Nghệ nhân Phan Hữu Cường: Người kế thừa và phát triển kẹo Cu đơ Ông bà Thư Viện
Câu chuyện về Cu đơ Ông bà Thư Viện…
Nguồn gốc của kẹo cu đơ được gắn với giai thoại nổi tiếng về ông Cu Hai (Thịnh Xá, Hương Sơn, Hà Tĩnh). Theo lời kể lại thì ông Cu Hai tên thật là Ông Vi, nhưng khi ông làm ra ra món kẹo này và mang ra chợ bán với giá hai tiền thì mọi người quen gọi là Cu Hai. Đến khi thực dân Pháp sang nước ta, tới quán nhà ông ăn kẹo uống nước chè thì phiên dịch từ “Hai” thành “deux” (tiếng Pháp) và tên gọi Cu Đơ có từ ngày đó. Cũng từ đó, món bánh cu đơ được người dân Hà Tĩnh lan truyền và trở thành đặc sản truyền thống có lịch sử hàng trăm năm.
Kẹo cu đơ được xem như kết tinh của những loại nông sản và tình yêu quê hương của người Hà Tĩnh
Trong năm 2022, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có Quyết định 2219/QĐ-UBND, công nhận nghề truyền thống sản xuất kẹo cu đơ cầu Phủ (phường Đại Nài, TP Hà Tĩnh). Gặp gỡ Nghệ nhân Đặng Kim Thư (97 tuổi, TP. Hà Tĩnh) – người sáng lập thương hiệu Cu đơ Ông bà Thư Viện và được xem là người đi đầu trong nghề làm cu đơ ở cầu Phủ. Dù đã bước sang tuổi “xưa nay hiếm” nhưng ông Thư vẫn nhớ về câu chuyện xưa, vào khoảng năm 1954, ông Thư đi dân công ở vùng đất Hương Sơn thì bị mắc lũ và vô tình ở lại nhà ông Cu Hai. Trong thời gian đó, ông được ăn món bánh làm từ mật mía và kẹo lạc được đổ trên lá chuối khô. Nhận thấy món ăn mới, có hương vị ngon ngọt, lạ miệng, ông Thư đã xin cách nấu và trở về thường xuyên nấu cho cả gia đình ăn.
Nghệ nhân Đặng Văn Thư và cháu trai Nghệ nhân Phan Hữu Cường
Đến năm 1986, ông Thư mở quán bán nước chè kèm kẹo cu đơ tại khu vực phường Đại Nài, HTP Hà Tĩnh. Sau đó, món kẹo cu đơ dần được cải tiến kết hợp cùng bánh đa giòn. Điểm sáng tạo của ông Thư khi làm là dùng thêm đường và mạch nha để điều chỉnh kẹo ngon hơn và đạt chất lượng tốt hơn. Nếu cách thức nấu kiểu xưa làm kẹo bị cứng, dễ chảy nước, chất lượng không đồng đều thì nhờ thêm mạch nha và đường kính, kẹo cu đơ sẽ sánh đặc hơn, giữ được lâu và dễ sử dụng hơn. Cứ thế, món kẹo cu đơ của ông Thư được truyền lại cho các thế hệ con cháu về sau phát triển và xây dựng thành thương hiệu cu đơ lâu đời nhất tại TP Hà Tĩnh. Năm 2018, ông Đặng Kim Thư được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam vinh danh Nghệ nhân làng nghề sản xuất kẹo cu đơ.
Nâng tầm đặc sản quê hương Hà Tĩnh
Trong những người thừa kế cách nấu kẹo của Nghệ nhân Đặng Kim Thư, anh Phan Hữu Cường là người được ông Thư dành nhiều tâm huyết để chỉ dạy và truyền nghề nấu kẹo cu đơ truyền thống. Anh Cường sinh năm 1988, tại huyện Cẩm Xuyên, đến năm 2011, anh lập gia đình với cháu gái của ông bà Thư Viện và bắt đầu học nghề nếu kẹo cu đơ từ gia đình. Năm 2013, anh Cường bắt đầu tự mở cơ sở riêng để sản xuất và kinh doanh kẹo cu đơ Hà Tĩnh. Thời gian đầu, cửa hàng hoạt động rất khó khăn bởi chưa tạo được niềm tin với người tiêu dùng, cơ sở vật còn khá đơn giản nên lượng bán ra còn hạn chế. Không những vậy, việc nấu kẹo của anh Cường cũng chưa thực sự thuần thục, ông Thư vẫn phải theo sát anh để nấu ra được loại kẹo cu đơ đạt chất lượng tốt nhất. Cho đến 3 năm sau, anh
