Hà Nội: 17°C Hà Nội
Đà Nẵng: 20°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 27°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 18°C Thừa Thiên Huế

Người thầy - Nghệ nhân làm nhà cổ

LNV - Nhiều năm qua, anh Nguyễn Văn Điềm ở làng Hồ Sen, xã Vĩnh Hào, huyện Vụ Bản (tỉnh Nam Định) không chỉ phục dựng, làm mới nhiều ngôi nhà gỗ cổ truyền thống mà còn đảm nhận các công trình và phục chế các di tích lịch sử đình, chùa đã được xếp hạng cấp quốc gia. Anh cũng không nghĩ, một ngày mình có thể làm tốt nghề “tay trái” mang thương hiệu riêng được nhiều người biết đến như hiện nay.
Là thạc sĩ chuyên ngành xây dựng công trình, giảng dạy bộ môn Mộc mỹ nghệ ở Khoa Đào tạo nghề, Trường Cao đẳng Xây dựng Nam Định nên anh Điềm có điều kiện tiếp xúc, nghiên cứu các công trình nhà cổ và di tích lịch sử ở nhiều địa phương, học hỏi được kinh nghiệm và lĩnh hội tinh hoa của nghề từ những người thợ có tay nghề cao phục vụ cho quá trình giảng dạy của mình. Trong quá trình tìm hiểu, anh đặc biệt có hứng thú với những ngôi nhà gỗ với những hoa văn cổ tinh xảo mang dấu ấn ở từng thời kỳ và không nghĩ một ngày mình có thể làm tốt nghề “tay trái” mang thương hiệu riêng được nhiều người biết đến như hiện nay.


Người thợ của Công ty Xuân Điềm chỉnh sửa từng chi tiết của ngôi nhà gỗ trước khi bàn giao cho chủ nhà.


Anh Điềm nhớ lại: Năm 2009, khi về xã Yên Tiến (Ý Yên) để tìm hiểu về nghề mộc của địa phương, anh gặp ông Nguyễn Văn Quân và rất “tâm đầu ý hợp” khi trò chuyện về nghề. Khi đó, ông Quân đã nảy ra ý tưởng nhờ anh Điềm làm nhà gỗ cho mình. Ban đầu, anh Điềm chỉ lên ý tưởng, thiết kế giúp nhưng thấy anh có tay nghề, kiến thức nên ông Quân quyết định để anh làm chủ công trình. Không phụ lòng tin, anh dành hết tâm huyết để tìm hiểu, thiết kế xây dựng căn nhà gỗ đầu tiên. Với sự hỗ trợ của 3 người thợ, trong thời gian 3 tháng, ngôi nhà hoàn thiện với những đường nét tinh xảo trộn lẫn nét hiện đại và văn hóa truyền thống trong sự hài lòng của cả chủ và thợ. Tiếng lành đồn xa, từ công trình đầu tiên là ngôi nhà của ông Quân, nhiều người tìm đến anh để ký hợp đồng. Để thuận tiện cho công việc, năm 2016, anh thành lập Công ty TNHH Xuân Điềm. Với kinh nghiệm rút ra từ mỗi “đơn hàng”, anh Điềm tập trung nâng cao chất lượng, tìm kiếm những người thợ có tay nghề cao và tìm hiểu sâu hơn về kiến trúc nhà gỗ ở mỗi vùng miền và giai đoạn lịch sử.

Theo anh, làm nhà gỗ không đơn giản như xây nhà mái bằng; công việc đòi hỏi sự am hiểu phong thủy và sự tỉ mỉ, khéo léo, đặc biệt là tay mực thước của người thợ. Bởi, một ngôi nhà gỗ theo kiến trúc cổ không chỉ đảm bảo kiến trúc, thẩm mĩ mà còn chứa đựng hồn cốt, nét văn hóa truyền thống. Vì vậy, khi nhận một công trình, anh thường hội ý với những thợ mộc giỏi để xác định cự ly của tim cột cái, tụ chồng bò, tụ xà máng, tim tụ cột quân...; Trao đổi với những thợ chuyên đắp hoa văn cổ truyền sao cho hợp phối cảnh ngôi nhà. Những ngôi nhà chạm khắc tứ linh (long, ly, quy, phượng), thường là những gia đình, dòng họ có nhiều người đỗ đạt cao, có địa vị trong xã hội. Những ngôi nhà khắc tùng, cúc, trúc, mai theo dáng long, ly, quy, phượng (tứ linh hóa) thường là những gia đình giàu có nổi tiếng trong vùng. Một số ngôi nhà bình dân thường chỉ đục chạm hình tượng trong tranh Đông Hồ như đàn lợn âm dương, vượt vũ môn, hái dừa… Một nếp nhà gỗ dù là 5 gian hay 3 gian đều phải qua nhiều công đoạn: Từ lựa chọn nguyên vật liệu, loại gỗ cho ngôi nhà, tạo hình, thiết kế, chọn tích điêu khắc trang trí…, rồi chuyển qua khâu gia công đục đẽo, lắp ráp đánh giấy ráp, dựng, phun sơn và cuối cùng là cất nóc đều đòi hỏi phải công phu, kỹ lưỡng.

Vì thế, trong nhiều năm làm nghề, anh đã lặn lội tìm đến nhiều địa phương để tìm hiểu về văn hóa, di tích lịch sử đặc biệt ở các làng cổ từng vùng miền. Hiện nay, việc làm nhà gỗ theo kiến trúc cổ đã “hiện đại” hơn nhiều bởi ngoài đồ nghề truyền thống như cưa tay, bào, đục, chàng, bạt, thợ mộc còn có cả máy cưa, máy mài, máy đánh bóng, máy khoan, máy cắt nên các công đoạn được rút ngắn nhiều, nhưng nghệ thuật chạm gỗ luôn đòi hỏi sự kỳ công và kiên nhẫn; nhất là những công việc đòi hỏi tay nghề cao ở người thợ như làm các cột cái, cột con, cột quân, xà lòng, xà nách, xà khóa, bờ, trụ... Mỗi bộ cửa bức bàn cũng đã là công trình nghệ thuật, phải đúng là cửa thùng khung khách; 4 cánh phải là các bức chạm nổi hoặc chạm lộng, các họa tiết theo các tích cổ… Vì vậy, với 35 người thợ, anh Điềm phân làm việc ở 3 xưởng khác nhau như xưởng gỗ, xưởng xẻ, xưởng sản xuất để mỗi tốp thợ tập trung vào công việc của mình. Đối với anh Điềm, khó khăn lớn nhất là phải cân đối giữa việc giảng dạy và sự phát triển của công ty, bởi việc đào tạo những sinh viên có tay nghề tốt để các em ra trường có cơ hội việc làm cao là trách nhiệm của người thầy và việc ký kết được nhiều hợp đồng để tạo việc làm thường xuyên, có thu nhập tốt cho đội ngũ những người thợ của công ty. Đến thời điểm này anh đang duy trì tốt cả hai công việc, trong đó việc giảng dạy vẫn luôn được ban giám hiệu và sinh viên Trường Cao đẳng Xây dựng đánh giá cao.

Tâm huyết với những ngôi nhà gỗ, đến nay những ngôi nhà mang thương hiệu Xuân Điềm đã có mặt ở nhiều tỉnh, thành phố phía Bắc. Trong 10 năm qua, anh đã thi công được hơn 100 ngôi nhà gỗ Bắc Bộ và trùng tu, tôn tạo nhiều công trình đình, chùa, nhà thờ, di tích văn hóa lịch sử trong và ngoài tỉnh, góp phần bảo tồn, phát huy truyền thống lịch sử và văn hóa của dân tộc.

Bài, ảnh: Hồng Minh

Tin liên quan

Tin mới hơn

Yên Thái - Bảo tồn và phục dựng nghề làm giấy dó

Yên Thái - Bảo tồn và phục dựng nghề làm giấy dó

LNV - Nằm nép mình bên bờ sông Tô Lịch, làng Yên Thái nay thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ, (Hà Nội) từng vang danh khắp kinh kỳ với nghề làm giấy dó truyền thống. Thứ giấy mỏng tang, dai bền, từng là "linh hồn" của những bức tranh Đông Hồ, những trang sách cổ, nay đang dần chìm vào quên lãng. Giữa nhịp sống hối hả của đô thị, những nghệ nhân cuối cùng vẫn miệt mài giữ lửa nghề, mong níu kéo một phần hồn cốt văn hóa dân tộc.
Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

LNV - Tỉnh Đồng Tháp quan tâm bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống, làng nghề truyền thống nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa, truyền thống, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
Phú Túc - Làng nghề truyền thống đan lát cỏ tế ở Hà Nội

Phú Túc - Làng nghề truyền thống đan lát cỏ tế ở Hà Nội

LNV - Gần 400 năm qua, làng nghề đan lát Phú Túc, huyện Phú Xuyên, (Hà Nội) đã trở thành nét chấm phá độc đáo giữa nhịp sống hiện đại, giữ trọn vẹn hồn quê thông qua những sản phẩm thủ công tinh xảo từ cỏ tế.
Yên Bái đẩy mạnh phát triển làng nghề gắn với bảo tồn văn hóa và bảo vệ môi trường

Yên Bái đẩy mạnh phát triển làng nghề gắn với bảo tồn văn hóa và bảo vệ môi trường

LNV - Yên Bái đang tập trung phát triển các làng nghề nhằm thúc đẩy kinh tế nông thôn một cách bền vững. Địa phương ưu tiên các ngành nghề như sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến và bảo quản nông - lâm - thủy sản, kinh doanh sinh vật cảnh, cơ khí nhỏ và các loại hình dịch vụ nông thôn. Đồng thời, tỉnh cũng kiên quyết không khuyến khích phát triển những ngành nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, hướng đến sự phát triển hài hòa giữa kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái.
Làng đá dưới chân Ngũ Hành Sơn

Làng đá dưới chân Ngũ Hành Sơn

LNV - Mấy trăm năm tạc dựng từ đá núi, từng người thợ truyền nối những tinh hoa của ông cha để lại cho cơ nghiệp bám đá dựng tượng của mình, để nguyên vẹn một sức sống mãnh liệt với thời gian và không ngừng phát triển cho đến ngày nay.
Nghệ nhân Đặng Hồng Khánh và hành trình hồi sinh chữ Nôm Dao

Nghệ nhân Đặng Hồng Khánh và hành trình hồi sinh chữ Nôm Dao

LNV - Sinh ra và lớn lên tại xã Trì Quang, huyện Bảo Thắng, (tỉnh Lào Cai), thấu hiểu giá trị của văn hóa dân tộc, nghệ nhân Đặng Hồng Khánh đã dành nhiều tâm huyết sưu tầm, lưu giữ và giảng dạy chữ Nôm Dao - loại chữ cổ đang dần mai một theo thời gian.

Tin khác

Rèn Phúc Sen - Giữ gìn giá trị xây dựng thương hiệu

Rèn Phúc Sen - Giữ gìn giá trị xây dựng thương hiệu

LNV - Nằm giữa những dãy núi đá vôi hùng vĩ của huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng, xã Phúc Sen nổi danh với cái nôi của nghề rèn truyền thống với lịch sử hơn 1.000 năm. Đây là nơi mà người dân Nùng An đã giữ gìn và phát triển nghề rèn qua bao thế hệ, tạo nên những sản phẩm sắc bén, bền bỉ và chất lượng cao, được tin dùng trên khắp cả nước.
Quảng Nam: Mãn nhãn với sản phẩm nghệ thuật làm từ vỏ ốc, sò biển

Quảng Nam: Mãn nhãn với sản phẩm nghệ thuật làm từ vỏ ốc, sò biển

LNV - Trong không gian quán cà phê nhỏ, anh Võ Cao Đỉnh (40 tuổi), ở thôn Lộc Hà, xã Tam Tiến, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam trưng bày hàng trăm tác phẩm, sản phẩm nghệ thuật độc đáo mà chính anh làm ra từ chất liệu vỏ ốc, vỏ sò và vỏ chai cũ trôi dạt trên bờ biển.
Hà Nội sẽ tổ chức Festival bảo tồn và phát triển làng nghề quốc tế

Hà Nội sẽ tổ chức Festival bảo tồn và phát triển làng nghề quốc tế

LNV - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 81/KH-UBND về phát triển ngành nghề nông thôn thành phố Hà Nội năm 2025.
Bến Tre: Giữ lửa làng nghề đan đát Ba Tri

Bến Tre: Giữ lửa làng nghề đan đát Ba Tri

LNV - Hơn trăm năm trước, vùng đất Ba Tri, tỉnh Bến Tre, đã hình thành nhiều làng nghề đan đát nổi tiếng. Chính quyền địa phương đang tìm cách bảo tồn làng nghề đan đát gắn với phát triển du lịch.
Làng gốm Thanh Hà

Làng gốm Thanh Hà

LNV - Làng gốm Thanh Hà là làng gốm Hội An có quy mô lớn, được hình thành từ cuối thế kỷ XV. Người dân sinh sống ở làng gốm Thanh Hà chủ yếu có nguồn gốc từ Thanh Hóa, Hải Dương và Nam Định di cư vào Hội An, tiếp tục duy trì, phát triển nghề làm gốm của cha ông.
Lâm Đồng: Bảo tồn và phát triển Làng nghề thổ cẩm K’Long

Lâm Đồng: Bảo tồn và phát triển Làng nghề thổ cẩm K’Long

LNV - Làng nghề thổ cẩm K’Long xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, (tỉnh Lâm Đồng) có vai trò rất lớn đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, đem lại nguồn thu nhập, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động ở địa phương. Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục phát triển, mở rộng quy mô hoạt động, đầu tư thêm trang thiết bị máy móc, xây dựng thêm nhà xưởng, gian trưng bày sản phẩm, tuyển dụng thêm nhiều nghệ nhân có tâm huyết, có tay nghề cao phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát triển làng nghề K’Long.
Người nâng tầm nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh

Người nâng tầm nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh

LNV - Giữa dòng chảy hối hả của cuộc sống hiện đại, Hà Nội vẫn gìn giữ được những nét tinh hoa của văn hóa truyền thống nhờ vào những con người thầm lặng, trong đó có nghệ nhân Nguyễn Thị Thu - người phụ nữ kiên trì theo đuổi và nâng tầm nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh.
Chương trình OCOP - Nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề

Chương trình OCOP - Nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề

LNV - Chương trình OCOP không chỉ giúp các làng nghề phát triển kinh tế mà còn góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, từ đó tạo nên một thương hiệu mạnh mẽ và rộng rãi trên thị trường, mở ra cơ hội mới, đưa sản phẩm làng nghề vươn xa hơn, thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế nông thôn.
Giỗ Tổ ngành tóc Việt Nam 2025: Tri ân tiền nhân, gắn kết cộng đồng

Giỗ Tổ ngành tóc Việt Nam 2025: Tri ân tiền nhân, gắn kết cộng đồng

LNV - Sáng 20/3 tại đình Kim Liên (Đống Đa, Hà Nội), Ban tổ chức chương trình “Giỗ tổ ngành tóc Việt Nam 2025” đã tổ chức họp báo thông tin về kế hoạch triển khai sự kiện năm nay. Đây là dịp quan trọng để tri ân các bậc tiền nhân đã khai sáng nghề cắt tóc, đồng thời tạo cơ hội giao lưu, kết nối giữa các thợ tóc trên cả nước.
Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc

Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc

LNV - Ngày 17/3, tại TP Việt Trì (Phú Thọ), nghi lễ rước nước từ ngã ba sông Bạch Hạc với chủ đề “Nước Thiêng Hun Đúc Tinh Hoa” do Gốm Sứ Vạn Linh An tổ chức đã góp phần tôn vinh di sản văn hóa tâm linh độc đáo vùng đất Tổ.
Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất

Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất

LNV - Chuẩn bị nguồn nguyên liệu dồi dào, chất lượng, người dân nhiều làng nghề truyền thống ở Hà Tĩnh bước vào thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2025 với nhiều hy vọng mới.
Gốm Kim Lan - Di sản trường tồn cùng thời gian

Gốm Kim Lan - Di sản trường tồn cùng thời gian

LNV - Làng nghề gốm Kim Lan nằm ở xã Kim Lan, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời nổi tiếng của Việt Nam. Gốm Kim Lan có lịch sử phát triển hàng trăm năm, gắn liền với văn hóa, nghệ thuật và đời sống người dân nơi đây. Sản phẩm gốm Kim Lan không chỉ nổi bật bởi sự tinh xảo trong từng chi tiết mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa đặc sắc của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Quảng Nam: Những tác phẩm nghệ thuật độc đáo ở Làng Củi Lũ

Quảng Nam: Những tác phẩm nghệ thuật độc đáo ở Làng Củi Lũ

LNV - Thời gian gần đây, nhiều du khách đến thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam thường ghé đến Làng Củi Lũ để chiêm ngưỡng “sống ảo” trong không gian nghệ thuật, với hàng trăm tác phẩm độc đáo được “tái sinh” từ những thanh củi trôi dạt ở bờ biển, bờ sông qua bàn tay khéo léo tài hoa của người thợ.
Bàn tay vàng trong nghệ thuật khảm xà cừ - Từ tinh xảo đến tinh hoa

Bàn tay vàng trong nghệ thuật khảm xà cừ - Từ tinh xảo đến tinh hoa

LNV - Tinh hoa của nghề khảm xà cừ nằm trong từng chi tiết nhỏ, được chế tác một cách tỉ mỉ, thể hiện kỹ năng tinh xảo của người nghệ nhân. Với đôi bàn tay khéo léo của mình, nghệ nhân Nguyễn Phú Hà tại xã Xuân Thới Thượng (Hóc Môn, Hồ Chí Minh) đã tạo ra những sản phẩm mỹ nghệ không chỉ có giá trị kinh tế mà còn mang giá trị văn hóa, có sự kết nối sâu sắc giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.
Thúc đẩy kinh tế từ mô hình làng nghề

Thúc đẩy kinh tế từ mô hình làng nghề

LNV - Trong bối cảnh các làng nghề tại Hà Nội đang có đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng kinh tế cũng như tạo ra công việc cho hàng vạn lao động trên địa bàn Thủ đô, thời gian qua, TP Hà Nội đã có nhiều giải pháp để hỗ trợ gìn giữ và phát triển hiệu quả mô hình kinh tế từ các làng nghề trên địa bàn.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Yên Thái - Bảo tồn và phục dựng nghề làm giấy dó

Yên Thái - Bảo tồn và phục dựng nghề làm giấy dó

LNV - Nằm nép mình bên bờ sông Tô Lịch, làng Yên Thái nay thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ, (Hà Nội) từng vang danh khắp kinh kỳ với nghề làm giấy dó truyền thống. Thứ giấy mỏng tang, dai bền, từng là "linh hồn" của những bức tranh Đông Hồ, những trang sách cổ, nay đang dần chìm vào quên lãng. Giữa nhịp sống hối hả của đô thị, những nghệ nhân cuối cùng vẫn miệt mài giữ lửa nghề, mong níu kéo một phần hồn cốt văn hóa dân tộc.
Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025: Để câu Xoan vang vọng dưới chân núi Hùng

Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025: Để câu Xoan vang vọng dưới chân núi Hùng

LNV - Tại Lễ hội đền Hùng năm nay, phường Xoan Phù Đức bắt đầu phục vụ đông đảo du khách thập phương về trẩy hội từ ngày mùng 6 âm lịch tại miếu Lãi Lèn - nơi phát tích của hát Xoan từ thời Hùng Vương.
TP. Hồ Chí Minh: Đông đảo du khách tham gia Lễ hội bánh mì năm 2025

TP. Hồ Chí Minh: Đông đảo du khách tham gia Lễ hội bánh mì năm 2025

LNV - Lễ hội bánh mì Việt Nam năm 2025 đánh dấu lần thứ 03 sự kiện được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh. Nối tiếp thành công từ các năm trước, lễ hội năm 2025 đã thu hút quy tụ hơn 100 gian hàng tham gia, cùng đông đảo người dân và du khách đến trải nghiệm đa dạng các món ăn kết hợp với bánh mì.
Tỉnh Bến Tre coi trọng phát triển sản phẩm nông nghiệp nông thôn

Tỉnh Bến Tre coi trọng phát triển sản phẩm nông nghiệp nông thôn

LNV - Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT) tỉnh Bến Tre, toàn ngành đang quyết tâm triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch năm 2025 với nhiều giải pháp đồng bộ.
Văn hóa ẩm thực hấp dẫn tại làng cổ Đường Lâm

Văn hóa ẩm thực hấp dẫn tại làng cổ Đường Lâm

LNV - Làng cổ Đường Lâm đã thay đổi nhiều, không chỉ phát triển du lịch mà còn níu giữ du khách một cách ấn tượng thông qua văn hóa ẩm thực truyền thống.
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động