Người phụ nữ nặng lòng với nghề dệt thổ cẩm
![]() |
Bà Hà Thị Mận bên khung cửi dệt thổ cẩm. |
Bà cho biết, ngay từ bé nhìn bà ngoại và mẹ dệt thổ cẩm, bà đã rất thích thú. Rồi mày mò tìm hiểu và được mẹ truyền nghề cho. Theo đồng bào Thái ở bản Bút, trong cuộc sống hằng ngày từ khi là những cô bé 8 đến 9 tuổi, các bà, các mẹ đã dạy cho con học cách nhuộm vải, xe tơ, thêu thùa, dệt thổ cẩm... Đây cũng là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá sự khéo léo, chăm chỉ của người con gái Thái.
Qua từng động tác cần mẫn thêu dệt của bà Mận mới biết để làm nên một tấm thổ cẩm phải đầu tư công sức thế nào. Mỗi sản phẩm làm ra đều thể hiện tài hoa tinh tế, kỳ công của người dệt. Ngoài ra, họ còn gửi gắm vào đó tình cảm của mình.
Theo bà Mận, trước đây để làm nên một tấm thổ cẩm, người dệt phải mất nhiều thời gian để chuẩn bị nguyên vật liệu. Từ khi thu hoạch bông đến xe thành sợi rồi nhuộm màu... Sau khi hoàn tất các công đoạn chuẩn bị nguyên vật liệu, những sợi bông mới được đan lên khung. Để dệt nên tấm thổ cẩm đẹp, đòi hỏi bàn tay khéo léo, thể hiện tâm hồn của người dệt. Công đoạn khó nhất của quá trình này vẫn là kết hợp các hoa văn, họa tiết trên mỗi sản phẩm sao cho hài hòa cân đối.
Không chỉ dệt áo, váy thổ cẩm thông thường, bà còn dệt được cả chăn, gối, nệm ngồi, đệm nằm, túi xách, khăn trải bàn... với những hoa văn tinh tế, đường chỉ căng đều, tạo cho sản phẩm dệt của người Thái thêm rực rỡ, mẫu mã phong phú, nhiều khách du lịch ưa thích.
Với mong muốn truyền dạy cho lớp trẻ hiểu và biết quý nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình, bà luôn sẵn sàng chỉ dạy, chia sẻ kinh nghiệm với phụ nữ trong bản về phương pháp, cách làm thế nào để dệt nên chiếc váy, tấm chăn đầy màu sắc...
Em Hà Thị Hoa ở bản Bút chia sẻ: “Tuy lúc mới làm rất đau lưng, mỏi cổ, nhưng khi mình tự làm ra được những bộ đồ thổ cẩm cho gia đình, em thấy hạnh phúc. Khi rỗi em thường qua nhờ bà Mận chỉ bảo thêm”.
Ở bản Bút bây giờ, ban ngày đi làm, tối đến các bà, các chị lại ngồi bên khung dệt làm ra những sản phẩm tinh tế.
Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền địa phương đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi để bản Bút duy trì nghề dệt thổ cẩm gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, tạo việc làm tại chỗ, từng bước nâng cao đời sống của người lao động.
Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Quan Hóa Lương Thị Hồng Nhung cho biết: “Để nghề dệt thổ cẩm ở bản Bút duy trì, phát triển, huyện đang làm các hồ sơ gửi các cơ quan chức năng thẩm định, công nhận làng nghề dệt thổ cẩm ở bản Bút. Bên cạnh đó, địa phương sẽ tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm, tổ chức các lớp đào tạo nghề theo hình thức truyền nghề, kèm cặp tại nơi sản xuất cho người lao động chưa có nghề.
Tin liên quan

Nghệ nhân cao tuổi truyền nghề cho con cháu
14:31 | 12/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Cần cải tiến để bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của đồng bào các DTTS ở Điện Biên
10:55 | 08/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn

Nâng cao kỹ năng bán hàng online và marketting cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ
14:09 | 04/12/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội tôn vinh giá trị làng nghề truyền thống
10:13 | 01/12/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề
10:12 | 01/12/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Tinh hoa làng nghề gốm sứ Bát Tràng
10:12 | 01/12/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn, phát triển nghề gốm Biên Hòa
09:27 | 01/12/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện về nhà thơ có đôi "bàn tay vàng" và những tác phẩm chân dung gò đồng "độc bản" có một không hai
10:18 | 30/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Vĩnh Phúc: gìn giữ và phát triển nghề rèn truyền thống
15:40 | 29/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề rượu Quán Đế nổi tiếng xứ Nẫu
09:29 | 28/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Rực rỡ tăm hương Quảng Phú Cầu
09:07 | 28/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Về làng nghề trầm hương nổi tiếng ở Phúc Trạch
08:08 | 28/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Khai mạc Lễ hội thiết kế sáng tạo làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng năm 2023
13:56 | 25/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nhớ mãi canh măng mực Bát Tràng
09:00 | 24/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Những nghệ nhân sinh vật cảnh tạo hàng "siêu phẩm" có giá trị kinh tế cao
08:58 | 24/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Phát huy, bảo tồn giá trị truyền thống làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp
10:55 | 22/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

(Hoàn Kiếm) Triển lãm gốm Bát Tràng cùng gốm Đông Hòa
14:33 | 20/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

( Long Biên) Khai mạc triển lãm Chung một sợi dây
13:50 | 20/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Hơn 1.000 đặc sản vùng miền hội tụ tại huyện Thanh Trì
22:00 | 16/11/2023 OCOP

Cựu binh già "thổi hồn" vào than đá
14:24 | 16/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Người dân Kẻ Vạn "giữ lửa nghề" nước nắm truyền thống
14:24 | 16/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Chi hội Khoa học lịch sử quân sự Thành phố Hải Phòng, chặng đường 30 năm xây dựng, hoạt động và phát triển
14:23 | 16/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ nghề trang phục truyền thống Dao tiền làng Khuổi Hoa
14:00 | 16/11/2023 Làng nghề, nghệ nhân



Nâng cao kỹ năng bán hàng online và marketting cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ
14:09 Làng nghề, nghệ nhân

Bắc Kạn: Phát triển sản phẩm OCOP theo hướng bền vững
10:28 OCOP

CLB thơ Việt Nam chi nhánh huyện Tam Nông (Phú Thọ): Góp phần xây dựng đời sống văn hoá mới
10:28 Văn hóa - Xã hội

Đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới
10:28 Kinh tế

Hải Dương: Trang trại nuôi ốc nhồi hiệu quả kinh tế cao
10:28 Kinh tế










