Người phụ nữ đã làm rạng danh gốm Chu Đậu
Ông Makato Anabuki là tùy viên văn hoa đại sứ quán Nhật bản tại Việt Nam, một lần qua Thổ Nhĩ Kỳ, thăm quan bảo tàng quốc gia tại thủ đô Istanbul, ông nhìn thấy chiếc bình gốm cổ hoa lam rất đặc biệt, không phải của Trung Quốc hay Nhật bản. Xem xét kỹ ông thấy trên bình có 13 chữ Hán: Thái hòa bát niên Nam Sách châu Tượng nhân Bùi Thị Hý bút. Nghĩa là: Năm Thái Hòa thứ 8 (1450) châu Nam Sách thợ gốm Bùi Thị Hý vẽ. Từng công tác ở Việt Nam, ông biết Nam Sách, Chí Linh thuộc Hải dương là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi hội tụ của 6 con sông, phía bắc là dẫy núi rồng chạy dài từ tây sang đông ra đến miền Yên Tử linh thiêng đất Phật. Từ đây có thể về kinh thành Thăng Long, xuôi ra biển đông giao thương với các nước trong khu vực.
Ông Anabuki biết chiếc bình gốm cổ hoa lam kia là báu vật trong bộ tứ bảo quốc tại bảo tàng hoàng gia Thổ Nhĩ kỳ. Tuy vậy, khi ở Việt nam ông cũng chưa từng biết tại Nam Sách có nơi nào có nghề gốm cổ nổi tiếng như vậy nên tháng 6 năm 1980 ông đã gửi thư cho ông Ngô Duy Đông, Bí thư tỉnh ủy Hải Dương để nhờ xác minh xem chiếc bình gốm cổ quí giá đó có xuất xứ tại làng nào ở Nam Sách Hải Dương.
Có lẽ cũng từ đây, được lãnh đạo tỉnh Hải dương quan tâm hơn đến gốm Chu Đậu. Từ năm 1983 đến 1986 các nhà khảo cổ học trong nước đã tiến hành khai quật 14 điểm với diện tích hơn 70 nghìn mét vuông đất tại khụ vực Chu Đậu. Kết quả thật bất ngờ, các nhà khoa học đã tìm thấy rất nhiều di vật, lộ rõ đây là một trung tâm gốm mỹ nghệ cao cấp từng tồn tại trước đây mà chưa được phát hiện. Qua 8 lần khai quật, các nhà khảo cổ học đã phát hiện hơn 100 lò gốm dưới lòng đất. Kết quả khai quật không chỉ làm giới chuyên môn kinh ngạc về một trung tâm gốm cổ mà còn giúp người dân Chu đậu khám phá ra quá khứ lẫy lừng của tổ tiên họ.
Sau những cuộc khai quật nói trên, sản phẩm gốm Chu Đậu còn được tìm thấy ở 2 con tàu đắm tại vùng biển của Philipin và Cù lao Chàm tại Quảng nam từ năm 1993 đến 1997. Hơn 340.000 hiện vật được tìm thấy ở 5 con tàu đắm tại vùng biển Cù Lao Chàm là minh chứng sống động cho dòng gốm Chu Đậu, chứng tỏ gốm Chu Đâu đã được xuất cảng rộng rãi, với số lượng lớn bằng con đường hàng hải sang các nước từ thế kỷ XV. Theo các nhà khoa học, gốm Chu Đậu hình thành từ thế kỷ 13-14, phát triển cực thịnh ở thế kỷ 15-16, đến thế kỷ 17 do chiến tranh Trịnh - Mạc xảy ra, nhà Mạc ở Nam Sách thất bại nên nghề gốm ở Chu Đậu bị tàn phá, thất truyền, các nghệ nhân làng gốm đã phiêu bạt đi các làng khác, lập nên các làng gốm mới. Người dân làng gốm Chu Đậu chuyển sang nghề dệt chiếu như mọi người đã biết về chiếu Đậu nổi tiếng.
Giá trị của gốm Chu Đậu, sau khi được tìm thấy ở Cù Lao Chàm đã gây sửng sốt giới học giả và những người quan tâm. Bà Goddard - giám đốc ngành nghệ thuật của nhà bán đấu giá tại San Francico (Mỹ) đã viết trên tờ Việt Mercury số ra tháng 6 năm 2000 như sau: “Phát hiện này đã trả lại cho Việt nam một chương của di sản nghệ thuật mà người ta từng nghĩ nó đã hoàn toàn biến mất”. Lá thư của nhà ngoại giao Nhật bản như là chất xúc tác tìm ra gốm Chu Đậu vang bóng một thời ở Nam Sách Hải Dương, còn người phụ nữ có tên trên bình cổ hoa lam kia thì lại không tìm thấy dấu vết gì trên mảnh đất Chu Đậu.
