Hà Nội: 26°C Hà Nội
Đà Nẵng: 26°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 26°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 26°C Thừa Thiên Huế

Người trẻ và cách “giữ lửa” nghề truyền thống

LNV - Sinh ra và lớn lên từ các làng nghề truyền thống, hơn bao giờ hết thế hệ trẻ nơi đây thấu hiểu và trân trọng những giá trị tinh hoa của cha ông tạo dựng bao đời. Để từ đó, nhiều người trẻ bằng nhiệt huyết, tình yêu đam mê đã tiếp nối, phát huy nghề, khẳng định được bản lĩnh và tìm kiếm thị trường ổn định cho sản phẩm của gia đình, quê hương.
Giữ nghề bằng tình yêu và niềm tự hào

Xuất thân từ làng nghề truyền thống đúc đồng Đại Bái (Gia Bình, Bắc Ninh), chàng trai Hoàng Văn Quân, sinh năm 1995 được cha truyền nghề từ khi còn rất nhỏ. Sản phẩm đầu tay của Quân chỉ là cái mâm, chiếc xoong... với nét chạm thô cứng. Sau thời gian dài miệt mài, rèn dũa, kỹ thuật điêu luyện hơn, anh bắt đầu chạm khắc đồ mỹ nghệ. Dù được đánh giá là có tay nghề cao nhưng bản thân vẫn chưa mãn nguyện, anh theo học lớp dạy nghề điêu khắc tại Trung tâm Hợp tác đào tạo CITC Hà Nội và tìm đến những vị cao niên trong làng nhằm bổ khuyết tay nghề. Học được bí quyết cộng thêm những năm tháng bám nghề, Quân cho ra đời nhiều sản phẩm đẹp và tinh tế như: lư hương, đỉnh đồng đôi hạc, bức tranh, hoành phi, câu đối.

Phạm Văn Hoàng với những đường nét, kỹ thuật vẽ gốm.


Hiện gia đình Quân có 3 cơ sở đúc đồng và 2 khu trưng bày sản phẩm, giải quyết việc làm cho gần 40 lao động, mức lương bình quân từ 8-15 triệu đồng/ người/tháng. Riêng Quân được giao phụ trách cơ sở Đồng mỹ nghệ Hoàng Kim, chuyên đúc tượng chân dung, tượng truyền thần…. Hoàng Văn Quân chia sẻ: Được sinh ra, lớn lên ngay tại làng nghề, thì việc gìn giữ và phát huy giá trị đúc đồng truyền thống của cha ông vừa là niềm tự hào vừa là trách nhiệm của thế hệ trẻ như chúng tôi. Từ khi tôi còn nhỏ, bố và ông nội thường nói, nghề này rất quý bởi từ rơm, rạ, than, củi, đồ phế liệu, qua bàn tay người lao động đều trở thành những sản phẩm giá trị. Muốn có sản phẩm thành công phải trải qua một quy trình kỹ thuật phức tạp bao gồm cách làm khuôn, pha chế hợp chất, nấu đồng, đúc sản phẩm và tập trung cao thổi hồn vào từng sản phẩm. Để hoàn thiện bức tượng chân dung trải qua 7 công đoạn, nhưng quan trọng nhất là đắp mẫu bằng đất theo mẫu tiếp đến là tạo, đắp khuôn đúc và nấu đồng, đổ đồng,… từng khâu trong quá trình đều đòi hỏi sự cẩn thận, tính chuyên môn cao và hơn hết là cái tâm với nghề”.

Đến nay, bình quân mỗi tháng Quân chế tác khoảng 10-15 bức chân dung từ vẽ thô đến khi hoàn chỉnh, giá trị từ 15-20 triệu đồng/bức. Anh tự đặt ra “tiêu chuẩn” đối với chính mình: “Tôi luôn cố gắng để mỗi sản phẩm đem ra thị trường có chất lượng, mẫu mã tốt nhất. Cái tâm của người thợ không cho phép tôi lơ là chất lượng của từng sản phẩm khi xuất xưởng”. Qua bàn tay khéo léo và óc sáng tạo, từ khâu làm khuôn mẫu, kỹ thuật đúc, phôi, tỉ mẩn trong từng nét chạm, những sản phẩm của Quân được khách hàng đánh giá cao khi lột tả được thần thái, thổi hồn vào bức tượng.

