Người có công đầu với nghề sản xuất tơ sen ở Việt Nam
Với trách nhiệm là một Ủy viên thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội - T.S Trần Thị Quốc Khánh luôn suy nghĩ, trăn trở, chủ động trao đổi, tìm tòi xin chủ trương, đề xuất kiến nghị với Chính phủ, các bộ, ngành, cơ quan hữu quan để góp phần khắc phục, tháo gỡ những khó khăn trên cho bà con vùng trồng sen.
Quá trình hình thành và phát triển
Năm 2013, theo đề nghị của ĐBQH, Bộ Ngoại giao Việt Nam chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Myanma nắm tình hình và có văn bản trả lời Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh. Đây là tài liệu có ý nghĩa rất quan trọng, giúp Nhóm nghiên cứu (gồm Đại biểu quốc hội Trần Thị Quốc Khánh và Viện Kinh tế sinh thái) có cơ sở lý luận và thực tiễn, đăng ký đề tài khoa học “Nghiên cứu thử nghiệm mô hình sản xuất bột sợi từ thân cọng cây sen nhằm góp phần nâng cao thu nhập cho phụ nữ nông thôn Việt Nam”.
Đại biểu Quốc hội, Tiến sĩ Trần Thị Quốc Khánh (ngoài cùng, bên trái) và Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận
Cuối năm 2016, Bộ Khoa học và Công nghệ giao cho Viện Kinh tế sinh thái chủ trì nghiên cứu đề tài khoa học độc lập cấp quốc gia “Nghiên cứu thử nghiệm mô hình sản xuất sợi từ cuống sen tại Việt Nam” (năm 2016 - 2019) do GS.TSKH Nguyễn Duy Chuyên (Chủ nhiệm đề tài) và PGS.TS. Trần Lưu Vân Hiền (Phó Chủ nhiệm đề tài).
Đầu năm 2017, theo sự giới thiệu của lãnh đạo huyện Mỹ Đức và xã Phùng Xá, Ban Chủ nhiệm đề tài phối hợp với Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận (ở Đội 13, Thôn Hạ, xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội) bàn triển khai thực hiện lấy sợi từ tơ sen.
Bà Phan Thị Thuận cùng một số cán bộ Viện Kinh tế sinh thái thử nghiệm lấy sợi từ cuống sen thành công (năm 2017). Đặc biệt, với kinh nghiệm và trình độ chuyên môn, tay nghề của mình, sau nhiều ngày đêm nghiên cứu, sáng tạo, bà Phan Thị Thuận đã lần đầu tiên dệt vải lụa từ tơ sen thành công; Trở thành người Việt Nam đầu tiên dệt vải từ tơ sen. Cũng từ đó, xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức trở thành địa phương đầu tiên có nghề dệt vải từ tơ sen ở Việt Nam.
Năm 2018, nhân sự kiện Hội nghị thường niên lần thứ 26 của Diễn đàn Nghị viện Châu Á- Thái Bình Dương lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội (từ ngày 18 đến ngày 21/01/2018), Đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh có văn bản báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV về việc báo cáo, cung cấp thông tin ngoại giao Nghị viện hỗ trợ nghiên cứu sản xuất sợi tơ sen Myanmar - Việt Nam, trong đó nêu lên một số kết quả hoạt động ngoại giao Nghị viện góp phần thúc đẩy phối hợp, tổ chức nghiên cứu kinh nghiệm sản xuất sợi tơ sen của Myanmar những năm qua (2013 - 2017); đồng thời kiến nghị một số nội dung cụ thể với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một số cơ quan của Quốc hội nhằm tiếp tục quan tâm, phối hợp, hỗ trợ tổ chức, cá nhân hai nước thắt chặt tình hữu nghị hợp tác Việt Nam- Myanmar trong xây dựng làng nghề, du lịch, sản xuất các sản phẩm từ sen…
Nghệ nhân tạo ra tơ từ cuống sen.
Ngày 13/2/2018 Tổng Thư ký Quốc hội có Công văn số 1591/TTKQH-TH gửi Văn phòng Chính phủ về kiến nghị của Đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh đề nghị quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện triển khai có hiệu quả các kết quả nghiên cứu đề tài đạt được. Văn phòng Chính phủ cũng gửi Công văn số 2006/VPCP-CN ngày 03/3/2018 đến Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc kiến nghị của Đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh để có biện pháp hỗ trợ phù hợp triển khai có hiệu quả các kết quả nghiên cứu của Đề tài.
Đầu năm 2019, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ phối hợp cùng Đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh đề nghị Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận chuẩn bị một số sản phẩm khăn Tơ sen để phục vụ công tác đối ngoại của Thủ tướng Chính phủ. Trên cơ sở đó, Lãnh đạo huyện Mỹ Đức và xã Phùng Xá quan tâm tạo thuận lợi, giúp Nghệ nhân thực hiện thành công nhiệm vụ quan trọng này.
Nghệ nhân Phan Thị Thuận với các nữ đại biểu Quốc hội.
Lần đầu tiên sản phẩm khăn quàng dệt từ tơ sen Mỹ Đức của Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận được vinh dự phục vụ chuyến công du của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng phu nhân và Đoàn cấp cao Chính phủ Việt Nam tham dự họp các nước G20 và thăm Nhật Bản (từ ngày 26/6 đến ngày 2/7/2019). Đây được coi sự kiện ghi dấu ấn những nỗ lực, tâm huyết của nghệ nhân, sự hỗ trợ của các nhà khoa học, các vị Đại biểu Quốc hội, lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương, khăn dệt từ tơ sen Việt Nam trở thành sản phẩm độc đáo, thân thiện môi trường, góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, lần đầu tiên “được xuất ngoại”, chia sẻ cùng bạn bè quốc tế. Sự kiện này còn là niềm tự hào và triển vọng lớn cho nghề sản xuất sợi và dệt vải từ tơ sen của Việt Nam từ nay về sau.
Từ thành công bước đầu, theo gợi ý của Đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh, Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận cùng gia đình tiếp tục nghiên cứu, sáng tạo, hợp tác sản xuất được sợi chỉ thêu từ tơ sen, dệt vải hoa sen chìm, thêu tranh từ tơ sen… Đây là những sản phẩm chưa từng có ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới từ trước đến nay. Những sản phẩm này được giới thiệu, trưng bày tại Hội chợ, triển lãm, thu hút sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân và khách nước ngoài.
Triển vọng nghề sản xuất sợi tơ sen
Theo Tổng cục thống kê, tính đến hết năm 2017, cả nước có 96,02 triệu người (trong đó: Nữ chiếm khoảng 48,94%; độ tuổi lao động là hơn 72,04 triệu người, chiếm khoảng 75% tổng dân số cả nước). Điều đó cho thấy nhu cầu việc làm của người lao động Việt Nam nói chung là khá cao.
Bên cạnh đó, với hơn 70% dân số tập trung ở nông thôn, chủ yếu tập trung ở các vùng Đồng bằng Sông Hồng (21,8%), Đồng bằng Sông Cửu Long (19,1%), Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (21,6%), các vùng còn lại chiếm 17,2%. Đây là những nơi người nông dân đã và đang có nghề trồng sen, khai thác và chế biến các sản phẩm từ sen. (Ví dụ: Khu vực Đồng bằng sông Hồng (gồm Thành phố Hà Nội và các tỉnh: Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng); miền Trung (gồm Nghệ An, Thừa Thiên Huế…); Đồng bằng sông Cửu Long (gồm: Cần Thơ, Đồng Tháp), (theo cuốn “Tài nguyên di truyền cây sen ở Việt Nam” của các tác giả Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Hoàng thị Nga, La Tuấn Nghĩa, NXB Nông nghiệp, H.2017, tr. 56- 59). Đặc điểm này cho thấy lực lượng lao động là nông dân hay ở nông thôn “rất có tiềm năng” trực tiếp và gián tiếp tham gia vào quá trình trồng sen, chế biến, khai thác các sản phẩm từ sen nói chung và sản xuất, kinh doanh, dịch vụ các sản phẩm từ sợi sen nói riêng.
Ngoài ra, cả nước hiện có khoảng 17 triệu thanh niên nông thôn từ 15-30 tuổi (chiếm 70% số thanh niên và 60% lao động nông thôn). Trong đó, 80% trong số này chưa qua đào tạo chuyên môn. Đây là lực lượng lao động trẻ, khỏe, giàu tiềm năng, nếu được hướng dẫn, dạy nghề, sử dụng thời gian nghỉ hè tham gia se, rút sợi tơ sen, vừa tăng thêm thu nhập, vừa góp phần hướng nghiệp, khởi nghiệp cho họ.
