Nha Xá bảo tồn nghề dệt lụa truyền thống
Làng nghề lụa Nha Xá có chiều dài lịch sử hơn 700 năm, hiện nay các nghệ nhân và các hộ sản xuất vẫn duy trì bảo tồn, phát triển nghề để các lái buôn và du khách thập phương say đắm sự mềm mại quyến rũ mà ghé chân lại khi đến nơi này.
![]() |
Trung tâm giới thiệu sản phẩm làng nghề dệt lụa Nha Xá |
Căn cứ sử sách, các thần tích, sắc phong được lưu giữ tại đình làng Nha Xá, các di tích, dấu tích khảo cổ và truyền thuyết kể lại của những cụ cao tuổi tại địa phương, thời gian hình thành làng nghề dệt lụa Nha Xá được xác định vào cuối thế kỷ 13, đầu thế kỷ 14. Nhân dân nơi đây thờ danh tướng Trần Khánh Dư là ông tổ truyền nghề.
Sau cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên – Mông xâm lược thắng lợi, danh tướng Trần Khánh Dư đã đưa dân từ Vân Đồn (Quảng Ninh) về khai hoang lập ấp tại thôn Dưỡng Hòa, xã Duy Hải, huyện Duy Tiên (nay là phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên), sau đó ông về thôn Nha Xá cho dựng chùa và tu ở đấy. Ngoài việc tu hành, Trần Khánh Dư còn dạy dân địa phương nghề ươm cá bột và ươm tơ dệt lụa.
![]() |
Khung dệt cổ được trưng bày tại Nhà truyền thống |
Khi đó, hằng năm vào mùa mưa, nước sông Hồng dâng lên, trứng cá, cá con từ trên nguồn theo dòng nước tràn vào các lạch, Trần Khánh Dư đã hướng dẫn mọi người vớt trứng, cá con đem về ươm ở các ao nhỏ trong làng. Để lấy được trứng, cá con từ sông Hồng lên phải có vợt để xúc. Do vậy cùng với nghề ươm cá bột, nghề ươm tơ, dệt lụa ra đời phục vụ nhu cầu lúc đó là dệt săm - nguyên liệu để may vợt xúc cá. Sau đó dần phát triển lên nghề dệt lụa.
Quy trình kỹ thuật của nghề dệt lụa Nha Xá trước đây trải qua các bước từ trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa. Từ 6 sợi tơ nguyên liệu, người thợ quay tơ để tạo thành một sợi tơ dệt bền chắc. Và để dệt được một khổ vải 90cm phải luồn tới 2.800 sợi tơ dọc. Chỉ điều đó thôi đã đủ thấy việc dệt lụa cần sự tỉ mỉ và kiên nhẫn đến nhường nào. Quanh năm suốt tháng, dù mưa hay nắng, những người thợ vẫn miệt mài dệt lụa đưa danh tiếng của Nha Xá đến muôn nơi.
![]() |
Xưởng dệt vải tại làng lụa Nha Xá |
Theo ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch Hiệp hội dệt lụa Nha Xá cho biết: Hiện nay, Nha Xá có hơn 90% hộ dân tham gia dệt, vận hành gần hàng trăm máy dệt. Nhiều gia đình đông lao động, tổ chức sản xuất hợp lý có tới 4 - 5 máy dệt trong nhà chạy suốt ngày đêm. Những gia đình này thường khép kín các công đoạn sản xuất từ nguyên liệu đến thành phẩm. Những xưởng lớn có hàng chục máy dệt, những máy dệt lớn chuyên dệt những sản phẩm có chất lượng cao cung cấp cho các thị trường cao cấp trong và ngoài nước là Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và xuất khẩu sang Lào, Thái Lan…
Theo ông Định chủ cửa hàng tại Nha Xá chia sẻ: "Khách hàng rất ưa chuộng lụa Nha Xá bởi vải lụa tơ tằm tự nhiên, khi mặc vào sẽ cảm thấy thực sự thoải mái và không hề bị bết dính ngay cả khi cơ thể ra nhiều mồ hôi. Cửa hàng thường dùng lụa hoa để may áo sơ mi cách điệu, jumpsuit (áo liền quần) cá tính hay những bộ váy liền, váy rời bay bổng. Những tấm vải lụa hoa Nha Xá với màu sắc đa dạng, hoa văn trang nhã chính là loại vải hoàn hảo cho người mắc. Đặc biệt, cùng làm từ sợi tơ tằm nên lụa hoa cũng sở hữu khả năng co giãn tốt, mềm mịn và mỏng nhẹ và bề mặt vải nhẵn bóng, ít bị nhăn và dễ dàng được làm sạch."
![]() |
Du khách tham quan mua sắm tại gian hàng trưng bày sản phẩm |
Hiện nay, nghề dệt lụa Nha Xá đã cải tiến một số các công đoạn kỹ thuật nên công đoạn trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ đã không còn. Nghề dệt lụa ở Nha Xá ngày nay nhập nguyên liệu từ nơi khác, các cơ sở chuyên tâm dệt lụa. Làng lụa vì thế có nhiều mặt hàng mới ra đời như: lụa, đũi, tơ xe, lụa hoa, lanh… với chất lượng, mẫu mã sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng. Điều đặc biệt của lụa Nha Xá là nơi đầu tiên dùng những chất liệu từ thiên nhiên như củ nâu, cánh kiến, lá bàng, lá trầu không... để nhuộm lụa tơ tằm. Chính vì vậy, sản phẩm lụa của Nha Xá có những nét đặc trưng riêng với sự mộc mạc, trang nhã về màu sắc và bền đẹp với thời gian.
Hiện nay, bên cạnh việc sử dụng vải lụa hoa để may quần áo thì Hộ kinh doanh Nguyễn Thanh Hải tại thôn Nha Xá, đã sáng tạo trong việc sử dụng vải lụa hoa để làm đèn lồng nhằm nâng tầm giá trị cho mỗi chiếc đèn lồng được sản xuất ra. Vải lụa hoa tơ tằm được những người thợ thủ công của xưởng thực hiện qua các công đoạn công phu bằng tay hoàn toàn nên vẫn giữ được độ tinh xảo và mềm mại. Hay ông Hộ kinh doanh Phạm Văn Thực dùng lụa để làm khăn đũi tơ tằm cao cấp. Những chiếc khăn lụa đũi tơ tằm được dệt bởi những sợi dọc là sợi tơ mảnh và sợi ngang là sợi đũi, tạo cho khăn độ mềm và độ xốp đặc trưng. Quan trọng, sợi đũi là sợi được nhả từ tằm ăn dâu chứ không phải ăn sắn như thông thường. Cũng do làm thủ công bằng tay nên dọc theo các sợi sẽ có những lằn tơ làm cho sợi không đều nhau nên khi chạm vào sản phẩm sẽ có cảm giác rất mềm mại, đặc trưng của lụa Nha Xá.
![]() |
Ngày nay, làng lụa Nha Xá đã cải tiến trong thiết kế nên mẫu mã rất đa dạng và có nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau. Hình dạng hoa văn trên lụa đã được thể hiện dưới đôi tay điêu luyện và óc nhìn tinh tế, sáng tạo của người nghệ nhân lụa Nha Xá. Trải qua biết bao thăng trầm, làng lụa Nha Xá hôm nay các nghệ nhân, thợ giỏi, các hộ sản xuất vẫn miệt mài giữ nghề truyền thống quý báu mà bao đời nay ông cha đã truyền dạy lại.
Tin liên quan
Tin mới hơn

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 Làng nghề, nghệ nhân

Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống
13:57 Văn hóa - Xã hội

Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số
13:57 Văn hóa - Xã hội

Nặm Dên (Chiềng Sơn): Khởi sắc từ chương trình xây dựng nông thôn mới
13:57 Nông thôn mới

Ninh Bình: Công nhận làng nghề trồng hoa đào
13:57 Tin tức