Người phụ nữ tài hoa
Theo gia phả cổ của dòng họ Bùi, thì bà Bùi Thị Hý sinh năm 1420, tại Bùi gia trang thuộc trang Quang Ánh huyện Trường Tân (sau đổi thành Thiện Phúc) nay là thôn Quang Tiền xã Đồng Quang, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Bà sinh ra trong một gia đình, dòng họ văn quan, võ tướng, có nhiều đóng góp xây dựng nhà Trần, nhà Lê, đặc biệt là trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn kéo dài 10 năm dưới sự lãnh đạo của Lê lợi đánh đuổi quân xâm lược nhà Minh giành độc lập cho đất nước. Bà là hậu duệ đời thứ 5 của cụ Bùi Mộc Lạc làm quan dưới thời vua Trần Anh Tông và Trần Minh Tông. Bà Bùi Thị Hý là con gái đầu của tướng quân Bùi Quốc Nghĩa, ông nội là Bùi Quốc Hưng, tướng Đinh Lễ là bác rể. Bùi Quốc Hưng, Đinh Lễ và một số người trong gia đình bà là khai quốc công thần nhà Lê trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh. Ông nội Bùi Quốc Hưng từng làm quan dưới trướng của Hồ quý Ly cuối nhà Trần, ông cũng là người lập và xây dựng ra ấp Bùi gia trang, giúp dân làm ruộng, lập nhiều lò gốm, rèn vũ khí để bảo vệ gia trang. Sau khi chiến thắng quan Minh, ông Bùi Quốc Hưng mở trường dạy chữ và nghề cho con chúa trong ấp gia trang và hai cháu nội là Bùi Thị Hý và Bùi Khởi. Theo gia phả, ngay từ nhỏ Bùi Thị Hý đã tỏ rõ là người thông minh, ham học hỏi, bà vừa thông kinh sử, giỏi làm thơ, ham vẽ, là người thích võ và trượng nghĩa. Với bản tính mạnh mẽ, bà đã giả trai đi thi nhưng bị phát hiện, do là con chúa tể tướng nên bà được tha.
Năm Nhâm Tuất 1442, ở 22 tuổi, bà cùng chúng bạn đi thuyền đến dự lễ hội và vãn cảnh Đền Kiếp bạc, Côn Sơn. Tại đây duyên kỳ ngộ, trai tài gái sắc, tình cờ bà gặp Đặng Sỹ, chàng trai con đại gia làng Chu Đậu. Từ cái nhìn đầu tiên, như trời xui đất khiến. Gặp nhau, cả hai cùng trò chuyện, trao đổi thơ phú, gắn kết hai tâm hồn với nhau. Như duyên trời định, sau cuộc gặp gỡ ấy, bà Bùi Thị Hý đã kết duyên với đại gia Đặng Sỹ. Sau khi lấy chồng, bà theo ông Đặng Sỹ về Làng Chu Đậu, cùng chồng dựng lò, chế tác gốm, sứ bán cho thương nhân khắp vùng. Chính thời gian này, trong một lần làm ra chiếc bình gốm hoa lam, bà đã phóng bút viết vào tác phẩm 13 chữ Hán trên chiếc bình cổ hiện đang trưng bày tại bảo tàng quốc gia Tổ Nhĩ Kỳ. Gần 10 năm gây dựng nghề gốm trên đất Chu Đậu, năm 1452, bà cùng chồng trở về quê ngoại ở Trang Quang Ánh, cùng em trai Bùi Khởi làm đồ gốm sứ để bán cho các thương gia và cung tiến triều đình. Con Nghê được tìm thấy ở khu mộ chí của bà, có nét bút của bà ghi rõ: Bùi Thị Hý tạo, hiện vật quan trọng này đang được dòng họ Bùi cất giữ coi như bảo vật của dòng họ.
Thấy việc xây dựng, mở mang nghề gốm tại Chu Đậu và Trang gia Ánh đã thành đạt, sản phẩm được thương nhân khắp vùng ưa chuộng, đặc biệt là việc buôn bán với nước ngoài thu được nhiều tiền hơn, ông bà Đặng Sỹ đã mang hàng đi nhiều nước trong vùng để giao thương. Trong một chuyến đi, đoàn thuyến của ông Đặng Sỹ gặp bão và đắm chìm, ông Đặng Sỹ và gia nô chết trên biển đông. Kết quả cuộc khai quật các thuyền đắm tại Cù Lao Chàm năm 1997 đã khẳng định đây là các thuyền gốm Chu Đậu, trong đó có cả thuyền của ông Đặng Sỹ và gia đình bà Bùi Thị Hý. Ba năm chịu tang chồng, lại không có con, bà lao vào truyền nghề cho hậu thế và tạo ra nhiều sản phẩm nổi tiếng và đầy sáng tạo còn lưu mãi đến ngày nay. Hết tang chồng, bà gặp ông Đặng Phúc, cũng người làng Chu Trang. Do hiểu, khâm phục tài năng và nghị lực phi thường của bà, ông Phúc đã đem lòng yêu thương bà, mặc dù biết bà đã gần 40 tuổi. Thắp hương cho tổ tiên và người chồng, bà xin tái giá và kết hôn với ông Đặng Phúc. Với kinh nghiệm làm ra các sản phẩm gốm sứ và giao thương, ông bà Đặng Phúc lại sắm thuyền, vượt biển đem các sản phẩm do mình làm ra, đi bán ở các nước. Trong gia phả họ Bùi cũng nói rõ bà đã 3 lần cùng thương thuyền của mình đưa hàng gốm sứ ra nước ngoài bán. Đêm 12 tháng 8 năm 1499, bà Bùi Thị Hý qua đời ở tuổi 79, ba năm sau, ông Đặng Phúc tự hào và khâm phục, khắc trên bia mộ của vợ mình “ Bùi Thị Hý, kỳ tài phu nhân chi mộ” để khẳng định tài năng, đức độ, giỏi về văn chương, hội họa, những sản phẩm gốm nghệ thuật và tinh xảo do đôi bàn tay vàng của bà tạo ra, để hậu thế được biết về người con gái kỳ tài trong nghề gốm sứ.
Hơn 550 năm tồn tại, phát triển và rồi thất truyền, không ai có thể nghĩ rằng những sản phẩm gốm của làng Chu đậu nói chung và của bà Bùi Thị Hý nổi tiếng một thời lại trở về sống động và thương hiệu Gốm Chu Đậu lại nức tiếng gần xa như ngày nay. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: Qua những sản phẩm do bà Bùi Thị Hý tạo ra, bà thực sự là người con gái có tri thức, là người nghệ sỹ tài hoa thể hiện trên các tác phẩm do bà chế tác, một nhà hàng hải và một người phụ nữ kinh doanh thành đạt. Để tôn vinh người phụ nữ đầu tiên của nước ta đã tạo nên thương hiệu cho dòng Gốm Chu Đậu nổi tiếng, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam đã trao tặng Cúp Bông Hồng Vàng cho doanh nhân Bùi Thị Hý, Hiệp hội làng Nghề Viêt nam đã trao tặng bà là “Tổ nghề gốm sứ Chu Đậu”.
Ngày nay, những người con của làng gốm Chu Đậu đã khôi phục và phát triển nghề gốm sứ Chu Đậu trên mảnh đất mà ông cha họ đã gây dựng, giữ gìn và phát triển thương hiệu Gốm sứ Chu Đậu trở thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế.
Bài, ảnh: Nguyễn Duy Hoàn
Tin liên quan
Tin mới hơn

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 Làng nghề, nghệ nhân

Đoài Phương hướng tới phát triển bền vững từ nông nghiệp, công nghiệp đến du lịch sinh thái
14:35 Nông thôn mới

Việt Nam sắp đón 14 Bộ trưởng châu Phi đến tìm hiểu chương trình OCOP
14:35 OCOP

Xây dựng các chi hội nông dân gắn với thế mạnh từng địa phương
14:35 Khuyến nông

Bún bò Huế được công nhận Di sản quốc gia
14:34 Tin tức