Nghề quỳ vàng bạc Kiêu Kỵ - Tinh hoa di sản văn hóa quốc gia
Nghề quỳ vàng bạc xuất hiện ở Kiêu Kỵ cách đây trên 300 năm, dưới thời Hậu Lê. Thuở ấy có ông Nguyễn Quý Trị, người làng Hội Xuyên, xã Liễu Trai (Hải Dương), ông đỗ Tiến sỹ vào năm Quý Mùi, thời Lê Cảnh Hưng (1740-1786) làm quan đến chức Binh bộ Tả Thị lang-Hàn lâm Viện trực học sỹ.
Trong một lần ông đi sứ bên Trung Quốc học được nghề dát dập vàng bạc để sơn son thiếp vàng các đồ thờ cúng và hoành phi, câu đối… Khi về nước ông truyền lại nghề này cho dân làng Kiêu Kỵ.
Việc nghề quỳ vàng bạc Kiêu Kỵ được ghi danh vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia được xem là một sự tôn vinh xứng đáng, tạo cơ hội bảo tồn, gìn giữ tinh hoa làng nghề độc đáo đất Hà thành.
Sau khi ông Nguyễn Quý Trị truyền nghề quỳ vàng bạc cho dân làng, thì vào ngày 17/8 âm lịch, ông bỏ đi đâu không ai rõ tung tích. Để tưởng nhớ tới công ơn của ông, dân làng Kiêu Kỵ đã suy tôn Nguyễn Quý Trị là Tổ sư nghề quỳ vàng bạc, và lấy ngày ông ra đi làm ngày cúng giỗ Tổ nghề hàng năm.
Gia đình nghệ nhân Nguyễn Anh Chung thếp vàng lên tượng trâu vàng cho khách hàng.
Ngoài ngày giỗ Tổ nghề vào ngày 17/8 ra, dân làng Kiêu Kỵ còn có tục lệ cúng lễ Tổ nghề vào ngày 12 tháng Giêng, các gia đình theo nghề quỳ vàng bạc làm lễ xôi gà đem đến cúng Tổ nghề tại điện thờ trong nhà Tràng. Sau đó về nhà làm nghi thức “khai tràng” (tức là lễ khai búa đập quỳ). Do đó ngày 12 tháng Giêng trở thành ngày khai tràng đập quỳ của dân làng.
Trước Cách mạng tháng Tám, nghề làm vàng quý khá phát đạt, cung cấp vàng quỳ cho hầu hết các công trình tín ngưỡng cung đình để dát lên các tượng phật, ngai vàng, hoành phi, câu đối, kiệu rước, và tranh sơn mài …
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ, nghề làm vàng quỳ gần như bị mai một. Sau ngày thống nhất đất nước, nhất là thời kỳ kinh tế mở cửa, các công trình văn hóa, các di tích lịch sử được khôi phục hoặc xây dựng mới rất cần đến vàng quỳ, do đó nghề truyền thống ở Kiêu Kỵ được khôi phục và phát triển. Hiện có gần 50 gia đình chuyên kinh doanh vàng quỳ, nhiều hộ sản xuất với quy mô lớn.
Từ những thỏi vàng, bạc thật được đập cho dài và mỏng (gọi là đập diệp) có bề ngang 1cm, được cắt thành những hình vuông nhỏ 1cm2 rồi đặt vào lá quỳ. Lá quỳ có cạnh dài 4cm được kén từ loại giấy dó (giấy làm tranh Đông Hồ) mỏng và dai, được “lướt” nhiều lần bằng mực tự chế làm bằng loại bồ hóng đặc biệt, trộn với keo da trâu, tạo cho giấy quỳ bền chắc.
Công đoạn đập quỳ vàng tại gia đình ông Nguyễn Văn Hiệp.
