Nghệ nhân thổi hồn vào mảnh ván gỗ những con tàu đã bị lãng quên trở thành tác phẩm nghệ thuật độc bản
Những sản phẩm chế tác từ gỗ tàu thuyền tại số 229 đường Phạm Văn Đồng, phường Hải Thành, quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng. |
Từ những mảnh ván gỗ của những chiếc tàu, thuyền sau hàng chục năm chống chọi với sóng gió đại dương cùng ngư dân ngày đêm ra khơi bám biển khi đã hoàn thành sứ mệnh được đưa vào bờ tưởng chừng như vô dụng. Nhiều chiếc thuyền cá sau khi khai thác xong đưa vào bờ, bị vùi lấp dưới bùn cát trên dọc tuyến bờ biển từ nam ra bắc từ vài chục đến gần trăm năm tưởng đã bị lãng quên, nhưng qua bàn tay của nghệ nhân Hà Quốc Hưng (50 tuổi) và nghệ nhân Trần Văn Hoá (59 tuổi) ở Hải phòng đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, đa dạng. Như: bàn ghế, khung ảnh, đồ trang trí nội thất, khung tranh ảnh... hầu hết các tác phẩm có thể coi là “độc bản”, có giá trị kinh tế cao, tính cảm xúc và duy mỹ. Đặc biệt rất “có hồn” đã được nhiều khách hàng trong và ngoài nước ưa thích tìm đến chiêm ngưỡng, mua về trưng bày và sử dụng.
Anh Hà Quốc Hưng Giám đốc CTy CP gỗ TTH Việt Nam chia sẻ: Anh quê gốc ở Thái Bình, bố mẹ ra thành phố Hải Phòng lập nghiệp, lớn lên trên thành phố cảng, đi bộ đội, ra quân học đại học rồi về làm kinh tế tư nhân.
Vào những năm 2.000, anh có thời gian được đến Hồng Kong, Singapo, Trung quốc. Anh thấy có nhiều sản phẩm đồ gỗ như bàn, ghế, đồ dùng gia đình... được họ chế tác từ loại ván gỗ tàu thuyền cũ và được bán với giá rất cao. Trở về quu hương, anh liền bắt tay vào nghiên cứu tìm hiểu về nguồn vật liệu này. Sau những chuyến đi, anh phát hiện trên dọc tuyến bờ biển từ miền Nam trở ra đến Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh có nhiều con tàu thuyền gỗ cũ hết hạn sử dụng được phá dỡ để tận dụng vật liệu sửa chữa tàu thuyền.Trong số đó rất nhiều ván gỗ không thể dùng để sửa tàu thuyền được nữa, thậm chí cũng không dùng làm chất đốt được nên bị vứt bỏ. Đi với đó còn rất nhiều tàu thuyền cũ hỏng bị bỏ nằm ở các bờ bãi ven biển lâu năm nên bị vùi lấp dưới bùn cát, gây ô nhiễm môi trường biển và làm ảnh hưởng đến ngư trường, tàu thuyền qua lại... Điều đáng nói là hầu như tất cả các loại gỗ dùng để đóng các loại tàu, thuyền đều là gỗ tốt như Lim, Sến, Táu, Săng lẻ...
Anh nảy sinh ra ý định sẽ tận dụng loại vật liệu này để tái tạo, sản xuất, chế tác ra các loại sản phẩm phục vụ cho gia đình. Nghĩ là làm, anh đi tìm người để hợp tác và cơ may năm 2003 anh gặp được anh Trần Văn Hoá làm nghề mộc vừa đi Trung Quốc làm thợ mộc thuê trở về. Trước đó (năm 2002) khi một người Trung Quốc biết anh Hoá là thợ mộc khéo tay nên đã mời anh sang Quảng Châu, Trung Quốc tham quan một số cơ sở sản xuất đồ gỗ từ ván tàu thuyền và muốn anh cùng hợp tác. Anh đã ở lại một năm làm việc, năm 2003 về nước thì gặp anh Hưng, cả hai bàn bạc và chung ý tưởng sẽ cùng nhau nghiên cứu dùng loại vật liệu này để chế tác các sản phẩm dân dụng. Sau đó cùng đầu tư, mở xưởng trang bị máy móc để sản xuất.
Năm 2004 khi hai người mua một con tàu cá cũ ở Đồ Sơn về phá dỡ để sản xuất đồ gia dụng thì nhiều người cho là chúng tôi “bị điên”...Tuy nhiên, sau khi những sản phẩm làm ra từ vật liệu của con tàu này tiêu thụ rất tốt ở thị trường Trung Quốc.
Sau đó anh Hoá tiếp tục sang Trung Quốc vừa học, vừa làm một thời gian nữa, khi trở về cùng anh Hưng bỏ công sức, đầu tư thời gian, tìm mua vật liệu. Ban đầu là đến các xưởng phá dỡ tàu thuyền cũ mua lại các loại gỗ ván tàu thuyền bị bỏ đi vận chuyển về, rồi nâng cấp nhà xưởng, trang bị máy móc nghiên cứu sản xuất ra hơn 300 bộ sản phẩm chủ yếu là bàn ghế xuất bán sang Trung Quốc. Tuy nhiên, do những yếu tố khách quan bất khả kháng nên số sản phẩm xuất đi này gần như bị “mất trắng”, số vật liệu còn lại vỏn vẹn chỉ khoảng 10 tấn.
Không nản lòng, cả hai cùng chung tay, cầm cố tài sản, nhà cửa tiếp tục lên đường đi khắp các tỉnh từ Kiên Giang trở ra để tìm mua nguyên liệu để sản xuất với ý tưởng các sản phẩm sẽ phục vụ cho người tiêu dùng trong nước và tiến tới xuất khẩu.
Trải qua những khó khăn, thăng trầm trong quá trình xây dựng và phát triển đến nay Công ty CP gỗ TTH Việt Nam (TTH VIỆT NAM WOO JOINT STOK) có địa chỉ tại số 229 đường Phạm Văn Đồng, phường Hải Thành, quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng đã có cơ sở, nhà xưởng trên 3.000 m2 và trang thiết bị máy móc hiện đại được đầu tư hàng tỷ đồng cùng trên 50 lao động (lương bình quân trên 10 triệu đồng/ tháng/ người), những sản phẩm được làm ra từ vật liệu gỗ tàu thuyền cũ của Công ty rất bền chắc, chịu được mọi yếu tố thời tiết ngoài trời như: cánh cổng, bàn ghế để vườn...ngoài ra còn nhiều sản phẩm khác để trang trí nội thất như khung ảnh, cánh cửa ...rất độc đáo, đã được người tiêu dùng Hải Phòng và nhiều khách hàng trên cả nước rất ưa chuộng, tìm mua, đặt hàng.
Nghệ nhân Trần Văn Hoá cho hay, công đoạn khó khăn vất vả nhất ban đầu là làm sạch vật liệu vì các loại ván gỗ đã bị ngâm nước quá lâu, ngấm dầu mỡ, bị hà bám, các loại đinh đã han gỉ khó rút ra. Tiếp đến là phải nghiên cứu, lựa chọn từng mảnh để đưa vào chế tác từng sản phẩm cho phù hợp cũng như tiết kiệm vật liệu...Để có sản phẩm ngày một tốt hơn, các nghệ nhân đã áp dụng công nghệ mới thiết kế mẫu mã trên máy tính, chế tác ra các tác phẩm cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng...
Được biết, khởi đầu từ năm 2003, nghệ nhân Hà Văn Hưng và nghệ nhân Trần Văn Hoá là những người đầu tiên của Việt Nam phát kiến ra việc sử dụng nguồn vật liệu gỗ tàu thuyền cũ để chế tác ra các sản phẩm dân dụng. Trong quá trình hoạt động các nghệ nhân đã đào tạo ra các thợ hiện đang làm việc cho 3 cơ sở trên cả nước về chế tác các sản phẩm từ vật liệu này. Đồng thời Công ty CP gỗ TTH Việt Nam cũng là một trong những đơn vị tiên phong tại Việt Nam trong việc tái tạo “gỗ tàu thuyền” thành sản phẩm nghệ thuật có giá trị tiếp nối di sản mang tính độc bản, góp phần xây dựng gìn giữ cộng đồng xanh. Từ việc tận dụng nguồn gỗ từ tàu thuyền cũ bỏ đi lãng phí thành những sản phẩm có giá trị sử dụng, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm số cây xanh bị chặt hạ phục vụ mục đích chế tạo đồ nội thất.
Những sáng kiến của các nghệ nhân không chỉ để bảo vệ môi trường mà còn hướng đến vật liệu xanh kiến trúc xanh bền vững. Điểm mạnh và có ưu thế nhất hiện nay của các sản phẩm này là tại Việt Nam gần như không có đối tác cạnh tranh. Còn các sản phẩm của Trung Quốc thì giá rất cao và cũng không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Việt Nam.
Để có vật liệu cung cấp cho sản xuất lâu dài, Công ty vẫn luôn triển khai hợp tác với các địa phương cũng như bà con ngư dân trên các tỉnh ven biển ven sông để tìm kiếm và thu mua những con tàu, thuyền gỗ đã hết hạn sử dụng, phá dỡ đưa về bảo quản. Được biết, hiện nay còn rất nhiều con tàu còn nằm trên các khu vực bờ sông biển chưa được phát hiện...
Anh Hà Quốc Hưng cho biết thêm: Anh có ý tưởng tới đây sẽ mở một số trung tâm giới thiệu và quảng bá các sản phẩm này ở Hải Phòng và sẽ đưa các sản phẩm độc bản chế tác từ gỗ tàu thuyền cũ đi dự thi về “Bảo vệ môi trường biển” vào cuối năm 2024.
Tin liên quan
Tin mới hơn
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình
20:33 | 26/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đèn lồng Hội An tất bật vào vụ Tết
10:04 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thách thức bảo tồn nghề nón Huế
09:12 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kết nối nghề xưa với văn hóa truyền thống
09:11 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 | 20/12/2024 Tin tức
Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội
10:26 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề trồng nấm ở An Giang
10:25 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:20 | 17/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa
19:35 | 16/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 | 13/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đan quyện tinh hoa và sáng tạo
09:41 | 12/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết
14:47 | 11/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024
14:14 | 09/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết
13:55 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội
13:53 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân
13:52 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết
14:00 | 05/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
10:41 | 04/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 | 03/12/2024 Tin tức
Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”
20:35 Khởi nghiệp
Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao
20:34 OCOP
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình
20:33 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Nhà văn Hà Nội: Tổng kết công tác năm, trao giải thưởng văn học và kết nạp hội viên mới 2024
20:32 Tin tức
Quận Cầu Giấy (Hà Nội): Vươn mình trong kỷ nguyên mới
20:32 Tin tức