Hà Nội: 20°C Hà Nội
Đà Nẵng: 22°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 27°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 20°C Thừa Thiên Huế

Nghệ nhân Nguyễn Văn Tốt mang xuồng cui lên phố

LNV - Ở vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, khi nhắc tới nghề đóng xuồng ghe nhiều người thường liên tưởng đến Làng nghề đóng xuồng ghe rạch Bà Đài (xã Long Hậu, huyện Lai Vung) nức tiếng. Tuy nhiên, những năm gần đây với những thay đổi từ thời cuộc, làng nghề này dần mai một. Trước nguy cơ làng nghề truyền thống của cha ông có thể bị “xóa sổ” thì vẫn còn một người nghệ nhân quyết tâm gìn giữ tinh hoa của làng nghề. Bằng những sáng kiến mới mẻ và tình yêu nghề của mình, nghệ nhân Nguyễn Văn Tốt (Bảy Tốt) đã mang đến một “làn gió mới” cho làng nghề đóng xuồng ghe rạch Bà Đài.



Ông Nguyễn Văn Tốt giới thiệu sản phẩm xuồng ghe “mini” với Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa tại triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp năm 2020


Những chiếc ghe chưa từng hạ thủy

Trở lại Rạch Bà Đài vào những ngày đầu tháng 12 âm lịch, khi những cơn gió bấc se lạnh báo hiệu một mùa xuân mới sắp đến. Chạy xe máy quanh co trên những tuyến đường liên ấp của xã Long Hậu, chúng tôi tìm về Làng nghề đóng xuồng ghe ở rạch Bà Đài. Vẫn hình ảnh cũ, những chiếc ghe cà dom trọng tải 30 – 40 tấn vẫn nằm im đội gió sương từ bao năm qua. Dù năm nào người thợ cũng cho ghe “uống dầu chong” để chống mối mọt nhưng màu thời gian ít nhiều vẫn in hằn trên những chiếc ghe to như ngôi nhà cấp bốn. Những chiếc ghe “khủng” này nằm chờ chủ từ nhiều năm nay. Đây có thể là lứa ghe cuối cùng của Làng nghề đóng xuồng ghe rạch Bà Đài mãi không được hạ thủy.

Chạy sâu vào rạch Bà Đài, không khí có phần yên ắng so với trước đây rất nhiều. Không còn tiếng đục đẽo, tiếng máy cưa, tiếng hô hào của những thanh niên kéo gỗ như nhiều năm về trước. Thay vào đó là không khí bình lặng, yên ắng. Chạy mãi trên một đoạn đường rất xa, chúng tôi chỉ tìm được 2 hộ vẫn còn duy trì về đóng xuồng, phần nhiều những hộ đóng xuồng ghe khác đã chuyển nghề. Luồn sâu vào rạch Bà Đài, chúng tôi nghe xa xa có tiếng máy bào vọng lại, lòng rộn vui vì ít ra làng nghề đóng ghe xuồng lớn bậc nhất vùng châu thổ sông Cửu Long vẫn còn người duy trì, gắn bó với nghề.

Đang tất bật chuẩn bị sản xuất lô xuồng cho nhà vựa tận tỉnh Bến Tre, chị Lê Kim Lan - một cơ sở chuyên đóng xuồng ở rạch Bà Đài vui vẻ đón tiếp chúng tôi. Chị không quên khoe với chúng tôi cơ sở vừa xuất xưởng hơn 100 chiếc xuồng cho bà con ở miền Trung. Đây là lô hàng lớn nhất từ đầu năm đến nay.

Chị Lê Kim Lan tâm sự: “Phải thật sự yêu nghề đóng xuồng ghe này dữ lắm mới có thể gắn bó được đến giờ. Hiện giờ, làng nghề chỉ còn vài hộ đóng xuồng cầm chừng, còn số khác họ đã chuyển nghề từ rất lâu. Người thì chuyển sang làm vườn, hoặc đi Bình Dương làm công nhân. Giờ ghe lớn thì coi như khỏi bán rồi, còn xuồng cui thì còn bán được số lượng không nhiều”.