Mỗi quỳ 500 lá, trên mỗi lá đặt một mảnh vàng nhỏ 1cm2, dùng vải dường bâu Nam Định gói lại, đặt lên đe bằng đá, dùng loại búa chuyên dụng đập lên tập lá quỳ, sao cho mảnh vàng mỏng và tràn bằng lá quỳ. Cắt nhỏ lá vàng đã đập mỏng thành mười hai mảnh, lấy một mảnh đặt tiếp lên lá quỳ và tiếp tục đập mỏng.
Người thợ giỏi có thể đập một chỉ vàng dàn mỏng thành tấm lá vàng có diện tích hơn 1m2. Muốn có một quỳ vàng, người thợ phải đập khoảng một giờ liên tục. Tính ra phải đập trên 400 nhát búa cho một quỳ vàng.
Còn ở giai đoạn cuối, khi gỡ vàng trả khách, người thợ phải làm việc trong phòng kín, đeo khẩu trang và ngồi trong màn vì chỉ cần vô ý thở mạnh, vàng cũng đã bay tung. Khi sử dụng, người thợ dùng chiếc bay rất mỏng bằng xương hoặc mảng tre vát mỏng để giát vàng lên các sản phẩm; hoạ sĩ dùng bút vẽ với dầu sơn chấm vào vàng quỳ để vẽ lên tranh sơn mài.
Nghề làm vàng quỳ rất tinh xảo, tỉ mỉ. Từ việc xây lò kín và thấp, dùng mùn cưa trộn với keo da trâu, viên nhỏ đốt dưới chiếc nồi ang để tạo bồ hóng, làm mực “lướt” quỳ, vàng phải đập mỏng đều, không rách và chỉ cần lơ đãng) một chút là búa quỳ sẽ đập vào ngón tay… 1 chỉ vàng đập mỏng thành 980 lá có diện tích lớn hơn 1m2 thì chưa có ngành công nghiệp nào làm được, kể cả công nghiệp dát vàng của Nhật. Chính vì vậy, cho đến nay, Kiêu Kỵ vẫn là làng duy nhất trong cả nước làm nghề này.
Công đoạn đập quỳ vàng tại gia đình nhà anh Nguyễn Văn Hiệp.
Hầu hết các làng làm nghề tạc tượng, khắc hoành phi, câu đối, hoặc làm hàng sơn mài như Sơn Đồng, Vũ Lăng, Hạ Thái (Hà Tây cũ); Mai Động, Đồng Quang (Bắc Ninh); Liên Minh, Cát Đằng (Nam Định); Bảo Hà (Hải Phòng)…; nhiều nghệ nhân ở Đình Bảng, Huế và miền Nam đều là những bạn hàng thân thiết của Kiêu Kỵ.
Không những xưa kia mà gần đây, các họa sỹ trang trí những công trình kiến trúc lớn cũng đã tìm đến vàng quỳ Kiêu Kỵ dùng cho việc trang trí nội thất của Nhà hát Lớn thành phố, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Lăng Bác và nhiều khách sạn lớn trong toàn quốc. Các di sản văn hoá, kiến trúc được UNESCO công nhận như Kinh đô Huế, Hội An, Văn Miếu-Quốc Tử Giám càng không thể thiếu vàng quỳ, bạc quỳ.
Các công đoạn xếp vàng chuẩn bị cho khâu đập điệp và làm quỳ cũ đòi hỏi sự kiên trì và tỉ mỉ cao.
Để làm ra một sản phẩm quỳ vàng hay quỳ bạc với chất lượng cao thì phải có sự kết hợp nhịp nhàng của nhiều người thợ trong một dây chuyền sản xuất đồng bộ và khép kín. Thực tế đã cho thấy, sản phẩm quỳ vàng và quỳ bạc do dân làng Kiêu Kỵ làm ra đã đáp ứng được yêu cầu của các nghệ nhân sơn thiếp vàng bạc và các nhà họa sỹ vẽ tranh sơn mài từ nhiều năm nay, và không chỉ nổi tiếng ở trong nước mà còn ở cả nước ngoài.
