Người “thổi hồn” vào những viên đá ngọc thô ráp

LNV - Dù tốt nghiệp ngành Công nghệ hóa học, Đại học Bách Khoa Hà Nội, nhưng với mong muốn phục dựng lại nghề truyền thống của ông nội - nghệ nhân Trần Doãn Xước, chị Trần Đoàn Phương Anh quyết tâm chọn nghề chế tác trang sức phong thủy để phát triển sự nghiệp của bản thân, đồng thời mang những giá trị đích thực từ đá ngọc đến cho cộng đồng.

Thương hiệu trang sức Vĩnh Tín từ lâu được nhiều người biết đến, nghệ nhân Trần Doãn Xước là người đã nhiều năm duy trì phương pháp chế tác đồ trang sức thủ công trên phố Hàng Bạc, được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, Con trai ông lại không theo nghiệp cha mà rẽ sang một hướng khác, ông chọn cho mình con đường nghệ thuật làm lối đi riêng.


Trần Đoàn Phương Anh luôn sáng tạo ra những sản phẩm cá tính, trẻ trung để phục vụ nhiều đối tượng có lứa tuổi và sở thích khác nhau.

Dù vậy, thuở bé sống cùng gia đình, Trần Đoàn Phương Anh được tiếp xúc với nghề nghiệp của ông nội, dù chưa có được nhận thức đầy đủ, tự bản thân chị đã có những hiểu biết nhất định về đá quý, về đồ trang sức phong thủy. Đau đáu với nghề truyền thống của ông nội đã một thời tâm huyết, tốt nghiệp đại học, chị quyết định khôi phục lại thương hiệu thuở xưa của gia đình.

Với chị, điều tuyệt vời của đá ngọc không chỉ dừng lại ở chức năng làm đẹp, mà còn rất tốt cho sức khỏe của người sử dụng. “Tôi đến với trang sức phong thủy từ thời còn nhỏ, đây là nghề truyền thống của gia đình tôi. Ông nội tôi là nghệ nhân chế tác vàng bạc thời xưa trên phố Hàng Bạc, tôi được nhìn ngắm và hiểu được đá ngọc từ bé và đã đam mê nó từ bao giờ không hay”, Phương Anh chia sẻ.

Năm 2016, với đồng vốn rất ít ỏi, chỉ là những khoản tiết kiệm của bản thân sau nhiều năm đi làm thuê cho một công ty vàng bạc đá quý, Trần Đoàn Phương Anh quyết tâm làm “sống dậy” thương hiệu nổi tiếng một thời của gia đình, vốn đã bị gián đoạn một thời gian dài vì không có người kế nghiệp.

Mặc dù là nghề truyền thống, nhưng khi khôi phục lại, Phương Anh gặp không ít khó khăn, bởi trong thời đại ngày nay, tốc độ phát triển về kỹ thuật chế tác, nhu cầu đa dạng của thị trường và sự cạnh tranh khốc liệt từ ngành thời trang đá quý khiến chị bỡ ngỡ. Những ngày đầu, chị đã thật sự hoảng sợ khi không biết cách làm thế nào để giới thiệu những sản phẩm chuẩn tự nhiên, được thiết kế tinh xảo, lạ mắt đến tay khách hàng một cách hiệu quả nhất.

Điều may mắn lớn nhất là chị nhận được sự ủng hộ rất lớn từ gia đình. Ngoài ra, còn có mặt bằng để kinh doanh, vì thế mà áp lực và những rủi ro trong việc kinh doanh của Phương Anh cũng giảm đi đáng kể. Lợi thế này giúp chị tự tin hơn để tập trung vào nghiên cứu chế tác các mẫu sản phẩm tinh xảo, độc đáo và ra hướng tiếp cận thị trường một cách hiệu quả.

“Các sản phẩm trang sức mà chúng tôi chế tác được gọi là trang sức phong thủy vì nó không chỉ là trang sức, nó còn mang giá trị tâm linh. Tiêu chí của chúng tôi là phải đẹp, lạ, xóa tan thành kiến vốn tồn tại từ xưa là đeo ngọc phải 70 tuổi mới đeo được. Tôi cố gắng chế tác ra những sản phẩm trang sức từ ngọc mang được cá tính, mang tính thẩm mỹ về thời trang, như các sản phẩm chạm ngọc được tạc vô cùng lạ mắt mà lại rất tốt cho người đeo.

Khi đeo trang sức có thể hỗ trợ rất nhiều cho sức khỏe và vận khí, bởi đá ngọc và trầm hương tự nhiên có sẵn linh khí và năng lượng rất lớn. Ngọc là một loại đá quý có thể cân bằng được âm dương ngũ hành, bởi mỗi người đều phải có đủ ngũ hành tương sinh để phát triển trong cuộc sống cũng như công việc một cách hanh thông thuận lợi. Bởi vậy, thời xưa vua chúa luôn mang ngọc bên người như một thứ bùa hộ mệnh vì họ tin rằng thứ đá quý đó giúp họ khỏe mạnh, trường thọ, tránh rủi ro và tăng trưởng sự thịnh vượng. Để tạo niềm tin cho người sử dụng, chúng tôi đã đưa toàn bộ sản phẩm đá ngọc của mình kiểm nghiệm tại Viện Kiểm định đá quý Việt Nam, tất cả các tiêu chuẩn kiểm định đều đạt yêu cầu về chất lượng”, Trần Đoàn Phương Anh chia sẻ.


Một sản phẩm trang sức phong thủy của chị Trần Đoàn Phương Anh

Ngày nay, với sự hỗ trợ của công nghệ, người chế tác sản phẩm trang sức có thể thiết kế chi tiết sản phẩm trên đồ họa 3D, mang thiết kế này đi tạo sáp 3D, sau đó mới mang đi đúc sản phẩm. Tuy nhiên, để đạt độ tinh xảo, công đoạn tiếp theo hoàn toàn phải làm bằng tay, dựa vào những bàn tay lành nghề của những nghệ nhân kim hoàn: vào đá, mài giũa sản phẩm, trau chuốt từng li từng tí và đòi hỏi phải là những thợ bạc có nhiều kinh nghiệm, có thẩm mỹ tốt, không ngừng nâng cao và học hỏi theo xu hướng phát triển của của thế giới.

Sau cùng, một lần nữa sản phẩm được trau chuốt và thẩm định một cách kỹ lưỡng, được thẩm định đạt độ chắc chắn về kỹ thuật và độ thẩm mỹ, tinh tế rõ nét thì mới được đưa tới tay khách hàng. Đây cũng là một trong những thế mạnh về sản phẩm của Vĩnh Tín mà chị Phương Anh tâm huyết theo đuổi. Trong tương lai, chị Phương Anh có dự định đẩy mạnh những sản phẩm thế mạnh như trầm hương và ngọc, là hai sản phẩm ngọc quý hiếm và được chế tác vô cùng đẹp, mướt, sắc nét, tinh tế. Người đeo có thể giảm stress, tăng vận khí và tăng trưởng sự thịnh vượng.

Bước đầu thành công với nghề truyền thống của cha ông, công việc kinh doanh mang lại đời sống tốt hơn cho bản thân Phương Anh và gia đình, ngoài ra còn giúp tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động có thu nhập ổn định. Đó là niềm hạnh phúc được nhân lên gấp nhiều lần, là động lực cho chị tiếp tục phấn đấu và say sưa chế tác những sản phẩm mới, làm đẹp cho cuộc sống.

Theo Lao động Thủ đô

Tin liên quan

Tin mới hơn

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen

LNV - Với mong muốn bảo tồn nghề truyền thống và xây dựng mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ làm chủ, Hợp tác xã Chè Sen Quảng An Hương Thủy đã ra đời. Đây không chỉ là bước đi nhằm gìn giữ giá trị văn hóa, mà còn mở ra cơ hội đưa sản phẩm chè sen Quảng An vươn xa trên thị trường quốc tế.
Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

LNV - Cận kề dịp lễ 30/4, nhu cầu về cờ Tổ quốc tăng mạnh khiến các cơ sở sản xuất tại làng nghề Từ Vân (huyện Thường Tín - Hà Nội) phải hoạt động hết công suất.
“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ

LNV - Các làng nghề gỗ truyền thống có danh tiếng lâu đời dường như đang bị chính di sản tinh hoa làng nghề cha ông truyền lại giữ chân trong cuộc đua thích nghi với những biến đổi của thị trường. Do đó, cần "mặc áo mới" cho sản phẩm, phải chuyển đổi nguồn gỗ nguyên liệu từ các loại gỗ rừng quý hiếm, sang các loại gỗ rừng trồng…
Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá

LNV - Giữa nhịp sống hiện đại, nhiều người trẻ chọn rời làng nghề, từ bỏ những công việc thủ công cần mẫn để mưu sinh nơi phố thị, khu công nghiệp… Nhưng anh Trần Văn Việt (ở xã Thọ An, huyện Đan Phượng, Hà Nội ) vẫn lặng lẽ bám nghề, “ôm đá” để sống. Với bàn tay khéo léo, sự sáng tạo và tâm huyết với nghề, anh là Trần Văn Việt đã trở thành nghệ nhân, được mệnh danh là “người thổi hồn vào đá quý” và hiện anh trở thành ông chủ của cơ sở điêu khắc chế tác đá mỹ nghệ Việt Trang, khởi nghiệp thành công ngay tại quê nhà.
10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang

LNV - Bắc Giang là tỉnh có nhiều làng nghề, là một trong những cái nôi của các làng nghề thủ công truyền thống ở nước ta. Các làng nghề ở Bắc Giang được hình thành từ xa xưa, xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân với những bí quyết cổ truyền đã được đúc kết qua nhiều thế hệ, sản xuất ra một số sản phẩm nổi tiếng trong khắp cả nước như: rượu làng Vân, bánh đa Thổ Hà, mây tre đan Tăng Tiến, bánh đa Kế, bún Đa Mai, mỳ Chũ Lục Ngạn, Hương ngát Linh Sơn…
Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu

LNV - Tuần Văn hóa - Du lịch và Chương trình giới thiệu du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam, kết nối doanh nghiệp nhân Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 tại thị trường châu Âu sẽ diễn ra từ ngày 3/5 đến 14/5.

Tin khác

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời

LNV - Miền Tây được biết đến với nhiều địa danh nổi tiếng, những món ăn ngon độc đáo, bên cạnh đó Làng nghề thủ công là nét đẹp văn hóa không thể thiếu của người dân nơi đây.
Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ

LNV - Giữa lòng thành phố tấp nập, những dòng nhạc cụ dân tộc như đàn bầu, đàn kìm, đàn tranh,... vẫn tồn tại len lỏi và vang vọng như một phần nghệ thuật không thể thiếu của mảnh đất trải qua hơn 300 năm lịch sử. Đó là câu chuyện về xưởng chế tác đàn thủ công của ông Huỳnh Văn Sắn, một người thợ đã gắn bó với công việc “thổi hồn” vào từng thớ gỗ, dây đàn truyền thống suốt gần 20 năm.
Nghề làm dưa bồn bồn

Nghề làm dưa bồn bồn

LNV - Chế biến dưa bồn bồn là nghề truyền thống ở Cà Mau, nghề rất phổ biến tại xứ Mũi. Dưa bồn bồn được biết đến như một trong những món ăn dân dã nhưng lại là đặc sản thơm ngon khiến nhiều người yêu thích khi về miền Tây sông nước.
Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng

LNV - Hơn 160 năm tồn tại, lò lu Đại Hưng (tỉnh Bình Dương) không chỉ là nơi lưu giữ tinh hoa gốm Việt mà còn minh chứng cho bề dày lịch sử và giá trị văn hóa của một làng nghề truyền thống lâu đời. Dưới bàn tay tài hoa và tâm huyết của người thợ lành nghề, từng sản phẩm độc đáo chứa đựng hơi thở của thời gian đã được giới thiệu rộng rãi đến với người yêu gốm sứ.
Làng nghề thúng chai với

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm

LNV - Làng nghề thúng chai Phú Mỹ xã An Dân, huyện Tuy An, (Phú Yên) vẫn còn giữ cách làm truyền thống từ vật liệu thô đến các công đoạn chế tạo. Nhiều khu du lịch, các công ty nước ngoài rất yêu thích mặt hàng này.
Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền

LNV - Nón lá cọ (tiếng Tày là chúp cọ) là vật dụng quen thuộc, nét văn hoá độc đáo của người Tày xã Bản Liền, huyện Bắc Hà (Lào Cai). Nón theo chân các bà, các mẹ, các chị em lên nương hái chè, trong những buổi lao động sản xuất. Nón không chỉ là một vật che mưa, che nắng mà đã trở thành nét văn hóa truyền thống của người Tày.
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề

LNV - Tối 11/4, Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội năm 2025 với chủ đề “Du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới” đã khai mạc. Sự kiện do Sở Du lịch thành phố Hà Nội tổ chức, tại Không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh

Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh

LNV - 11 làng nghề truyền thống, hơn 400 hộ sản xuất nhỏ lẻ, nhưng tỷ lệ vi phạm gây ô nhiễm môi trường tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hiện nay gần như bằng 0. Từ khi triển khai mô hình làng nghề xanh - sạch - đẹp, từng con ngõ, từng bãi tập kết rác, từng hầm xử lý nước thải đều được người dân tự quản chặt chẽ. Làng nghề không chỉ làm ra sản phẩm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, mà đang đặt ra cả những chuẩn mực mới cho mục tiêu phát triển bền vững.
Phú Yên: Khó nhọc nghề làm chổi đót Mỹ Thành

Phú Yên: Khó nhọc nghề làm chổi đót Mỹ Thành

Chổi đót của Làng nghề bó chổi Mỹ Thành, thôn Mỹ Thành, xã Hòa Thắng, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên được làm ra từ đôi bàn tay khéo léo và lành nghề của chính người dân địa phương. Những năm gần đây, sản phẩm chổi đót được tiêu thụ mạnh trong tỉnh Phú Yên và một số tỉnh khác trên cả nước.
Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề

LNV - Ngày 18/04/2025, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 19 phố Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội), Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã trang trọng tổ chức Lễ phong tặng nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề Việt Nam đợt 2, lần thứ XI năm 2024. Sự kiện nhằm tôn vinh những cá nhân và dòng họ có đóng góp xuất sắc trong việc bảo tồn và phát triển các nghề thủ công truyền thống của dân tộc.
Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên

LNV - Nước mắm Long Thủy, xã An Phú, TP Tuy Hòa mang trong mình toàn bộ tất cả những tinh hoa của vùng biển Phú Yên. Đó là sự kết hợp hài hòa và độc đáo giữa dòng cá cơm than tươi ngon và muối biển tinh khiết Sông Cầu không lẫn tạp chất, tạo ra vị nước mắm thơm ngon, nhẹ nhàng và ấm áp.
100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"

LNV - Tối 11/4, tại Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam long trọng tổ chức lễ tôn vinh 100 hợp tác xã (HTX) tiêu biểu, trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025", chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống

LNV - Tốt nghiệp thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh (Đại học Đà Nẵng), khi ra trường, Phạm Văn Bình (SN 1987, ở thôn An Lương, xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) đã dễ dàng tìm được công việc ổn định tại TP Đà Nẵng. Tuy nhiên, chứng kiến cơ sở nước mắm hơn 40 năm của gia đình đang gặp khó khăn trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường, anh Bình đã ấp ủ ý định phục hồi và phát triển nghề truyền thống.
“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề

LNV - Cục Sở hữu trí tuệ vừa ban hành Quyết định về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 533047 cho NHCN “Lát Càng Long”.
Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong

LNV - Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, đến nay Làng nghề trồng dâu nuôi tằm thôn Mỹ Thạnh Tây, xã Hòa Phong, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên vẫn tồn tại và phát triển bền vững, góp phần đưa xã Hòa Phong đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về sản xuất năm 2024.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen

LNV - Với mong muốn bảo tồn nghề truyền thống và xây dựng mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ làm chủ, Hợp tác xã Chè Sen Quảng An Hương Thủy đã ra đời. Đây không chỉ là bước đi nhằm gìn giữ giá trị văn hóa, mà còn mở ra cơ hội đưa sản phẩm chè sen Quảng An
Bình Định: Dân làng Canh Tiến phấn khởi đón điện lưới quốc gia

Bình Định: Dân làng Canh Tiến phấn khởi đón điện lưới quốc gia

LNV - Chỉ sau hơn 4 tháng thi công trong điều kiện địa hình đồi núi phức tạp và thời tiết khắc nghiệt, dự án cấp điện cho làng Canh Tiến, xã Canh Liên, huyện Vân Canh từ lưới điện quốc gia đã hoàn thành, đem lại niềm vui phấn khởi cho 188 hộ dân đồng bào
Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

LNV - Cận kề dịp lễ 30/4, nhu cầu về cờ Tổ quốc tăng mạnh khiến các cơ sở sản xuất tại làng nghề Từ Vân (huyện Thường Tín - Hà Nội) phải hoạt động hết công suất.
Hà Giang: Du lịch cộng đồng gắn với làng nghề truyền thống ở Hà Giang

Hà Giang: Du lịch cộng đồng gắn với làng nghề truyền thống ở Hà Giang

LNV - Hà Giang là vùng đất có nhiều làng nghề truyền thống mang dấu ấn văn hóa đậm bản sắc của đồng bào các dân tộc vùng biên cương của Tổ quốc. Trong đó phải kể đến một số sản phẩm của các làng nghề đã được du khách trong nước và quốc tế biết đến như: Bá
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 30/4

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 30/4

LNV - Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ nhân kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước.
Giao diện di động