Quyết tâm giữ lửa nghề

Sinh ra trong gia đình có nhiều đời làm nghề gốm cổ truyền ở thôn Phù lãng, xã Phù Lãng (Quế Võ, Bắc Ninh) hai anh em trai Phạm Văn Hoàng và Phạm Hồng Khánh lớn lên bên ánh lửa lò nung, cái nghề đồ đất đã ngấm sâu vào máu thịt của các bạn trẻ này.

Hoàng Văn Quân “thổi hồn” vào bức chân dung.


Tốt nghiệp Trung học phổ thông cũng là lúc hai anh em có tay nghề khá vững về tạo hình cùng nhiều kỹ thuật khó. Đây cũng là lúc tình yêu với gốm đủ “chín” và hai anh em quyết định xin bố mẹ cho dừng việc học văn hóa, ở nhà chuyên tâm làm nghề. Được dành trọn thời gian ở xưởng sản xuất của gia đình, Hoàng, Khánh thỏa sức sáng tạo và trau chuốt những “đứa con” tinh thần của mình. Bằng đam mê và tài năng thiên bẩm với nghề, hai anh em học hết các kỹ năng của bậc cha chú trong gia đình, nhưng để có được thành công như hôm nay, cũng trải qua không ít thất bại. Khánh chia sẻ: “Rất nhiều lần em và anh Hoàng phải làm lại sản phẩm mà mình tâm huyết, bởi nghệ thuật làm thủ công đòi hỏi nhiều yếu tố như thời tiết, kỹ thuật vuốt, nặn, tạo màu men, kỹ thuật nung.... Do xưởng còn nhỏ, lò nhỏ chưa có điều kiện đầu tư lớn, nên nhiều lúc tụi em bị áp lực về kinh tế. Lấy chất lượng làm đầu, lợi nhuận không nhiều, nhưng chúng em luôn có niềm tin và được sự ủng hộ của gia đình nên từng bước vượt qua mọi khó khăn”.

Hiện tại, hai anh em Hoàng, Khánh sở hữu xưởng sản xuất gần 4.000m2, tạo việc làm cho 30-50 lao động, trung bình mỗi tháng đốt 3 lò đưa ra thị trường gần 6.000 sản phẩm các loại, tổng doanh thu hơn 3 tỷ đồng/tháng. Hoàng có lợi thế chuyên sản xuất bình hoa đủ kích cỡ phân phối cho các tỉnh thành phía Nam. Ngoài ra, làm theo đơn đặt hàng của các nhà vườn trồng đào, quất ở Hà Nội, Hưng Yên và Hải Dương. Còn Khánh chuyên đồ tín ngưỡng như tiểu, quách và các loại tranh, đèn gốm mỹ nghệ. Hai anh em luôn tương trợ nhau từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Hoàng kể: Cách đây 5 năm khi được bố mẹ cho hai anh em tự lập ra “ở riêng”, mẻ gốm đầu tiên hơn 2.000 sản phẩm mà khách Hưng Yên đặt bị hỏng toàn bộ, cái thì cong vênh, cái bị nứt vỡ do kỹ thuật đốt lò không đều tay. Đã có suy nghĩ chuyển từ sử dụng củi sang than, song lại nghĩ nếu đốt than màu men của gốm không còn là men da lươn thì đâu còn là sản phẩm nghề truyền thống? Thế rồi, như bù đắp cho niềm tin và lòng kiên trì, thành công đã mỉm cười với hai anh em. Hoàng, Khánh rút ra được kinh nghiệm: Kỹ thuật đốt lò là điều kiện quan trọng quyết định mẻ gốm đó thành công hay thất bại. Muốn gốm chín đều người đứng lò phải nâng củi sao cho lửa cháy đều, mỗi canh giờ phải thay đổi, điều chỉnh độ lửa chính vì vậy riêng khâu đốt lò lúc nào cũng phải huy động tới 5 nhân công. Theo đánh giá của nhiều khách hàng sản phẩm gốm Hoàng Khánh tuy dung dị nhưng cuốn hút bằng sự mộc mạc, có chiều sâu tâm hồn. Màu sắc không quá phô trương nhưng gợi cảm giác ấm cúng của đất nung và men da lươn độc đáo.

“Nghệ nhân” trẻ Hoàng Văn Quân hay chủ cơ sở sản xuất đồ gốm Hoàng Khánh cũng chỉ là 3 trong rất nhiều người trẻ nối nghiệp, phát triển các nghề truyền thống lâu đời của cha ông để lại mà chúng tôi từng gặp. Điều làm nên sức hấp dẫn, nét riêng biệt, độc đáo của những làng nghề truyền thống là dấu ấn thời gian, tinh hoa sáng tạo và sự tiếp nối, trao truyền. Tuy nhiên, nhu cầu thị trường đã và đang đặt ra cho các làng nghề truyền thống của Bắc Ninh không ít khó khăn, thách thức. Bởi vậy, hơn ai hết vai trò của những người trẻ ngày càng quan trọng. Bằng tình yêu, tâm huyết đối với nghề, tin rằng những người thợ trẻ ở các làng nghề sẽ làm tốt vai trò là những người kế nghiệp, giữ mãi lửa nghề cho hôm nay và mai sau.

Bài, ảnh: Hà Linh

Tin liên quan

Tin mới hơn

Bảo tồn các làng nghề trước nguy cơ mai một

Bảo tồn các làng nghề trước nguy cơ mai một

LNV – Trước thực trạng nhiều làng nghề đứng trước nguy cơ mai một, UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành kế hoạch số 148/KH-UBND bảo tồn và phát triển làng nghề đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Làng bánh Trung thu truyền thống hơn 100 năm tuổi nghề ở ven đô

Làng bánh Trung thu truyền thống hơn 100 năm tuổi nghề ở ven đô

LNV - Trải qua hơn 100 năm với đủ thăng trầm của thời cuộc, hương vị của những chiếc bánh trung thu truyền thống ở Xuân Đỉnh vẫn nguyên vẹn như ký ức của bao người. Thứ hương vị đặc trưng ấy vẫn luôn khiến bao người nhớ nhung để mỗi mùa Trung thu về lại tìm mua cho mâm cỗ trông trăng thêm trọn vẹn.
Nghệ nhân dành hơn 70 năm thổi hồn cho rằm Trung thu thêm sáng

Nghệ nhân dành hơn 70 năm thổi hồn cho rằm Trung thu thêm sáng

LNV - Trung thu xưa khi chưa có những món đồ chơi hiện đại như bây giờ, cứ mỗi dịp Trung thu về, tại các làng nghề, những người nghệ nhân lại miệt mài ngày đêm, thổi hồn cho những món đồ chơi dân gian. Tại làng nghề Đàn Viên (xã Cao Viên, huyện Thanh Oai, Hà Nội) hiện nay vẫn còn Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Văn Quyền đã có hơn 70 năm làm đèn kéo quân, góp phần lưu giữ nét văn hóa truyền thống của dân tộc.
Thanh Trì (hà Nội): Liên hoan “bàn tay vàng” Làng nghề truyền thống Bánh Trung thu

Thanh Trì (hà Nội): Liên hoan “bàn tay vàng” Làng nghề truyền thống Bánh Trung thu

LNV - Chiều 18-9, tại Làng nghề truyền thống bánh trung thu thôn Nội Am (xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, Hà Nội), đã diễn ra Liên hoan "Bàn tay vàng" làng nghề truyền thống bánh trung thu.
Hải Dương: Làng nghề bánh đa Lộ Cương thiếu lao động