Đưa sản phẩm quỳ vàng bạc Kiêu Kỵ vươn xa
Sản phẩm vàng và bạc quỳ do dân làng Kiêu Kỵ hiện làm ra không chỉ đáp ứng được nhu cầu tôn tạo, sửa chữa các công trình kiến trúc cổ trong cả nước như đình, đền, chùa, miếu… mà còn được xuất khẩu ra nhiều nước châu Á, châu Âu.
Năm 2010, để chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội (1010-2010), Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã chọn Kiêu Kỵ là một trong 5 làng nghề được trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại công viên Bách Thảo trong dịp Lễ hội Làng nghề, phố nghề Thăng Long-Hà Nội.
Nghệ nhân Nguyễn Anh Chung thếp vàng lên tượng cho khách hàng.
Nghệ nhân Nguyễn Anh Chung, Chủ tịch Hội Dát vàng bạc quỳ Kiêu Kỵ cho biết cả làng hiện có hơn 50 hộ làm nghề với từ 300-400 lao động, thu nhập từ 5-10 triệu đồng/tháng, chưa kể số lao động đi làm ở các địa phương trên cả nước. Có hộ thuê tới hơn 20 lao động.
Gia đình ông Nguyễn Văn Hiệp, luôn duy trì 10 lao động thường xuyên, quanh năm sản xuất quỳ vàng, mỗi tháng sử dụng khoảng 10 cây vàng để làm nguyên liệu. Thường thì dịp cuối năm là bận rộn nhất, ngoài công việc sản xuất quỳ vàng, gia đình ông còn nhận nhiều đơn hàng thếp vàng lên tượng, đồ thờ cúng, vật dụng trang trí…
Ngoài ra, ông còn tự đặt một số hàng gốm sứ, tranh gỗ, sơn mài… để thếp vàng rồi mang ra trưng bày, giới thiệu và bán cho người có nhu cầu.
Một số sản phẩm đã được thếp vàng của gia đình Nguyễn Văn Hiệp tại làng nghề vàng, bạc Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm (Hà Nội).
Nghệ nhân Nguyễn Anh Chung cho biết, để nghề truyền thống của cha ông phát triển hơn nữa trong đời sống ngày nay, người dân làng nghề đã tìm tòi, sáng tạo và tìm hướng đi mới để quảng bá và phát triển làng nghề.
Ngày nay, ngoài những sản phẩm truyền thống, người dân trong làng nghề còn sử dụng kỹ thuật thếp vàng thực hiện trên nhiều sản phẩm quà tặng, đồ vật trang trí, hay các công trình kiến trúc…, được nhiều khách hàng ưa chuộng và tìm đến.
Nghệ nhân Nguyễn Anh Chung cũng thực hiện nhiều công trình lớn, tốn nhiều thời gian và công phu. Như năm 2020, gia đình ông đã nhận thếp vàng, trang trí hoa văn cho một tư gia ở Bắc Giang, phải mất vài tháng, thuê thêm hàng chục nhân công mới hoàn thành.
Cuối năm 2020, ông nhận được đơn hàng thếp vàng lên hàng ngàn con trâu làm tặng phẩm và phải hết tháng Giêng năm Tân Sửu mới hoàn thành.
Với việc tôn vinh nghề quỳ vàng bạc Kiêu Kỵ là di sản văn hóa, người dân làng nghề hy vọng sản phẩm dát vàng, bạc sẽ được vươn xa hơn ra thị trường quốc tế. Người làm nghề cũng mong được tiếp cận nhiều hơn nguồn vốn ưu đãi để sản xuất, làng nghề ngày càng phát triển bền vững.
Sản phẩm trâu vàng Tân Sửu 2021 được gia đình nghệ nhân Nguyễn Anh Chung thếp vàng theo đơn đặt hàng.
Bài và ảnh Danh Lam
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP