Nguyễn Duy Cường – người “thổi hồn” vào gỗ
Nguyễn Duy Cường được sinh ra tại Làng nghề có truyền thống làm nghề từ lâu đời. Chẳng ai biết nghề điêu khắc ở làng Dư Dụ có từ bao giờ. Theo các cụ cao niên trong làng kể lại: Ở Đình Dư Dụ thờ ông tổ nghề hơn 500 năm nay. Theo một số nghi chép, thời vua Minh Mạng (1820- 1840), thợ làng nghề Dư Dụ đã từng vào cố đô Huế xây dựng cung đình triều Nguyễn. Kế thừa những giá trị của ông cha, từng lớp người ở Dư Dụ đều tích cực học tập và phát triển nghề. Cả làng Dư Dụ đều làm nghề điêu khắc gỗ và tạo nên tiếng tăm lẫy lừng mà không phải nơi nào cũng có được. Cũng chẳng ai có thể thống kê được có bao nhiêu triệu bức tượng Phật thờ trong các đình, chùa khắp đất nước Việt Nam được tạo nên từ đôi tay của nghệ nhân, thợ giỏi ở làng Dư Dụ.
![]() |
Tạo tác nghệ thuật điêu khắc gỗ trên lũa |
Hiện nay, Làng nghề điêu khắc gỗ Dư Dụ là một trong những nghề truyền thống đang lưu giữ những tinh hoa của nghệ thuật điêu khắc, đặc biệt là điêu khắc tượng, những sản phẩm điêu khắc của làng nghề Dư Dụ đã có mặt ở khắp mọi miền đất nước và vượt qua biên giới sang Trung Quốc, các nước Đông Nam Á…
Để chinh phục những khách hàng khó tính nhất anh Cường đã cùng vợ thành lập Cơ sở mộc mỹ nghệ Cường Phong. Để tạo nên những tác phẩm “độc nhất vô nhị” cả về kích thước lẫn độ tinh xảo, anh không chỉ làm với bàn tay, khối óc tài hoa, mà còn làm ra các sản phẩm bằng cả cái tâm của mình. Chỉ bằng chiếc đục, chiếc chàng, những bức tượng Phật bà nghìn mắt nghìn tay, con rồng uốn lượn, Phật Di Lặc từ bi… được chế tác có hồn, mang đến vẻ đẹp ngỡ ngàng.
![]() |
Tạo tác nghệ thuật điêu khắc gỗ trên lũa |
Tâm sự về nghề truyền thống, anh Cường chia sẻ: “Người dân trong làng từ nhỏ đã bắt đầu đi học nghề của cha, chú hay người thân quen. Sau 2 đến 3 năm được công nhận là thợ nhỏ (phó nhỏ). Đến khi có tay nghề nghiệp dư thì thành tốp thợ. Sau đó chuyển sang làm thợ bạn và còn mất một thời gian sau mới lên được phó ba, phó hai. Đặc biệt, khi giỏi nghề, giỏi vẽ, thợ điêu khắc sẽ trở thành phó cả, chuyên nhận việc, chỉ đạo thợ làm”. Sau này những người thợ giỏi được Hiệp hội làng nghề Việt Nam phong tặng Danh hiệu Nghệ nhân Làng nghề hay Nghệ nhân Ưu tú và Nghệ nhân Nhân dân do Nhà nước phong tặng.
Chỉ tay vào đoạn gỗ lũa đang nằm trên mặt đất, anh Cường bày tỏ: Đối với người khác thì khúc gỗ này chẳng thể làm gì được, nhưng người thợ như anh đã thấy dáng của vị Tổ sư Bồ Đề Lạt Ma với vạt áo cà sa ẩn hiện trong làn mây mờ và cây gậy huyền bích. Chỉ cần kỳ công đẽo gọt đã trở thành một sản phẩm đặc biệt. Với công việc tự tay đục, khoét, tạc, khắc từng thớ gỗ, cũng ngót nghét gần 30 năm nay. Hướng về bức tượng Đức phật Di Lặc, anh nói: Nụ cười của tượng Phật là thành quả từ những giọt mồ hôi, sự lao động miệt mài và tài hoa của người thợ Dư Dụ. Chưa hết, đó còn là nhịp cầu về sự lạc quan, kết nối từ quá khứ đến tương lai. Mỗi đường nét sắc cong được chạm vào cũng chính là nhịp sống mà người Dư Dụ mong muốn. Trên khúc đó có thể là ước nguyện chưa hoàn thành, cũng có thể là mơ ước về một cuộc sống sung túc và có cả những nhọc nhằn, vất vả được khéo léo đưa vào cõi tâm linh qua từng bức tượng.
![]() |
Tác phẩm Hồng Mai Chim Trĩ chầu Nguyệt |
Làng nghề truyền thống điêu khắc gỗ Dư Dụ nói chung và những người thợ, người nghệ nhân là người con của làng nghề như anh Cường nói riêng sẽ mãi mãi lưu giữ và truyền lại cho thế hệ trẻ tiếp bước những tinh hoa nghệt thuật điêu khắc tượng gỗ để thổi hồn cho những khúc gỗ tưởng chừng như không có giá trị gì nhưng lại mang lại một vẻ đẹp độc đáo tinh xảo nhờ vào bàn tay tài hoa của những người thợ, người nghệ nhân…
![]() |
Tác Phẩm Sư tổ Đạt Ma |
Tin liên quan
Tin mới hơn

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Tọa đàm “Pháp lý nền tảng bảo vệ thương hiệu nông sản, làng nghề xanh” lần I/2025
14:00 Tin tức

Thanh Hóa: Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới cần được triển khai đồng bộ, phù hợp thực tế từng vùng, miền
13:58 Tin tức

Cổng làng trong lòng phố
08:55 Làng nghề, nghệ nhân

Xã Bát Tràng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 39 tỷ đồng
08:53 Kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy
08:50 Tin tức