Trong phạm vi tham gia nghiên cứu đề tài và thực hiện trách nhiệm của một Nghệ nhân ưu tú, từ năm 2017 đến nay, bà Phan Thị Thuận đã tham gia và trực tiếp hướng dẫn, đào tạo, dạy nghề lấy sợi tơ sen và dệt vải lụa từ tơ sen cho hàng trăm nông dân, phụ nữ, các em học sinh, sinh viên nghỉ hè của xã Phùng Xá, các xã trong huyện Mỹ Đức và các quận, huyện khác của Thành phố Hà Nội cùng các địa phương khác (Đồng Tháp, Cần Thơ…). Bà còn thanh toán, chi trả mỗi người một ngày từ 50 ngàn đến 100 ngàn đồng để các học viên yên tâm tham gia học nghề se, rút sợi tơ sen. Đối với các em học sinh, sinh viên được tham gia “lao động nông nhàn” rút sợi tơ sen vào kỳ nghỉ hè là một niềm vui, vừa được học nghề mới, vừa “được trả lương theo sản phẩm” trong dịp hè, cuối kỳ nghỉ lại có thêm tiền mua giấy bút, sách vở…
Với những cố gắng, nỗ lực của Nghệ nhân cùng sự hỗ trợ của Ban Chủ nhiệm đề tài, chính quyền huyện Mỹ Đức và xã Phùng Xá thống nhất giao cho bà Phan Thị Thuận “mượn” trụ sở của một trường học và một số diện tích khác để tiếp tục phát triển nghề lấy tơ sợi, dệt vải tơ lụa từ tơ sen. Đặc biệt vào cuối năm 2019, nhiều hộ nông dân trong xã đã đề nghị bà Thuận nhận đất ruộng trũng của họ, trồng lúa không có năng suất để bà Thuận trồng sen, phát triển làng nghề sen, như ý kiến của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường trả lời trước Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 (tháng 11/2019). Từ đây, đất ruộng trũng không còn lo khó khăn; Người nông dân không còn lo thiếu việc làm; Tơ sen từ đây đã và đang trở thành mặt hàng có giá trị tạo sinh kế cho người nông dân nghèo, ở vùng sâu, vùng xa, giúp họ từng bước đổi đời.
Từ đầu năm 2020 đến nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thực hiện giãn cách xã hội, nhiều ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với việc sản xuất sợi, dệt vải từ tơ sen, Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận vẫn có những đơn hàng của khách hàng trong nước và quốc tế (tuy chưa được nhiều như mong muốn). Những sản phẩm (khăn quàng, tranh thêu) từ tơ sen của gia đình Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận vẫn được Chính phủ đặt hàng làm quà tặng cho lãnh đạo các nước bởi tính độc đáo, thân thiện môi trường, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc và góp phần tích cực trong Chương trình xây dựng nông thôn mới.
PV
Tin liên quan
Tin mới hơn
Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu
09:56 | 17/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Festival nghề muối Việt Nam
09:51 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Giữ lửa nghề tò he Xuân La
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Đại Bái - Di sản vàng son của nghệ thuật đúc đồng Việt Nam
09:50 | 15/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề “bánh quê” rộn ràng vụ Tết
14:56 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ An: Nghề thủ công truyền thống nhiều thăng trầm
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Làng xôi Phú Thượng
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề mai cảnh Thế Chí Tây vào vụ Tết
14:55 | 14/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương
21:04 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên
21:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
18 điểm du lịch gắn với làng nghề và làng nghề truyền thống
14:07 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng chiếu Định Yên rộn ràng vào Tết
11:03 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng bá, trình diễn nghề thủ công tại Văn miếu - Quốc Tử Giám
09:16 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ giỗ tổ nghề may làng Trạch Xá: Tôn vinh nghề truyền thống và gìn giữ bản sắc tinh hoa
08:54 | 13/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ công bố quyết định và giấy chứng nhận "Trung tâm Thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gốm sứ Giang Cao, xã Bát Tràng."
21:18 | 10/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề Bún – Bánh An Thái tất bật vào Tết
09:58 | 10/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng Nghề Nhôm Đúc Hải Vân – Nét Tinh Hoa Nghề Thủ Công Truyền Thống
13:59 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Gốm đỏ Mang Thít - Hồn gốm miền sông nước
10:21 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Hoa đào Nhật Tân sắp bung nở sắc hồng đón Tết
10:20 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Khô Cá Cơm Sông Đốc: Hương Vị Đậm Đà Từ Biển Cả
09:17 | 09/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Lượng tiêu thụ tăng vọt, người trồng rau hối hả vào vụ Tết
14:41 | 07/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Liệp dự kiến xây dựng nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2025 – 2030
10:08 Nông thôn mới
Phú Thọ: Cô gái Mường đưa sản phẩm OCOP vươn xa
10:01 OCOP
Rắn trong nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc Việt Nam
09:57 Văn hóa - Xã hội
Hải Phòng: Hỗ trợ máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất đối với cơ sở công nghiệp nông thôn
09:57 Khuyến công
Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu
09:56 Làng nghề, nghệ nhân