Mặc dù khó khăn nhưng vài năm trở lại đây, nhờ mạnh dạn tiếp thị sản phẩm trên Youtube nên ngày càng có nhiều khách hàng ở các tỉnh xa tìm đến đặt hàng tại cơ sở của chị Lan. Dù doanh thu không khấm khá như thời kỳ “hoàng kim” của làng nghề nhưng chị Lan cũng giúp một số thợ đóng xuồng tại làng nghề có được công ăn việc làm ổn định.

Khách hàng thích thú với bộ sưu tập xuồng ghe “mini” của nghệ nhân Bảy Tốt


Xuồng ghe nhỏ chở ước mơ to

Chia tay chị Lan, chúng tôi đi sâu hơn vào rạch Bà Đài để tìm đến nhà của nghệ nhân Nguyễn Văn Tốt (Bảy Tốt), cha đẻ của những chiếc xuồng ghe “mini”. Một sản phẩm mới của làng nghề đóng xuồng ghe Bà Đài rất được những “tay chơi” sành điệu ưa chuộng thời gian gần đây.

Đang cặm cụi chà nhám cho những chiếc xuồng cui mới đóng xong, ông Bảy Tốt vui vẻ kể cho chúng tôi về thời hoàng kim của làng nghề và cũng không quên giải thích rõ vì đâu làng nghề ngày càng mai một dần. Theo ông Bảy Tốt và nhiều bà con ở làng nghề, thay vì đi ghe xuồng như trước đây thì xe máy, xe tải trở thành những phương tiện tất yếu của xã hội hiện đại. Rồi những vật liệu mới vừa bền vừa đẹp như xuồng composite và tàu sắt ra đời cũng khiến cho nghề gia truyền ở rạch Bà Đài lâm vào tình cảnh nguy khó. Dù kể về những chuyện của ngày xưa nhưng từ trong đáy mắt ông Bảy Tốt, chúng tôi cảm nhận sâu sắc được tình yêu cháy bỏng của ông dành cho nghề đóng xuồng ghe. Nghề đóng xuồng ghe khá vất vả, đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ của người thợ nhưng chưa bao giờ ông Bảy Tốt nghĩ đến chuyện bỏ nghề.

Ông Bảy Tốt chia sẻ: “Trước đây, làng nghề không chỉ đóng xuồng ghe cỡ nhỏ mà còn đóng nhiều loại ghe trọng tải lớn hàng chục đến trên 100 tấn dùng để chở lúa. Dù khách hàng có đưa ra yêu cầu khó khăn gì chúng tôi cũng quyết chí làm bằng được. Còn nhớ năm đó, có một vị khách ở tận Cà Mau lên đặt tôi chiếc ghe trọng tải 150 tấn để trung chuyển hàng hóa. Khi đó, trong rạch Bà Đài, ai nấy cũng ngán ngẫm đơn hàng này. Tuy nhiên, tôi tin là mình sẽ làm được nên mạnh dạn nhận lời vị khách này. Rồi tôi cùng mấy chục anh em, thanh niên trai tráng làm suốt mấy tháng ròng, cuối cùng sau 3 tháng, chiếc ghe khủng 150 tấn cũng được hạ thủy an toàn. Sau nhiều tháng làm ăn, vị khách ở Cà Mau lên cảm ơn vì chiếc ghe cỡ lớn của chúng tôi đóng giúp họ làm ăn phát đạt. Với những người thợ đóng ghe như tôi chỉ cần nghe khách nói vậy là đã ấm lòng lắm rồi. Đó là động lực để tôi quyết tâm gắn chặt đời mình với nghề này”.

Sản phẩm bồn tắm phục vụ cho khách du lịch tại các khu nghỉ dưỡng


Con rạch Bà Đài vẫn còn đó nhưng đã lâu lắm rồi nó không được hạ thủy chiếc ghe “khủng” nào. Thay vào đó, ông Bảy Tốt cùng những người thợ ở làng nghề thay hình đổi dạng cho mấy chiếc xuồng ghe khủng thành những chiếc xuồng siêu mi ni phục vụ khách du lịch. Với hướng đi này, giúp cho làng nghề có thêm một hướng đi mới.

Theo ông Bảy Tốt, trong một lần nhớ nghề, ông thử đóng chiếc xuồng cui mi ni để hoài niệm lại nghề cũ nhưng lạ thay, nhiều người bắt đầu quan tâm đến sản phẩm mới của ông rồi có người ngỏ ý đặt hàng. Đầu tiên, ông đóng đủ một bộ sưu tập tất cả các kiểu xuồng ghe của vùng sông nước Nam Bộ cho một khu du lịch ở huyện Lấp Vò. Nhờ sản phẩm đẹp mắt, lại chứa đầy tâm huyết của người thợ nên khách hàng rất hài lòng. Từ đó, “tiếng lành đồn xa”, sản phẩm xuồng nghe “mini” của ông bảy Tốt được nhiều nơi đến đặt hàng. Với ông Tốt, mỗi chiếc xuồng nghe không chỉ là sản phẩm để ông mưu sinh mà đó còn là những câu chuyện về văn hóa miền sông nước Tây Nam bộ.

Những năm gần đây, nhờ du lịch phát triển nên các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của ông Bảy Tốt cũng ngày càng được người tiêu dùng biết đến. Không chỉ dừng lại phát triển các dòng sản phẩm lưu niệm mà hiện nay nhiều khách hàng cũng đến đặt hàng với các sản phẩm mới như bồn tắm cho các khu du lịch; xuồng cui “mini” dùng thay cho các chậu cắm hoa, trưng bày tại các công trình đường hoa Tết. Hiện, mỗi sản phẩm của ông có giá từ vài trăm đến vài triệu đồng/chiếc. Sản phẩm hiện không chỉ bán cho khách hàng trong nước mà còn bán cho khách hàng ở nước ngoài. “Tôi không dám nghĩ rằng những sản phẩm mi ni của mình lại được thị trường đón nhận nhiệt tình đến vậy. Đây là động lực giúp tôi tin rằng, chỉ cần mình có đam mê và cố gắng hết mình thì cơ hội sẽ đến. Nếu không còn thời hoàng kim cho xuồng ghe di chuyển dưới nước thì du lịch sẽ là cánh cửa mới giúp xuồng nghe rạch Bà Đài bước lên phố thị”, ông Bảy Tốt chia sẻ.

Bài, ảnh: Mỹ Lý

Tin liên quan

Tin mới hơn

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh

LNV - Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nghề đúc đồng ở làng Trà Đông (Thanh Hóa) vẫn giữ được nét độc đáo, đặc trưng, tiếp tục phát triển mạnh mẽ cho tới ngày nay.
Làng nghề nuôi cá triệu đô

Làng nghề nuôi cá triệu đô

LNV - Huyện Bình Chánh đang triển khai kế hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề cá kiểng tại xã Bình Lợi, nơi có tổng diện tích nuôi cá cảnh trên địa bàn khoảng 60ha. Riêng xã Bình Lợi, diện tích nuôi cá koi, chép Nam Dương và chép Nhật đã đạt khoảng 20ha. Đây được xem là mô hình kinh tế nông nghiệp đô thị hiệu quả, thu hút nhiều hộ dân tham gia sản xuất. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn nước dồi dào và kinh nghiệm nuôi cá kiểng lâu năm của người dân, Bình Lợi đang từng bước trở thành trung tâm sản xuất cá cảnh quy mô lớn của TP. Hồ Chí Minh.
Về Ninh Thuận ghé thăm làng gốm cổ nhất Đông Nam Á

Về Ninh Thuận ghé thăm làng gốm cổ nhất Đông Nam Á

LNV - Nằm nép mình bên dòng sông Quao hiền hòa, làng gốm Bàu Trúc, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, (tỉnh Ninh Thuận) như một viên ngọc thô sơ, mộc mạc, lưu giữ những giá trị văn hóa Chăm pa độc đáo. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, người dân nơi đây vẫn miệt mài giữ lửa nghề, tạo ra những sản phẩm gốm mang đậm dấu ấn thời gian, khiến bao du khách say mê.
Lung linh sắc màu bánh truyền thống “Xứ Nẫu”

Lung linh sắc màu bánh truyền thống “Xứ Nẫu”

Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, Ngày giỗ tổ Hùng Vương 2025, sáng 3/4, tại thành phố Quy Nhơn, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh Bình Định tổ chức Ngày hội bánh truyền thống Bình Định năm 2025 với chủ đề “Xứ Nẫu”.
Yên Thái - Bảo tồn và phục dựng nghề làm giấy dó

Yên Thái - Bảo tồn và phục dựng nghề làm giấy dó

LNV - Nằm nép mình bên bờ sông Tô Lịch, làng Yên Thái nay thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ, (Hà Nội) từng vang danh khắp kinh kỳ với nghề làm giấy dó truyền thống. Thứ giấy mỏng tang, dai bền, từng là "linh hồn" của những bức tranh Đông Hồ, những trang sách cổ, nay đang dần chìm vào quên lãng. Giữa nhịp sống hối hả của đô thị, những nghệ nhân cuối cùng vẫn miệt mài giữ lửa nghề, mong níu kéo một phần hồn cốt văn hóa dân tộc.
Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

LNV - Tỉnh Đồng Tháp quan tâm bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống, làng nghề truyền thống nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa, truyền thống, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.

Tin khác

Phú Túc - Làng nghề truyền thống đan lát cỏ tế ở Hà Nội

Phú Túc - Làng nghề truyền thống đan lát cỏ tế ở Hà Nội

LNV - Gần 400 năm qua, làng nghề đan lát Phú Túc, huyện Phú Xuyên, (Hà Nội) đã trở thành nét chấm phá độc đáo giữa nhịp sống hiện đại, giữ trọn vẹn hồn quê thông qua những sản phẩm thủ công tinh xảo từ cỏ tế.
Yên Bái đẩy mạnh phát triển làng nghề gắn với bảo tồn văn hóa và bảo vệ môi trường

Yên Bái đẩy mạnh phát triển làng nghề gắn với bảo tồn văn hóa và bảo vệ môi trường

LNV - Yên Bái đang tập trung phát triển các làng nghề nhằm thúc đẩy kinh tế nông thôn một cách bền vững. Địa phương ưu tiên các ngành nghề như sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến và bảo quản nông - lâm - thủy sản, kinh doanh sinh vật cảnh, cơ khí nhỏ và các loại hình dịch vụ nông thôn. Đồng thời, tỉnh cũng kiên quyết không khuyến khích phát triển những ngành nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, hướng đến sự phát triển hài hòa giữa kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái.
Làng đá dưới chân Ngũ Hành Sơn

Làng đá dưới chân Ngũ Hành Sơn

LNV - Mấy trăm năm tạc dựng từ đá núi, từng người thợ truyền nối những tinh hoa của ông cha để lại cho cơ nghiệp bám đá dựng tượng của mình, để nguyên vẹn một sức sống mãnh liệt với thời gian và không ngừng phát triển cho đến ngày nay.
Nghệ nhân Đặng Hồng Khánh và hành trình hồi sinh chữ Nôm Dao

Nghệ nhân Đặng Hồng Khánh và hành trình hồi sinh chữ Nôm Dao

LNV - Sinh ra và lớn lên tại xã Trì Quang, huyện Bảo Thắng, (tỉnh Lào Cai), thấu hiểu giá trị của văn hóa dân tộc, nghệ nhân Đặng Hồng Khánh đã dành nhiều tâm huyết sưu tầm, lưu giữ và giảng dạy chữ Nôm Dao - loại chữ cổ đang dần mai một theo thời gian.
Rèn Phúc Sen - Giữ gìn giá trị xây dựng thương hiệu

Rèn Phúc Sen - Giữ gìn giá trị xây dựng thương hiệu

LNV - Nằm giữa những dãy núi đá vôi hùng vĩ của huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng, xã Phúc Sen nổi danh với cái nôi của nghề rèn truyền thống với lịch sử hơn 1.000 năm. Đây là nơi mà người dân Nùng An đã giữ gìn và phát triển nghề rèn qua bao thế hệ, tạo nên những sản phẩm sắc bén, bền bỉ và chất lượng cao, được tin dùng trên khắp cả nước.
Quảng Nam: Mãn nhãn với sản phẩm nghệ thuật làm từ vỏ ốc, sò biển

Quảng Nam: Mãn nhãn với sản phẩm nghệ thuật làm từ vỏ ốc, sò biển

LNV - Trong không gian quán cà phê nhỏ, anh Võ Cao Đỉnh (40 tuổi), ở thôn Lộc Hà, xã Tam Tiến, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam trưng bày hàng trăm tác phẩm, sản phẩm nghệ thuật độc đáo mà chính anh làm ra từ chất liệu vỏ ốc, vỏ sò và vỏ chai cũ trôi dạt trên bờ biển.
Hà Nội sẽ tổ chức Festival bảo tồn và phát triển làng nghề quốc tế

Hà Nội sẽ tổ chức Festival bảo tồn và phát triển làng nghề quốc tế

LNV - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 81/KH-UBND về phát triển ngành nghề nông thôn thành phố Hà Nội năm 2025.
Bến Tre: Giữ lửa làng nghề đan đát Ba Tri

Bến Tre: Giữ lửa làng nghề đan đát Ba Tri

LNV - Hơn trăm năm trước, vùng đất Ba Tri, tỉnh Bến Tre, đã hình thành nhiều làng nghề đan đát nổi tiếng. Chính quyền địa phương đang tìm cách bảo tồn làng nghề đan đát gắn với phát triển du lịch.
Làng gốm Thanh Hà

Làng gốm Thanh Hà

LNV - Làng gốm Thanh Hà là làng gốm Hội An có quy mô lớn, được hình thành từ cuối thế kỷ XV. Người dân sinh sống ở làng gốm Thanh Hà chủ yếu có nguồn gốc từ Thanh Hóa, Hải Dương và Nam Định di cư vào Hội An, tiếp tục duy trì, phát triển nghề làm gốm của cha ông.
Lâm Đồng: Bảo tồn và phát triển Làng nghề thổ cẩm K’Long

Lâm Đồng: Bảo tồn và phát triển Làng nghề thổ cẩm K’Long

LNV - Làng nghề thổ cẩm K’Long xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, (tỉnh Lâm Đồng) có vai trò rất lớn đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, đem lại nguồn thu nhập, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động ở địa phương. Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục phát triển, mở rộng quy mô hoạt động, đầu tư thêm trang thiết bị máy móc, xây dựng thêm nhà xưởng, gian trưng bày sản phẩm, tuyển dụng thêm nhiều nghệ nhân có tâm huyết, có tay nghề cao phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát triển làng nghề K’Long.
Người nâng tầm nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh

Người nâng tầm nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh

LNV - Giữa dòng chảy hối hả của cuộc sống hiện đại, Hà Nội vẫn gìn giữ được những nét tinh hoa của văn hóa truyền thống nhờ vào những con người thầm lặng, trong đó có nghệ nhân Nguyễn Thị Thu - người phụ nữ kiên trì theo đuổi và nâng tầm nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh.
Chương trình OCOP - Nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề

Chương trình OCOP - Nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề

LNV - Chương trình OCOP không chỉ giúp các làng nghề phát triển kinh tế mà còn góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, từ đó tạo nên một thương hiệu mạnh mẽ và rộng rãi trên thị trường, mở ra cơ hội mới, đưa sản phẩm làng nghề vươn xa hơn, thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế nông thôn.
Giỗ Tổ ngành tóc Việt Nam 2025: Tri ân tiền nhân, gắn kết cộng đồng

Giỗ Tổ ngành tóc Việt Nam 2025: Tri ân tiền nhân, gắn kết cộng đồng

LNV - Sáng 20/3 tại đình Kim Liên (Đống Đa, Hà Nội), Ban tổ chức chương trình “Giỗ tổ ngành tóc Việt Nam 2025” đã tổ chức họp báo thông tin về kế hoạch triển khai sự kiện năm nay. Đây là dịp quan trọng để tri ân các bậc tiền nhân đã khai sáng nghề cắt tóc, đồng thời tạo cơ hội giao lưu, kết nối giữa các thợ tóc trên cả nước.
Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc

Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc

LNV - Ngày 17/3, tại TP Việt Trì (Phú Thọ), nghi lễ rước nước từ ngã ba sông Bạch Hạc với chủ đề “Nước Thiêng Hun Đúc Tinh Hoa” do Gốm Sứ Vạn Linh An tổ chức đã góp phần tôn vinh di sản văn hóa tâm linh độc đáo vùng đất Tổ.
Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất

Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất

LNV - Chuẩn bị nguồn nguyên liệu dồi dào, chất lượng, người dân nhiều làng nghề truyền thống ở Hà Tĩnh bước vào thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2025 với nhiều hy vọng mới.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh

LNV - Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nghề đúc đồng ở làng Trà Đông (Thanh Hóa) vẫn giữ được nét độc đáo, đặc trưng, tiếp tục phát triển mạnh mẽ cho tới ngày nay.
Làng nghề nuôi cá triệu đô

Làng nghề nuôi cá triệu đô

LNV - Huyện Bình Chánh đang triển khai kế hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề cá kiểng tại xã Bình Lợi, nơi có tổng diện tích nuôi cá cảnh trên địa bàn khoảng 60ha. Riêng xã Bình Lợi, diện tích nuôi cá koi, chép Nam Dương và chép Nhật đã đạt khoảng 20ha. Đây được xem là mô hình kinh tế nông nghiệp đô thị hiệu quả, thu hút nhiều hộ dân tham gia sản xuất. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn nước dồi dào và kinh nghiệm nuôi cá kiểng lâu năm của người dân, Bình Lợi đang từng bước trở thành trung tâm sản xuất cá cảnh quy mô lớn của TP. Hồ Chí Minh.
Về Ninh Thuận ghé thăm làng gốm cổ nhất Đông Nam Á

Về Ninh Thuận ghé thăm làng gốm cổ nhất Đông Nam Á

LNV - Nằm nép mình bên dòng sông Quao hiền hòa, làng gốm Bàu Trúc, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, (tỉnh Ninh Thuận) như một viên ngọc thô sơ, mộc mạc, lưu giữ những giá trị văn hóa Chăm pa độc đáo. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, người dân nơi đây vẫn miệt mài giữ lửa nghề, tạo ra những sản phẩm gốm mang đậm dấu ấn thời gian, khiến bao du khách say mê.
Thác Dải Yếm - Sản phẩm du lịch OCOP 4 sao

Thác Dải Yếm - Sản phẩm du lịch OCOP 4 sao

LNV - Thác Dải Yếm, phường Mường Sang, thị xã Mộc Châu (tỉnh Sơn La), tiếng Thái gọi là “Sai Peng” nghĩa là “sợi yêu”. Còn suối nơi dòng thác chảy xuống được gọi là suối Hò Hẹn. Thác nước đổ trắng xóa, tạo nên khung cảnh vừa hùng vĩ, vừa nên thơ, bình yên, thư thái. Với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp gắn với câu chuyện tình yêu lãng mạn của đôi nam nữ.
B47 Coffee: Từ Vùng Đất Cao Nguyên Đến Thương Hiệu Cà Phê Nổi Bật

B47 Coffee: Từ Vùng Đất Cao Nguyên Đến Thương Hiệu Cà Phê Nổi Bật

LNV - B47 Coffee được biết đến với cam kết mang đến những ly cà phê đậm đà hương vị và chất lượng vượt trội. Sản phẩm đang dần khẳng định mình như một thương hiệu cà phê đặc sắc, không chỉ trong nước mà còn vươn tầm quốc tế.
Giao diện di động