Nghệ nhân Nhân dân Trần Duy Mong: Người tài hoa của nghề chế tác kim hoàn xứ Huế
Nghệ nhân Nhân dân Trần Duy Mong là người con của làng nghề kim hoàn Kế Môn, xã Điền Môn, huyện Phong Điền (Thừa Thiên – Huế). Đây là cái nôi của nghề chế tác kim hoàn xứ Huế, làng nghề này manh nha từ cuối thế kỷ 18. Sinh ra và lớn lên trong một gia tộc có truyền thống về nghề kim hoàn. Ông đã lĩnh hội được nghề của ông cha và luôn tận tụy bởi trách nhiệm với nghề đã ăn sâu vào tiềm thức của mình.
Nghệ nhân Nhân dân Trần Duy Mong trong quá trình chế tác sản phẩm
Từ thuở nhỏ, Nghệ nhân Nhân dân Trần Duy Mong đã có ước mơ trở thành một người thợ kim hoàn. Ước mơ cháy bỏng đó đã thôi thúc ông tìm thầy giỏi để học nghề. Ngày đó học nghề rất vất vả, gánh nước thổi lửa cả ngày không được tận tay sờ vào miếng vàng, miếng bạc vì quan niệm thợ kim hoàn phải am hiểu về thủy và hỏa mới được động đến kim. Vàng bạc là vật quý để lưu giữ nhiều năm nên phải giữ chữ tín. Học nghề này rất khó nếu nhanh trí cũng mất 3 đến 5 năm mới nắm được các kĩ thuật cơ bản. Hơn nữa, thợ kim hoàn còn cần tài năng của người nghệ sĩ để các sản phẩm mình làm ra mang những vẻ đẹp riêng. Khả năng này sẽ dần hoàn thiện qua năm tháng ông theo đuổi cộng với sự rèn luyện của bản thân.
Với sự thông minh, hiếu học, trung thực, tận tụy… nghệ nhân Trần Duy Mong được thầy tin yêu và sớm truyền nghề. Đến nay, hơn 50 năm theo nghề, ông đã trở thành lão làng trong nghề chế tác kim hoàn xứ Huế. Gắn bó máu thịt với nghề, Nghệ nhân Trần Duy Mong luôn đề cao vẻ đẹp nghề truyền thống bằng những việc làm cụ thể. Ông trải lòng: “Tôi luôn tự hào vì là người con của làng kim hoàn Kế Môn. Đó là động lực để tôi cố gắng. Trong mọi hoàn cảnh, tôi luôn nhủ lòng phải cố gắng đề làm rạng danh của làng kim hoàn Kế Môn. Trong rất nhiều thời kỳ, những người thợ kim hoàn của làng đã đi khắp nơi để làm ăn và kinh doanh vàng bạc, không những ở Việt Nam mà đi ra cả nước ngoài”.
Nghệ nhân Nhân dân Trần Duy Mong luôn chỉ bảo thế hệ sau gắn bó và làm rạng rỡ thêm nghề kim hoàn của của xứ Huế. Đó là trách nhiệm với những bậc tiền bối của nghề kim hoàn. Ông đã đóng góp ý tưởng, công sức và kinh phí xây dựng các công trình để các thế hệ mai sau nhớ đến tổ tiên, khắc ghi công ơn của những thế hệ đi trước trong nghề kim hoàn. Ông đã vận động sự đóng góp để xây dựng Khu lăng mộ của hai vị Tổ sư Kim hoàn (Cao Đình Độ và Cao Đình Hương) và Nhà thờ tổ nghề Kim hoàn tại TP. Huế với sự trân trọng từ trong đáy lòng. Dù bận rộn với các cơ sở kinh doanh tại TP. Huế nhưng khi có thời gian ông Mong vẫn lên khu mộ của nhị vị Tổ sư Kim hoàn hay Nhà thờ tổ nghề Kim hoàn với lòng tôn kính. Ông chia sẻ: “Tôi rất tự hào vì Khu mộ của nhị vị Tổ sư Kim hoàn tại TP. Huế đã được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia. Đó là sự ghi nhận vai trò của nghề kim hòa trong đời sống. Cứ có thời gian là tôi lại ghé thăm những nơi này vì nhờ những bậc tiền bối mà tôi mới có ngày hôm nay”.
Sắp bước sang cái tuổi “thất tuần”, hơn 50 năm gắn bó với nghề, Nghệ nhân Trần Duy Mong đã đào tạo ra nhiều thế hệ với hàng trăm thợ kim hoàn hiện đang hành nghề khắp cả nước. Với tài năng cũng những ý tưởng sáng tạo, nghệ nhân Trần Duy Mong đã tham gia nhiều cuộc triển lãm khắp cả nước được Nhà nước, các bộ ngành và tỉnh Thừa Thiên - Huế tặng thưởng nhiều giải thưởng cao quý. Đó là động lực để ông tiếp tục cống hiến cho nghề kim hoàn.