Hải Dương: Làng nghề bánh đa Lộ Cương thiếu lao động

LNV - Bên cạnh việc phát triển giúp giữ gìn và phát huy nghề truyền thống bánh đa Lộ Cương ở TP Hải Dương, hiện nay làng nghề này cũng đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu lao động.
Làng nghề Việt Nam - Sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng hướng tới phát triển bền vững

Làng nghề Việt Nam - Sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng hướng tới phát triển bền vững

LNV - Các giải pháp sản xuất sạch góp phần phát triển bền vững làng nghề

Tin khác

Nghệ nhân giữ hồn cốt của một làng nghề truyền thống

Nghệ nhân giữ hồn cốt của một làng nghề truyền thống

LNV - Sau 44 năm gắn bó với nghề làm mặt nạ giấy bồi, vợ chồng nghệ nhân Nguyễn Văn Hòa và vợ bà Đặng Hương Lan là những nghệ nhân cuối cùng ở phố cổ Hà Nội dồn hết tâm huyết với nghề.
Sơn mài Hạ Thái vươn ra thế giới

Sơn mài Hạ Thái vươn ra thế giới

LNV - Với nền tảng vững chắc từ nghề truyền thống, người làng nghề sơn mài Hạ Thái xã Duyên Thái huyện Thường Tín (Hà Nội) đã không ngừng nâng cao tay nghề, phát triển nghề theo mô hình HTX, doanh nghiệp để mang sản phẩm tới nhiều khách hàng trong và ngoài nước.
Ngôi làng giữ lửa nghề làm hương đen hàng trăm năm trên đất Kinh Bắc

Ngôi làng giữ lửa nghề làm hương đen hàng trăm năm trên đất Kinh Bắc

LNV - Mảnh đất Kinh Bắc xưa nay nổi tiếng là đất trăm nghề, trong đó có nghề làm hương đen ở làng Chóa (xã Dũng Liệt, huyện Yên Phong) đã được lưu giữ và truyền dạy hàng 100 năm. Với sản phẩm đậm hương liệu tự nhiên, người dân nơi đây không chỉ coi nghề làm hương là nghiệp làm ăn, mà đó còn là tình yêu và nét đẹp của một làng nghề văn hóa lâu đời.​
Hội thi thủ công mỹ nghệ tiếp nhận sản phẩm đến hết ngày 30-9

Hội thi thủ công mỹ nghệ tiếp nhận sản phẩm đến hết ngày 30-9

LNV - Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2023...
Làng nghề mộc Thủ Độ

Làng nghề mộc Thủ Độ

LNV - Làng nghề mộc thôn Thủ Độ, xã An Tường có tuổi đời lên đến hàng trăm năm. Trải qua nhiều đời cha truyền con nối, sản phẩm làng mộc Thủ Độ nức tiếng vươn xa khắp nơi và được người tiêu dùng cả nước ưa chuộng, tin dùng.
Người phụ nữ nặng lòng với nghề dệt thổ cẩm

Người phụ nữ nặng lòng với nghề dệt thổ cẩm

LNV - Từ đôi bàn tay khéo léo của bà Hà Thị Mận ở bản Bút, xã Nam Xuân (Quan Hóa) những sợi bông vải đã được kết nối, hóa thân thành một bức tranh đa sắc màu, mang đậm nét đặc trưng của người Thái.
Quy định xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống

Quy định xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống

LNV - Trong Nghị định 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành về các quy định về phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó đã nêu rõ về tiêu chí, hồ sơ, trình tự để được xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.
Tình yêu với hoa khô

