Người giữ lửa cho nghề rèn Đa Sỹ
Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Lê Xuân Hùng.
Nghề cha truyền con nối
Ông Hùng sinh ra và lớn lên ở làng nghề rèn Đa Sỹ, phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, TP Hà Nội. Vốn ở làng nghề truyền thống nên ông bén duyên với nghề làm rèn từ năm 15 tuổi. Năm nay ông Hùng 55 tuổi đời với 40 năm tuổi nghề. Đến thời điểm này ông được đánh giá là một trong những nghệ nhân giỏi nhất làng nghề Đa Sỹ, có những mẫu mã, hoa văn khó trên thép mà chỉ
ông làm được.
Nghệ nhân Lê Xuân Hùng chia sẻ: “Tôi học và làm nghề sau 5 năm đã thành thạo nghề rèn và có nhiều sáng tạo mẫu mã mới, chất lượng cao được thị trường biết đến. Nhiều người đã tìm đến tôi đặt hàng. Ngoài dao, cuốc, xẻng, liềm, hái… tôi cũng làm những mặt hàng khó, giá thành cao như: Dao thái thuốc, khắc dấu trên thép, hoa văn in trên thép… Muốn có sản phẩm chất lượng thì thép đầu vào phải chọn loại tốt. Rèn tạo phôi và tôi ra thành phẩm. Khâu tôi thép thành các sản phẩm rất quan trọng. Vì tôi thép cứng và giòn, sản phẩm dễ bị vỡ. Tôi thép mềm quá thì sản phẩm kém chất lượng, dễ bị mẻ.”
Để có một tay nghề cao, bí quyết của ông Hùng là luôn yêu nghề và ham học hỏi. Dù đã được công nhận Nghệ nhân làng nghề Hà Nội và Nghệ nhân làng nghề Việt Nam, nhưng ông vẫn hàng ngày học hỏi anh chị em làm nghề trong Hiệp hội làng nghề Đa Sỹ, cũng như các tỉnh thành trong cả nước. Ngoài ra, ông còn lên mạng tìm hiểu cách rèn các sản phẩm thép từ những làng nghề khác trên thế giới nhằm nâng cao tay nghề.
Nói về ông Hùng, Chủ tịch Hiệp Hội làng nghề Đa Sỹ Hoàng Quốc Chính, cho biết: “Bố ông Hùng cũng là một nghệ nhân giỏi của làng nghề Đa Sỹ. Ông Hùng ngoài thừa hưởng từ gia đình có truyền thống làm nghề, còn rất yêu nghề và ham học hỏi. Ông luôn tìm tòi làm ra những sản phẩm khó không ai làm được. Sản phẩm của ông được rất nhiều người biết đến đặt hàng. Một số người còn đem ra nước ngoài bán”.
Nỗ lực làm nghề và giữ nghề
Nghề rèn đòi hỏi người thợ phải qua đào tạo thực tế, bắt tay, chỉ việc để truyền nghề. Người học và làm thành thạo nghề để ra mở được cơ sở sản xuất cũng phải mất vài năm. Trong khi đó, kinh tế phát triển, có nhiều ngành nghề khác học nhanh và kiếm ra tiền. Do đó, để giữ lửa cho làng nghề rèn Đa Sỹ, ông Hùng đã cùng các nghệ nhân trong Hiệp hội làng nghề hỗ trợ đào tạo cho con em, cũng như những lao động ở địa phương khác muốn học nghề.
Mặc dù trải qua 2 năm dịch bệnh Covid-19, nhưng ông Hùng vẫn chưa ngày nào phải đóng lò. Những sản phẩm của gia đình ông làm ra chất lượng cao nên được nhiều người lựa chọn sử dụng.
“Dù dịch bệnh kéo dài 2 năm qua, nhưng lò rèn gia đình tôi vẫn đỏ lửa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của khách. Ngoài phục vụ cho bà con, tôi cũng hỗ trợ đào tạo một số học viên vào học nghề cho đến khi ra mở được cơ sở sản xuất. Chúng tôi không dấu nghề, rất muốn mọi người phát triển được nghề rèn, có việc làm ổn định” - Nghệ nhân Lê Xuân Hùng chia sẻ.
Nói về những đóng góp của ông Hùng với sự phát triển của làng nghề rèn Đa Sỹ, Chủ tịch Hiệp Hội làng nghề Đa Sỹ Hoàng Quốc Chính, cho biết thêm: “Hàng năm, làng nghề chúng tôi được quận hỗ trợ nâng cao tay nghề cho hội viên, chính những nghệ nhân như ông Hùng trực tiếp cùng với Hiệp hội làng nghề ra đào tạo, truyền đạt lại kỹ năng làm nghề rèn. Ông Hùng cũng như các nghệ nhân của làng đều không giấu nghề, để những hội viên khác nỗ lực giữ nghề và làm nghề, từ đó nâng cao đời sống hộ gia đình. Nhờ vậy, đến nay nhiều người đi làm những ngành nghề khác, nhưng vẫn quay về học nghề tại địa phương và mở lò rèn. Những ai đã muốn làm nghề rèn, các nghệ nhân như ông Hùng đều hỗ trợ từ đầu cho đến khi thành thạo nghề”.
Bài và ảnh Thời Nguyễn
Tin liên quan
Tin mới hơn

Đặc sản Hà Nội - Bánh gai làng Giá
10:11 | 14/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời
11:55 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lai: Từ đại ngàn hùng vĩ đến thiên đường biển xanh
20:20 Du lịch làng nghề

Gia Lai: Hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo
20:20 Đào tạo nghề

“Mạch nghề” - Lan tỏa hình ảnh làng nghề trong thời đại số
20:17 Tin tức

Thuận An triển khai hiệu quả nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp
10:32 Khuyến nông

6 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước tăng trên 14%
10:30 Kinh tế