Người giữ hồn dân ca Bài chòi xứ Bình Định
Từ làn điệu mẹ ru đến ánh đèn hội Bài chòi
Sinh ra và lớn lên trong cái nôi của dân ca, nghệ nhân Bùi Thị Lê Thắm (SN 1978), nghệ danh Lệ Thắm, hiện đang sinh sống tại khu vực An Dưỡng 2, phường Hoài Tân, thị xã Hoài Nhơn, sớm thấm đẫm những làn điệu mượt mà của dân ca Bình Định, dân ca Liên khu V từ mẹ, rồi bén duyên với dân ca Bài chòi như một mối tình không hẹn trước và là trụ cột cho câu lạc bộ Bài chòi dân gian phường Hoài Tân, thị xã Hoài Nhơn.
![]() |
Nghệ nhân Bùi Thị Lê Thắm với nghệ danh Lệ Thắm |
Bắt đầu học hô hát Bài chòi dân gian từ năm 1996, nghệ nhân Lệ Thắm được nghệ nhân Nguyễn Đình Tân ở xã An Hòa, huyện An Lão truyền dạy những ngón nghề đầu tiên. Đến năm 2010, theo chồng về phường Hoài Tân, thị xã Hoài Nhơn sinh sống, chị tiếp tục nuôi dưỡng đam mê hát Bài chòi, tích cực tham gia các sự kiện văn hóa, phong trào địa phương.
Bước ngoặt đến vào năm 2013, khi chị tham dự Liên hoan dân ca Bài chòi tại Phú Yên và gặp gỡ Nghệ nhân Nhân dân Minh Đức (Nguyễn Thị Đức). Từ đây, nghệ nhân Lệ Thắm chính thức bước vào hành trình học hỏi sâu hơn về nghệ thuật trình diễn Bài chòi cổ, được dìu dắt và hun đúc niềm đam mê nghệ thuật Bài chòi dân gian từ người thầy đặc biệt này.
![]() |
Nghệ nhân Bùi Thị Lê Thắm sớm trở thành “Hiệu nữ” nổi bật của câu lạc bộ Bài chòi dân gian phường Hoài Tân |
Trong nghệ thuật Bài chòi, vai trò của “Hiệu” – người dẫn dắt, hoạt náo trò chơi mang tính quyết định đến sức sống của đêm hội. Với giọng ca trong trẻo, khả năng ứng tác nhanh và nét duyên riêng, chị Bùi Thị Lê Thắm sớm trở thành “Hiệu nữ” nổi bật của câu lạc bộ Bài chòi dân gian phường Hoài Tân. Nghệ nhân Lệ Thắm không chỉ thổi hồn cho các đêm hội Bài chòi mà còn trở thành trụ cột trong việc duy trì và phát triển câu lạc bộ.
Năm 2015, khi tỉnh Bình Định đẩy mạnh lập hồ sơ ghi danh Bài chòi là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, nghệ nhân Lệ Thắm là một trong những nghệ nhân tham gia điều tra, thu thập tư liệu tại cơ sở. Đó cũng là lúc Bài chòi lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng, thu hút nhiều người trẻ tham gia.
Từ chỗ chỉ là người biểu diễn, chị chuyển mình thành người truyền dạy, dìu dắt lớp trẻ yêu Bài chòi dân gian. Đến nay, nghệ nhân Lệ Thắm đã trực tiếp truyền nghề cho 9 nghệ nhân trẻ, trong đó có những giọng ca tiêu biểu như Trần Thị Thế Quyên, Hồ Thanh Thủy, Hồ Thanh Trúc, Hồ Thanh Trà hay Nguyễn Văn Tâm là những “mầm xanh” tiếp nối di sản nghệ thuật dân ca Bài chòi, đặc biệt là Hồ Thanh Thủy, Hồ Thanh Trúc, Hồ Thanh Trà đều là con ruột của nghệ nhân Lệ Thắm.
Những mùa vàng gặt hái từ đam mê
Gần ba thập niên gắn bó với Bài chòi, hành trình nghệ thuật của nghệ nhân Bùi Thị Lê Thắm được ghi nhận bằng nhiều giải thưởng giá trị. Năm 2013, chị đạt giải Nhì cá nhân tại Liên hoan dân ca Bài chòi do Đài Truyền hình Việt Nam tại Phú Yên tổ chức; năm 2014, tiếp tục được vinh danh tại Liên hoan hát ru, hát dân ca và cổ truyền Bình Định; Huy chương Vàng chương trình Hội diễn “Đàn, hát dân ca 3 miền” năm 2018; Huy chương Bạc chương trình Hội diễn “Đàn, hát dân ca ba miền” toàn quốc năm 2023; Bằng khen tặng cho Đoàn Nghệ thuật quần chúng thị xã Hoài Nhơn (thành viên của đoàn có nghệ nhân Bùi Thị Lê Thắm) đạt giải A tại Liên hoan Nghệ thuật quần chúng Cựu chiến binh tỉnh Bình Định lần thứ III – năm 2024 và cùng nhiều giải thưởng khác. Những thành tích ấy không chỉ là niềm tự hào cá nhân, mà còn là minh chứng cho tâm huyết và sức lan tỏa của nghệ nhân Lệ Thắm trong việc bảo tồn văn hóa truyền thống Bình Định.
![]() |
Nghệ nhân Lệ Thắm tham gia Hội diễn “Đàn, hát dân ca ba miền” toàn quốc năm 2023 |
Nghệ nhân Lệ Thắm chia sẻ: Tôi chỉ mong Bài chòi dân gian không bị quên lãng giữa dòng chảy hiện đại. Cứ mỗi lần thấy các cháu nhỏ biết hô hát, biết yêu làn điệu Bài chòi cổ hay Bài chòi mới, tôi lại có thêm động lực để gắn bó, yêu thương và chia sẻ niềm đam mê nghệ thuật Bài chòi với thế hệ trẻ. Chính từ tinh thần đó, nhiều chương trình tuyên truyền xây dựng nông thôn mới, giao lưu văn hóa ở thị xã Hoài Nhơn đã chọn Bài chòi làm phương tiện thể hiện, tạo hiệu ứng tích cực trong cộng đồng khu dân cư.
Dù cuộc sống còn nhiều lo toan, nghệ nhân Lệ Thắm vẫn dành thời gian hướng dẫn, tập luyện và truyền nghề cho lớp kế cận lưu giữ nghệ thuật Bài chòi. Tiếng hô Bài chòi của chị như nhịp cầu nối quá khứ với hiện tại, làm sống dậy tình yêu sâu sắc với nghệ thuật dân gian truyền thống Bình Định. Nghệ nhân Bùi Thị Lê Thắm không chỉ góp phần bảo tồn một loại hình Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, mà còn lan tỏa bản sắc văn hóa Bình Định đến gần hơn với công chúng.
Tin liên quan

Bình Định: Người truyền lửa đam mê nghệ thuật Bài chòi
15:33 | 22/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Nghệ nhân Thanh Đa đam mê hát dân ca, bài chòi
11:24 | 28/02/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Tranh Hàng Trống từ truyền thống tới đương đại
21:06 | 20/02/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin mới hơn

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức
Tin khác

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên
14:48 | 11/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Nghệ nhân Nhân dân Đinh Chương “di sản sống” giữa đại ngàn Vĩnh Sơn
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Nhóm yêu thích nghề làm men lá” giữ gìn và phát triển nghề truyền thống
09:41 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề bánh pía Vũng Thơm
09:39 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cao Bằng: Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng An
09:39 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Lê Mạnh Tuấn – Người giữ hồn đất, thổi hồn cho “đất nở hoa”
22:13 | 07/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Nguyễn Văn Lưu: Người đưa gốm sứ Chu Đậu trở về từ đáy biển
11:03 | 06/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Gắn kết chương trình OCOP với du lịch làng nghề – Hướng đi bền vững cho kinh tế nông thôn
09:06 | 04/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đánh thức làng nghề truyền thống bằng du lịch và sản phẩm OCOP
10:50 | 03/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức
10:09 | 02/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đóng thuyền gỗ truyền thống của người Tày Hà Giang
09:52 | 30/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đại hội Đại biểu Hội Kỷ lục gia Việt Nam nhiệm kỳ III (2025–2030): Đoàn kết - Sáng tạo - Thống nhất hành động
18:46 Tin tức

Hà Nội: Huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
16:15 Nông thôn mới

Bình Định ngày đầu vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp thuận lợi
16:15 Văn hóa - Xã hội

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ
16:15 Tin tức

Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam
16:13 Tin tức