươn ra thế giới

Sơn mài Hạ Thái vươn ra thế giới

LNV - Với nền tảng vững chắc từ nghề truyền thống, người làng nghề sơn mài Hạ Thái xã Duyên Thái huyện Thường Tín (Hà Nội) đã không ngừng nâng cao tay nghề, phát triển nghề theo mô hình HTX, doanh nghiệp để mang sản phẩm tới nhiều khách hàng trong và ngoài nước.
Ngôi làng giữ lửa nghề làm hương đen hàng trăm năm trên đất Kinh Bắc

Ngôi làng giữ lửa nghề làm hương đen hàng trăm năm trên đất Kinh Bắc

LNV - Mảnh đất Kinh Bắc xưa nay nổi tiếng là đất trăm nghề, trong đó có nghề làm hương đen ở làng Chóa (xã Dũng Liệt, huyện Yên Phong) đã được lưu giữ và truyền dạy hàng 100 năm. Với sản phẩm đậm hương liệu tự nhiên, người dân nơi đây không chỉ coi nghề làm hương là nghiệp làm ăn, mà đó còn là tình yêu và nét đẹp của một làng nghề văn hóa lâu đời.​
Hội thi thủ công mỹ nghệ tiếp nhận sản phẩm đến hết ngày 30-9

Hội thi thủ công mỹ nghệ tiếp nhận sản phẩm đến hết ngày 30-9

LNV - Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2023...
Làng nghề mộc Thủ Độ

Làng nghề mộc Thủ Độ

LNV - Làng nghề mộc thôn Thủ Độ, xã An Tường có tuổi đời lên đến hàng trăm năm. Trải qua nhiều đời cha truyền con nối, sản phẩm làng mộc Thủ Độ nức tiếng vươn xa khắp nơi và được người tiêu dùng cả nước ưa chuộng, tin dùng.
Người phụ nữ nặng lòng với nghề dệt thổ cẩm

Người phụ nữ nặng lòng với nghề dệt thổ cẩm

LNV - Từ đôi bàn tay khéo léo của bà Hà Thị Mận ở bản Bút, xã Nam Xuân (Quan Hóa) những sợi bông vải đã được kết nối, hóa thân thành một bức tranh đa sắc màu, mang đậm nét đặc trưng của người Thái.
Quy định xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống

Quy định xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống

LNV - Trong Nghị định 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành về các quy định về phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó đã nêu rõ về tiêu chí, hồ sơ, trình tự để được xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.
Tình yêu với hoa khô

Tình yêu với hoa khô

LNV - Với mỗi dịp quan trong, những khoảnh khắc đặc biệt như sinh nhật, cưới hỏi, lễ kỷ niệm thì không thể thiếu những bó hoa tươi thắm. Nó chứa đựng những tâm tư, tình cảm mà người tặng hoa muốn gửi tới người nhận vì đơn giản mỗi loài hoa mang một màu sắc, một vẻ đẹp và ý nghĩa riêng của nó. Đối với những người yêu thích hoa sẽ cảm thấy tiếc nuối khi thấy những cánh hoa úa tàn và không thể khoe sắc được nữa. Chính vì lý do đó cô gái trẻ Nguyễn Thị Thu Thủy đã nghĩ ra cách để lưu lại vẻ đẹp của những bông hoa.
Nghệ nhân nâng tầm giá trị sản phẩm lụa Vạn Phúc

Nghệ nhân nâng tầm giá trị sản phẩm lụa Vạn Phúc

LNV - Nghệ nhân Nghiêm Thị Thu Hương – Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Đông Hương (Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội) đã dày công sáng tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo từ lụa tơ tằm. Nhằm cung cấp cho thị trường trong nước và quốc tế, góp phần giữ gìn, nâng cao giá trị sản phẩm lụa truyền thống của quê hương Vạn Phúc.
Làm giàu từ gìn giữ và phát triển nghề làm rượu cần

Làm giàu từ gìn giữ và phát triển nghề làm rượu cần

LNV - Không chén chú chén anh, người đồng bào Ê Đê sinh sống trong dải đất Tây Nguyên lại thể hiện sự đoàn kết và sum họp với nhau qua văn hóa trong uống rượu cần. Trải qua hàng trăm năm lịch sử, thức uống đấy dần trở nên phổ biến, đem lại thu nhập và là nét văn hóa đặc trưng của người đồng bào Ê Đê.
Làng nghề truyền thống Trung Thu nơi những đốm lửa nghề bền bỉ gìn giữ tuổi thơ cho trẻ em Việt Nam

Làng nghề truyền thống Trung Thu nơi những đốm lửa nghề bền bỉ gìn giữ tuổi thơ cho trẻ em Việt Nam

LNV - Dịp tết Đoàn viên cận kề cũng là lúc các làng nghề làm đồ chơi Trung Thu truyền thống tất bật, rôm rả hơn. Những món đồ chơi thủ công được các nghệ nhân khéo léo làm nên như một món quà Trung Thu dành cho con trẻ đầy ấm áp. Qua năm tháng, chính bàn tay tài hoa của những nghệ nhân và lòng kiên trì theo nghề qua năm tháng đã giữ vững nét nguyên bản của lễ hội Trung thu hàng năm cho đến tận bây giờ.
Nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Cẩm Thủy nguy cơ mai một

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Cẩm Thủy nguy cơ mai một

LNV - Dệt thổ cẩm là một nghề truyền thống của dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung, của người Mường nói riêng. Tuy nhiên hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp may mặc, nghề thổ cẩm đang dần mai một. Nhiều phụ nữ dân tộc Mường ở huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa đã không còn mặn mà với nghề truyền thống của dân tộc mình.
Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến

Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến

LNV - Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến, xã Tăng Tiến, Việt Yên (Bắc Giang) là nơi có nghề đan lát truyền thống nổi tiếng từ rất lâu đời. Làng có lịch sử hình thành khoảng hơn 300 năm, khoảng vào thời nhà Hậu Lê và ngày một phát triển lớn mạnh.
Sản phẩm làng nghề cần chú trọng sản xuất theo thị hiếu của người tiêu dùng

Sản phẩm làng nghề cần chú trọng sản xuất theo thị hiếu của người tiêu dùng

LNV - Hiện nay, cả nước có hơn 5.400 làng nghề và làng có nghề, thu hút hơn 13 triệu lao động, mang lại giá trị xuất khẩu hơn 1,7 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, việc chưa coi trọng đầu tư khâu thiết kế mẫu mã khiến sản phẩm thủ công chưa đổi mới nhiều. Để nâng cao vị thế cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thủ công mỹ nghệ cần quan tâm hơn đến thị hiếu của người tiêu dùng.
“Xóm thủ công” ở phố Hội

“Xóm thủ công” ở phố Hội

LNV - Tại Hội An, một nhóm bạn trẻ yêu nghề truyền thống và mong muốn phục hồi vẻ đẹp cuộc sống nguyên bản trong khu phố cổ đã tạo ra “Xóm thủ công” với phiên chợ vô cùng độc đáo. Họ đã nỗ lực tái hiện lại những nghề thủ công lâu đời của cư dân sống trong các kiệt nhỏ của phố cổ Hội An. Hầu hết họ là những thế hệ thứ ba, thứ tư còn tham gia làm và giữ gìn nghề thủ công truyền thống hơn 100 năm trước của thành phố bên bờ sông Hoài.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
qc-trang-trai-sinh-thai-vinamilk-green-farm
Mới nhất Đọc nhiều
Bánh tráng trộn - Món ăn đường phố sài gòn

Bánh tráng trộn - Món ăn đường phố sài gòn

LNV - Trong vô vàn các loại món ăn đường phố Sài Gòn, có lẽ món bánh tráng trộn vẫn là món ăn vặt ưa thích của hầu hết các bạn học sinh, sinh viên bởi hương vị ngon đặc biệt cùng giá thành phải chăng. Cuộc sống ngày càng phát triển, bánh tráng trộn ngày nay đã được chế biến theo cách mới, độc đáo, ngon hơn và đặc biệt hương vị cũng khác trước rất nhiều. Hương vị của từng lá bánh tráng quyện cùng nước chấm nhiều vị cùng bò khô, tôm, xoài, lạc đã in sâu vào tâm trí của nhiều người.
Khuyến công Thái Bình hỗ trợ phát triển kinh tế xanh trong sản xuất

Khuyến công Thái Bình hỗ trợ phát triển kinh tế xanh trong sản xuất

LNV - Cùng với nguồn vốn khuyến công, Công ty CP Hải Ngọc (địa chỉ, xã Tây Giang, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) đã đầu tư xây dựng hệ thống trạm “sinh khối, sinh khí” sử dụng viên nén gỗ; thay thế hệ thống lò nung bằng than đá nhằm đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng suất chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng.
Khuyến công tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn phát triển

Khuyến công tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn phát triển

LNV - Đồng hành cùng các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã triển khai nhiều hoạt động khuyến công, như hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiến tiến trong sản xuất, tập huấn nâng cao năng lực quản lý, hỗ trợ phát triển sản phẩm CNNT…
Bắc Giang: Phấn đấu hoàn thành kế hoạch khuyến công

Bắc Giang: Phấn đấu hoàn thành kế hoạch khuyến công

LNV - Năm 2023, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Giang được Bộ trưởng Bộ Công Thương giao thực hiện 2 đề án khuyến công quốc gia, tổng kinh phí là 2.400 triệu đồng, để hỗ trợ cho 8 doanh nghiệp ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất. Trong 6 tháng đầu năm, tổ chức triển khai thực hiện 2/2 đề án, khối lượng công việc hoàn thành đạt 50%. Trong những tháng cuối năm, Trung tâm đặt mục tiêu tiếp tục tập trung thực hiện, phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch khuyến công quốc gia.
Xã Cấp Dẫn (Phú Thọ): Nỗ lực thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng nông thôn mới

Xã Cấp Dẫn (Phú Thọ): Nỗ lực thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Giáo dục là một trong những tiêu chí quan trọng trong thực hiện chương trình MTQG xây dựng Nông Thôn Mới. Theo đó, xã Cấp Dẫn, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ đang tích cực triển khai nhiều giải pháp để hoàn thành tiêu chí về giáo dục để xã cán đích Nông Thôn Mới trong năm 2023.
qc-fruit-love
qc-viglacera
qc-ao-dai
qc-brg-hapro
qc-vinfast
qc-vietmake
qc-vfresh
qc-bidv
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
qc-cse
qc-vinfast-thue-pin
Giao diện di động