Tình yêu với hoa khô

LNV - Với mỗi dịp quan trong, những khoảnh khắc đặc biệt như sinh nhật, cưới hỏi, lễ kỷ niệm thì không thể thiếu những bó hoa tươi thắm. Nó chứa đựng những tâm tư, tình cảm mà người tặng hoa muốn gửi tới người nhận vì đơn giản mỗi loài hoa mang một màu sắc, một vẻ đẹp và ý nghĩa riêng của nó. Đối với những người yêu thích hoa sẽ cảm thấy tiếc nuối khi thấy những cánh hoa úa tàn và không thể khoe sắc được nữa. Chính vì lý do đó cô gái trẻ Nguyễn Thị Thu Thủy đã nghĩ ra cách để lưu lại vẻ đẹp của những bông hoa.
Nghệ nhân nâng tầm giá trị sản phẩm lụa Vạn Phúc

Nghệ nhân nâng tầm giá trị sản phẩm lụa Vạn Phúc

LNV - Nghệ nhân Nghiêm Thị Thu Hương – Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Đông Hương (Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội) đã dày công sáng tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo từ lụa tơ tằm. Nhằm cung cấp cho thị trường trong nước và quốc tế, góp phần giữ gìn, nâng cao giá trị sản phẩm lụa truyền thống của quê hương Vạn Phúc.
Làm giàu từ gìn giữ và phát triển nghề làm rượu cần

Làm giàu từ gìn giữ và phát triển nghề làm rượu cần

LNV - Không chén chú chén anh, người đồng bào Ê Đê sinh sống trong dải đất Tây Nguyên lại thể hiện sự đoàn kết và sum họp với nhau qua văn hóa trong uống rượu cần. Trải qua hàng trăm năm lịch sử, thức uống đấy dần trở nên phổ biến, đem lại thu nhập và là nét văn hóa đặc trưng của người đồng bào Ê Đê.
Làng nghề truyền thống Trung Thu nơi những đốm lửa nghề bền bỉ gìn giữ tuổi thơ cho trẻ em Việt Nam

Làng nghề truyền thống Trung Thu nơi những đốm lửa nghề bền bỉ gìn giữ tuổi thơ cho trẻ em Việt Nam

LNV - Dịp tết Đoàn viên cận kề cũng là lúc các làng nghề làm đồ chơi Trung Thu truyền thống tất bật, rôm rả hơn. Những món đồ chơi thủ công được các nghệ nhân khéo léo làm nên như một món quà Trung Thu dành cho con trẻ đầy ấm áp. Qua năm tháng, chính bàn tay tài hoa của những nghệ nhân và lòng kiên trì theo nghề qua năm tháng đã giữ vững nét nguyên bản của lễ hội Trung thu hàng năm cho đến tận bây giờ.
Nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Cẩm Thủy nguy cơ mai một

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Cẩm Thủy nguy cơ mai một

LNV - Dệt thổ cẩm là một nghề truyền thống của dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung, của người Mường nói riêng. Tuy nhiên hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp may mặc, nghề thổ cẩm đang dần mai một. Nhiều phụ nữ dân tộc Mường ở huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa đã không còn mặn mà với nghề truyền thống của dân tộc mình.
Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến

Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến

LNV - Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến, xã Tăng Tiến, Việt Yên (Bắc Giang) là nơi có nghề đan lát truyền thống nổi tiếng từ rất lâu đời. Làng có lịch sử hình thành khoảng hơn 300 năm, khoảng vào thời nhà Hậu Lê và ngày một phát triển lớn mạnh.
Sản phẩm làng nghề cần chú trọng sản xuất theo thị hiếu của người tiêu dùng

Sản phẩm làng nghề cần chú trọng sản xuất theo thị hiếu của người tiêu dùng

LNV - Hiện nay, cả nước có hơn 5.400 làng nghề và làng có nghề, thu hút hơn 13 triệu lao động, mang lại giá trị xuất khẩu hơn 1,7 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, việc chưa coi trọng đầu tư khâu thiết kế mẫu mã khiến sản phẩm thủ công chưa đổi mới nhiều. Để nâng cao vị thế cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thủ công mỹ nghệ cần quan tâm hơn đến thị hiếu của người tiêu dùng.
“Xóm thủ công” ở phố Hội

“Xóm thủ công” ở phố Hội

LNV - Tại Hội An, một nhóm bạn trẻ yêu nghề truyền thống và mong muốn phục hồi vẻ đẹp cuộc sống nguyên bản trong khu phố cổ đã tạo ra “Xóm thủ công” với phiên chợ vô cùng độc đáo. Họ đã nỗ lực tái hiện lại những nghề thủ công lâu đời của cư dân sống trong các kiệt nhỏ của phố cổ Hội An. Hầu hết họ là những thế hệ thứ ba, thứ tư còn tham gia làm và giữ gìn nghề thủ công truyền thống hơn 100 năm trước của thành phố bên bờ sông Hoài.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
qc-trang-trai-sinh-thai-vinamilk-green-farm
Mới nhất Đọc nhiều
Bánh tráng trộn - Món ăn đường phố sài gòn

Bánh tráng trộn - Món ăn đường phố sài gòn

LNV - Trong vô vàn các loại món ăn đường phố Sài Gòn, có lẽ món bánh tráng trộn vẫn là món ăn vặt ưa thích của hầu hết các bạn học sinh, sinh viên bởi hương vị ngon đặc biệt cùng giá thành phải chăng. Cuộc sống ngày càng phát triển, bánh tráng trộn ngày nay đã được chế biến theo cách mới, độc đáo, ngon hơn và đặc biệt hương vị cũng khác trước rất nhiều. Hương vị của từng lá bánh tráng quyện cùng nước chấm nhiều vị cùng bò khô, tôm, xoài, lạc đã in sâu vào tâm trí của nhiều người.
Khuyến công Thái Bình hỗ trợ phát triển kinh tế xanh trong sản xuất

Khuyến công Thái Bình hỗ trợ phát triển kinh tế xanh trong sản xuất

LNV - Cùng với nguồn vốn khuyến công, Công ty CP Hải Ngọc (địa chỉ, xã Tây Giang, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) đã đầu tư xây dựng hệ thống trạm “sinh khối, sinh khí” sử dụng viên nén gỗ; thay thế hệ thống lò nung bằng than đá nhằm đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng suất chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng.
Khuyến công tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn phát triển

Khuyến công tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn phát triển

LNV - Đồng hành cùng các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã triển khai nhiều hoạt động khuyến công, như hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiến tiến trong sản xuất, tập huấn nâng cao năng lực quản lý, hỗ trợ phát triển sản phẩm CNNT…
Bắc Giang: Phấn đấu hoàn thành kế hoạch khuyến công

Bắc Giang: Phấn đấu hoàn thành kế hoạch khuyến công

LNV - Năm 2023, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Giang được Bộ trưởng Bộ Công Thương giao thực hiện 2 đề án khuyến công quốc gia, tổng kinh phí là 2.400 triệu đồng, để hỗ trợ cho 8 doanh nghiệp ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất. Trong 6 tháng đầu năm, tổ chức triển khai thực hiện 2/2 đề án, khối lượng công việc hoàn thành đạt 50%. Trong những tháng cuối năm, Trung tâm đặt mục tiêu tiếp tục tập trung thực hiện, phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch khuyến công quốc gia.
Xã Cấp Dẫn (Phú Thọ): Nỗ lực thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng nông thôn mới

Xã Cấp Dẫn (Phú Thọ): Nỗ lực thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Giáo dục là một trong những tiêu chí quan trọng trong thực hiện chương trình MTQG xây dựng Nông Thôn Mới. Theo đó, xã Cấp Dẫn, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ đang tích cực triển khai nhiều giải pháp để hoàn thành tiêu chí về giáo dục để xã cán đích Nông Thôn Mới trong năm 2023.
qc-fruit-love
qc-viglacera
qc-ao-dai
qc-brg-hapro
qc-vinfast
qc-vietmake
qc-vfresh
qc-bidv
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
qc-cse
qc-vinfast-thue-pin
Giao diện di động