Các sản phẩm do Nghệ nhân Nhân dân chế tác
Tịnh Tâm Kim Cổ - Hoài bão của Nghệ nhân nặng lòng với nghề
Để nhiều người biết đến lịch sử nghề kim hoàn xứ Huế, qua nhiều năm ấp ủ, khu Tịnh Tâm Kim Cổ được hoàn thành với tâm nguyện của ông để giới thiệu đến người dân và du khách về lịch sử nghề kim hoàn xứ Huế. Năm 2008, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đã công nhận Tinh Tâm Kim Cổ đạt chuẩn là điểm tham quan du lịch. Tịnh Tâm Kim Cổ có không gian mang đặng trưng nhà cổ xứ Huế. Đến đây du khách sẽ cảm nhận được những giá trị văn hóa bởi một không gian “rất Huế” được Nghệ nhân Nhân Trần Duy Mong cho bài trí rất khoa học trong từng công trình từ trong ý tưởng của ông. Trong không gian đậm màu hoài cổ ấy là cả một thế giới đồ kim hoàn lung linh.
Nghệ nhân Nhân dân Trần Duy Mong trong một cuộc triển lãm tại Huế
Ở đây có nhiều gian hàng trưng bày và bán các loại vàng, bạc, ngọc, đồ trang sức. Đặc biệt, ở đây thông qua thao tác biểu diễn nghề kim hoàn, khách tham quan sẽ tận mắt chiêm ngưỡng những công đoạn, những thao tác của nghề này. Ngoài ra, du khách còn được giải thích tận tình các công cụ và quy trình chế tác từ thời xưa của nghề chế tác kim hoàn truyền thống hay được mục sở thị từng công đoạn trong chế tác kim hoàn để tạo nên sản phẩm. Đó còn là một bảo tàng thu nhỏ về lịch sử phát triển nghề chế tác kim hoàn xứ Huế qua từng gia đoạn lịch sử. Với Tịnh Tâm kim cổ, nghề kim hoàn xứ Huế như được sống lại với thời hoàng kim xưa. Bởi ở đó, đời sống kim hoàn truyền thống Huế được tái tạo, phục dựng và phô diễn một cách công phu, chân thực và sống động, đủ để cho những ai yêu Huế đến rồi sẽ chẳng thể nào quên khi đến với không gian đầy chất nghệ thuật của Tịnh Tâm Kim Cổ.
Nghệ nhân Trần Duy Mong cho biết thêm: “Trong bối cảnh ngành công nghệ chế tác trang sức kim hoàn phát triển mạnh như hiện nay là một xu thế tất yếu. Chúng ta phải theo xu thế phát triển của xã hội. Tuy nhiên, nghề kim hoàn truyền thống vẫn cần được trân trọng. Nhưng tôi tin rằng với vẻ đẹp và sự độc đáo riêng, nghề chế tác kim hoàn truyền thống vẫn có chỗ đứng riêng, vì đó là cơ sở, là nền móng cho nghề chế tác trang sức kim hoàn phát triển mạnh mẽ như hiện nay”. Tại Huế hiện nay, nghề kim hoàn cũng phát triển rất mạnh. Trong đó, Nghệ nhân Nhân dân Trần Duy Mong, ông chủ nổi tiếng của chuỗi hệ thống 6 cơ sở chế tác, kinh doanh vàng bạc, đá quý của doanh nghiệp kim hoàn Thuận Thành - Duy Mong được xem là bàn tay vàng, là người giữ lửa cho nghề kim hoàn xứ Huế hiện tại.
Một góc không gian Tịnh Tâm Kim Cổ
Để ghi nhận những cống hiến với nghề, năm 2020 ông Trần Duy Mong đã được Nhà nước phong tặng “Nghệ nhân Nhân dân”. Ông cũng là người đầu tiên ở khu vực Miền Trung – Tây Nguyên được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân trong lĩnh vực chế tác kim hoàn. Đó không chỉ là niềm tự hào của riêng ông mà còn là của cả gia tộc, của làng kim hoàn Kế Môn đã sinh ra một nghệ nhân có tâm, có đức với nghề.
Bài thơ “Nguyên Tiêu” của Chủ tịch Hồ Chí Minh do Nghệ nhân Nhân dân chế tác
Chia tay Nghệ nhân Nhân dân Trần Duy Mong, chúng tôi cảm nhận được trong đôi mắt của ông là sự mãn nguyện bởi bao nhiêu năm công hiến với nghề ông đã đạt được quả ngọt. Thành quả đó chứng minh cho sự tâm huyết với nghề, sự lao động nghiêm túc, sự tỉ mỉ trong từng công đoạn chế tác các sản phẩm.
Bài, ảnh: Khải Uy
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP