Nghệ nhân trong lĩnh vực văn hóa phi vật thể: Trăn trở đằng sau một danh hiệu cao quý
Việc nhận diện rõ hơn về nghệ nhân thực hành di sản văn hóa phi vật thể sẽ góp phần thực hiện tốt các quy định của Nghị định 62/2014/NĐ-CP, Kế hoạch xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể; Đồng thời góp phần vào việc đề xuất các chính sách liên quan tới nghệ nhân thực hành di sản văn hóa phi vật thể trong tương lai.
Nghệ nhân Then Nông Thị Lìm (ở giữa) được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú năm 2015
Hiện nay, việc nhận diện “đúng người đúng việc” đã khó, để đãi ngộ nghệ nhân sau vinh danh cũng đang là vấn đề cần phải đặc biệt quan tâm. Bởi lẽ, việc vinh danh nghệ nhân là thể hiện sự trọng thị của cộng đồng đối với những người đã không ngừng cống hiến, đóng góp công sức vào việc bảo tồn di sản văn hóa của địa phương, dân tộc.
Song điều đó chỉ có ý nghĩa thiết thực, khi các nghệ nhân sau khi được vinh danh có được một đời sống tốt để họ toàn tâm, toàn ý với công việc gìn giữ, trao truyền các giá trị văn hóa, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng, cho thế hệ tương lai.
Các nghệ nhân hát soọng cô tại Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc.
Vậy làm thế nào để tạo cho nghệ nhân sau khi vinh danh có một đời sống tốt? Câu hỏi này đã không ít lần được dư luận, các nhà nghiên cứu đưa ra bàn luận.
Được biết, để chuẩn bị cho đợt xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ ba - 2021, ngày 9/10/2019, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký Quyết định số 3470/QĐ-BVHTTDL với nhiều nội dung căn cứ cụ thể. Theo đó, tiến độ thực hiện của các cấp hội đồng được thực hiện từ tháng 8/2019 đến tháng 3/2021. Hy vọng rằng, ở đợt xét tặng danh hiệu lần thứ ba, sẽ là sự hài lòng của cả nghệ nhân lẫn công chúng dành cho một danh hiệu cao quý
Được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú năm 2019, Nghệ nhân dân ca Sán Chí - Lâm Minh Sặp, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) có thêm cơ hội để đi giao lưu nhiều hơn. Nghệ nhân Lâm Minh Sặp chia sẻ: “Sau khi được phong tặng Nghệ nhân Ưu tú, điều tôi nhận lại được không phải những khoản hỗ trợ về vật chất mà là môi trường, không gian để phát huy hơn nữa những giá trị đặc sắc của dân ca Sán Chí. Những năm qua, chính quyền địa phương cũng đã hỗ trợ, khuyến khích để tôi mở lớp truyền dạy, … Tôi nghĩ rằng, đây chính điều quý giá nhất với mỗi nghệ nhân khi được phong tặng danh hiệu để nghệ nhân có điều kiện gìn giữ và lan tỏa giá trị văn hóa của dân tộc”.
Trên một diễn đàn chia sẻ với báo chí, nhà nghiên cứu - nhạc sĩ Đặng Hoành Loan, người có nhiều năm nghiên cứu và gắn bó với âm nhạc dân gian cho rằng, việc đãi ngộ các nghệ nhân và đội ngũ kế cận để gìn giữ và phát huy di sản vẫn đang tồn tại nhiều bất cập. Theo nhạc sĩ Đặng Hoành Loan, nếu nhìn nhận một cách rành rọt, việc hỗ trợ nghệ nhân bằng tiền chưa hẳn đã là một giải pháp hữu ích. Với lớp nghệ nhân lớn tuổi sống quá nghèo, thì việc cấp một khoản tiền giúp họ sống tốt hơn để họ có thời gian toàn tâm, toàn ý trao truyền cho hậu thế là rất quý.
Nhưng hiện nay, đa phần là lớp nghệ sĩ dân gian trẻ kế thừa và họ không thích kiểu hỗ trợ như vậy, mà quan trọng hơn là cần sự khích lệ, động viên, là việc truyền cảm hứng để họ biết trân quý mà theo đuổi, gìn giữ di sản.
Bài và ảnh: Hồng Minh
Tin liên quan
Tin mới hơn
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết
13:55 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội
13:53 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân
13:52 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết
14:00 | 05/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
10:41 | 04/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 | 03/12/2024 Tin tức
Tin khác
"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Rèn Đa Sỹ - Top 10 thương hiệu quốc gia
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng hương trăm năm tuổi Quảng Phú Cầu nhộn nhịp những ngày cận Tết rực rỡ sắc Xuân
15:00 | 02/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại Mẫn Xá
23:50 | 01/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Xã Sơn Đông, TX Sơn Tây (Hà Nội): Tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận làng nghề mộc Vạn An đạt danh hiệu " Làng nghề Hà Nội"
23:38 | 30/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nhọc nhằn nghề trồng dâu nuôi tằm Hồng Đô
09:53 | 29/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cảnh báo nguy cơ cháy nổ tại các làng nghề dịp cuối năm
09:08 | 28/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
“Hội An - Làng nghề lên số” đạt giải thưởng quốc tế Kotler Awards 2024
09:08 | 28/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ninh Bình: Xã Khánh Dương đón nhận Bằng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
11:46 | 27/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bảo tồn, phát triển nghề và làng nghề vùng hồ Thác Bà
09:43 | 27/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Huyện Gia Lâm phát triển du lịch xanh gắn với làng nghề
11:01 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Về làng “May mặc đệ nhất Hà thành”
11:00 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thu hút 120.000 nghệ nhân, chuyên gia và 3.000 nhà khoa học vào trường nghề
11:00 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ngọt ngào mùa nhãn quê tôi
10:59 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Khai mạc triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam”
14:13 | 24/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thơm ngon bánh giầy nếp bầu Tam Mỹ
09:25 OCOP
Bắc Kạn: Nỗ lực của hương trình xây dựng nông thôn mới, kết quả các huyện
09:25 Nông thôn mới
Ngành y tế Hà Tĩnh nâng cao năng lực để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân
09:25 Sức khỏe - Đời sống
Giải pháp phát triển thủ công mỹ nghệ bền vững
09:24 Nghiên cứu trao đổi
Tham quan “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”
09:24 Du lịch làng nghề