Phan Hữu Cường mới thực sự là thợ giởi lành nghề nấu kẹo cu đơ.
“Ngoài những bí quyết của ông Thư chia sẻ, tôi không ngừng học hỏi và cải tiến phương thức nấu làm sao để kẹo đồng đều về chất lượng, đạt độ thơm ngon chuẩn theo thương hiệu Ông bà Thư Viện. Ngoài việc đảm bảo nguồn nguyên liệu tự nhiên đầu vào cho sản phẩm, tôi còn đặc biệt chú trọng đến việc điều chỉnh công thức linh hoạt sao cho phù hợp. Ví dụ như mật mía, được lấy từ vùng Nam Đàn (Nghệ An), sau khi nhập về sẽ được rót ra để xem xét màu sắc, độ đặc loãng, độ ngọt và đưa ra tỷ lệ pha trộn nguyên liệu phù hợp nhất cho nồi kẹo đó”, anh Phan Hữu Cường cho biết.
Bên cạnh việc nấu thành công kẹo chuẩn Cu đơ Ông bà Thư Viện, anh Cường còn phải dành nhiều năm để phát triển thương hiệu tới mọi người trong và ngoài tỉnh. Ban đầu anh phải đi tiếp thị tại từng cửa hàng và dần đầu tư cơ sở vật chất để sản xuất số lượng lớn.
Hiện nay, anh Cường đã thành lập được 4 cơ sở bán hàng và đại lý phân phối tại TP Hà Tĩnh, huyện Kỳ Anh, huyện Cẩm Xuyên. Cu đơ Ông bà Thư Viện đang sản xuất 3 loại chính phân phối cho thị trường là bánh cu đơ truyền thống ít vừng cỡ lớn 16,5cm và cỡ vừa 14,5cm, bánh cu đơ đặc biệt nhiều vừng 15cm. Trung bình mỗi ngày cơ sở sản xuất khoảng 4.5000 miếng cu đơ. Quy mô nhà xưởng, cửa hàng được mở rộng hàng trăm mét vuông, sử dụng thường xuyên hàng chục lao động. Thương hiệu kẹo Cu đơ Ông bà Thư Viên đã nổi tiếng khắp nơi tại TP Hà Tĩnh và trở thành món quà tặng yêu thích cho khách địa phương, khách du lịch. Doanh thu hiện tại đạt khoảng 1,5 tỷ đồng/tháng và lợi nhuận thu về khoảng 200 triệu đồng.
Anh Phan Hữu Cường nhận danh hiệu nghệ nhân năm 2022
Nhờ quá trình nhiều năm học hỏi, tích lũy kinh nghiệm để phát triển nghề nấu kẹo cu đơ truyền thống, năm 2022, anh Phan Hữu Cường được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam công nhận là Nghệ nhân làng nghề sản xuất kẹo cu đơ. Đây là thành quả quan trọng trong sự nghiệp kế thừa nghề truyền thống từ gia đình và quê hương của anh Cường. Trong thời gian tới, anh Cường sẽ tiếp tục giữ vững được nét ẩm thực truyền thống gia truyền, xây dựng vững vàng thương hiệu Cu đơ Ông bà Thư Viện, góp phần đóng góp vào việc giữ gìn và phát huy thế mạnh làng nghề trên mảnh đất quê hương.
Bài và ảnh: Thúy Vi
Tin liên quan
Tin mới hơn

Đặc sản Hà Nội - Bánh gai làng Giá
10:11 | 14/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời
11:55 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lai: Từ đại ngàn hùng vĩ đến thiên đường biển xanh
20:20 Du lịch làng nghề

Gia Lai: Hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo
20:20 Đào tạo nghề

“Mạch nghề” - Lan tỏa hình ảnh làng nghề trong thời đại số
20:17 Tin tức

Thuận An triển khai hiệu quả nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp
10:32 Khuyến nông

6 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước tăng trên 14%
10:30 Kinh tế