Hà Nội: 25°C Hà Nội
Đà Nẵng: 22°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 32°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 19°C Thừa Thiên Huế

Nghệ nhân Nguyễn Văn Quyền – Cả một đời gắn bó với diều sáo

LNV - Giữa cuộc sống hiện đại, trò chơi diều sáo tưởng chừng như đã mai một và dần rơi vào lãng quên thì vẫn có những người nặng lòng với nó. Những con người ấy không thể không nhắc đến Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Quyền sinh năm 1939 ở thôn Đàn Viên, xã Cao Viên, huyện Thanh Oai (Hà Nội). Ông là nghệ nhân có nhiều tâm huyết với diều sáo và không ngừng lan tỏa đam mê này tới mọi người.



Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Quyền – một trong những nghệ nhân giữ nghề làm diều sáo truyền thống tại Hà Nội

Văn hóa dân gian trong trò chơi diều sáo

Diều sáo là một trò chơi quen thuộc với người dân ở vùng quê các tỉnh Bắc Bộ. Vào mỗi buổi chiều, ở các cánh đồng tại nhiều khu vực ngoại thành Hà Nội, không khó để bắt gặp những cách diều lớn nhỏ bay lơ lửng trên không trung kèm theo những âm thanh vui tai. Điều đặc biệt của diều sáo chính là những tiếng sáo diều trầm bổng từ trên cao vọng nghe rất vui tai và khiến mọi người thích thú.

Tại xã Cao Viên (huyện Thanh Oai, Hà Nội), từ lâu người dân nơi đây đã gắn bó với hình ảnh con diều, tiếng sáo vi vu. Ở đây, diều sáo trở thành trò chơi thu hút đông đảo người tham gia từ trẻ nhỏ, thanh thiếu niên và cả những người lớn tuổi. Có cả những câu lạc bộ, hội nhóm dành riêng cho những người đam mê diều sáo mua bán, học hỏi, trao đổi về trò chơi diều sáo.

Ông Nguyễn Văn Quyền năm nay đã bước vào cái tuổi xưa nay hiếm nhưng vẫn luôn dành cho diều sáo những tình cảm đặc biệt. Ông đã là đời thứ 4 ở Cao Viên (Thanh Oai, Hà Nội) đam mê sáo diều. Vì vậy, ông dành cả một cuộc đời chứng kiến sự thay đổi của trò chơi diều sáo, học và làm diều sáo thủ công truyền thống. Ngay từ nhỏ, ông đã cùng bao đứa trẻ trong làng được nhìn cánh diều, nghe tiếng sáo diều, nó trở thành thú vui sau nhưng ngày lao động mệt mỏi và cùng dần gắn bó mật thiết với con người của ông.


Diều sáo là trò chơi dân gian có ý nghĩa thể hiện nét văn hóa truyền thống của người Việt


Tuy nhiên, cuộc sống ngày càng phát triển cũng kéo théo sự xuất hiện của nhiều trò chơi mới hiện đại. Diều sáo cũng được sản xuất công nghiệp và đại trà hơn trước. Có những giai đoạn diều sáo đã có sự suy giảm mạnh và đứng trước nguy cơ biến mất. Nhưng điều may mắn là đối với những người tâm huyết như ông Nguyền Văn Quyền, diều sáo vẫn là nét đẹp văn hóa dân gian không thể thay thế. Có lần ông được mời lên Bảo tàng Dân tộc học tham gia chương trình bảo tồn di sản trò chơi dân gian, được tiếp xúc với các nhà khoa học, ông Quyền mới biết đằng sau thú chơi ấy là những câu chuyện văn hóa, là giá trị di sản. Từ đó, mong muốn giữ gìn và phát triển diều sáo của những người yêu sáo diều ngày càng mạnh mẽ hơn.


Một bộ sáo diều được ông Nguyễn Văn Quyền chế tạo


Ông quay về cùng vận động mọi người trong thôn, cũng như một số địa phương trên địa bàn huyện Thanh Oai có thú chơi diều sáo thành lập Câu lạc bộ Diều sáo Thanh Oai. Diều sáo không chỉ dừng lại là thú chơi đồng quê nữa mà còn được tham gia biểu diễn, giới thiệu, giao lưu ở nhiều địa phương. Năm 2019, ông Nguyễn Văn Quyền vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực diều sáo. Đây là nguồn động viên để ông tiếp tục nuôi dưỡng đam mê diều sáo nhằm gìn giữ, phát huy nét văn hóa đẹp của quê hương.


Nghệ nhân Nguyễn Văn Quyền hướng dẫn làm diều sáo


Cách đưa những “bản hòa nhạc” lên không trung

Việc chế tạo một con diều sáo đòi hỏi sự tỉ mỉ, công phu của người làm từ khâu chọn nguyên liệu, tạo hình đến việc làm sáo. Ngay cả việc làm thế nào để cánh diều bay cao, để có thể đón gió tạo ra âm thanh vi vút cũng cần sự khéo léo của người chơi.

Ngày trước, diều được dán bằng giấy bản, khung diều làm bằng tre. Tre thì có sẵn, chỉ việc lựa cành dẻo, vót rồi đem phơi nắng. Lúc phơi, phải lưu ý đến độ giòn, độ dẻo để khi uốn thành khung, tre không bị gãy. Sau khi uốn khung xong, các ông dán giấy, gắn đuôi, gắn sáo cho diều. Đuôi diều thì chỉ việc cắt dài giấy ra rồi dùng keo kết lại với nhau. Tuỳ theo kích cỡ của diều, các ông có thể nối đuôi dài hay ngắn.

Cánh diều truyền thống ở xã Ðàn Viên có hai loại: Diều dáng lá đa (tròn) chứa được nhiều gió hơn nhưng lên trời hình tròn nên không đẹp; Diều dáng quéo (dài) có hình thù đẹp hơn nên được ưu chuông. Mùa thả diều sẽ kéo dài từ đầu tháng tư đến cuối mùa thu. Tuy nhiên, để diều chơi được cả mùa đông, phục vụ lễ hội, chơi xuân, những người làm diều trong thôn đã cải tiến bộ xương khung ăn ít gió và dán trùng hơn để chứa được nhiều gió.


Diều sáo có tiềm năng có thể trở thành trò chơi thu hút khách du lịch

Về cách làm sáo, ông Nguyễn Văn Quyền chia sẻ: Ngày trước, sáo sẽ phải chọn từ ống tre già, khô và nhẹ, giữa thân phải khoét lỗ. Hai đầu ống tre được gắn hai miếng gỗ, cũng được đục lỗ thành miệng sáo. Miệng sáo bằng loại gỗ mềm, dai như gỗ mít và cũng được khoét lỗ. Kích thước, độ nghiêng của lỗ trên miệng sáo quyết định độ trầm bổng của mỗi chiếc sáo. Người làm sáo có thể làm sáo với hai, ba, năm, bảy ống kết thành bè rồi gắn vào diều. Mỗi chiếc lại có độ trầm, bổng khác nhau để khi đón gió, chúng tạo thành bản nhạc.

Trước khi trở thành nghệ nhân làm sáo thành thạo như bây giờ, ông Quyền đã không ít lần thất bại. Vì vậy, ông đã dành công tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện tỉ mỉ từng công đoạn để có được những bộ sáo có tiếng nhạc hay nhất. Đối với ông Quyền, tiếng sáo vút lên không trung, tạo ra âm thanh trầm bổng cho mọi người cùng thưởng thức chính là thành quả lớn nhất mà ông mong muốn nhận được.

Một con diều sáo chất lượng sẽ được đánh giá qua màu sắc của cánh điều, âm thanh của sáo và khả năng bay trên không trung. Tiếng sáo vừa phải trong trẻo, du dương, tưởng như vang vọng cả trên trời, dưới đất, vừa hài hòa thanh âm giữa các sáo trong cùng một bộ. Sáo diều Cao Viên dân dã, truyền thống, ống sáo ngắn hơn các nơi khác, kích cỡ sáo vẫn giữ được theo các cụ ngày xưa. Căn cứ vào tiếng kêu để gọi tên sáo gồm: Sáo còi (nhỏ nhất), sáo ro ro, sáo vô vô, sáo đu đu, sáo ìm ìm (to nhất).

Các trò chơi dân gian như diều sáo đang được coi là một dạng di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo tồn, một tài nguyên du lịch có giá trị, có thể đưa vào khai thác du lịch. Một con diều được làm ra mang cái tinh thần, cái khí lực của tất cả người dân trong làng. Sức lan tỏa cảm xúc của cánh diều không chỉ đối với những người trực tiếp tham gia mà còn đối với số đông những người chứng kiến. Sự độc đáo của nghệ thuật làm sáo, sự đặc sắc của những bộ sáo diều nếu được gìn giữ và phát triển đúng cách sẽ mang lại giá trị văn hóa và kinh tế lớn cho người dân.

Bài, ảnh: Tường Vi



Tin liên quan

Tin mới hơn

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

LNV - Tỉnh Đồng Tháp quan tâm bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống, làng nghề truyền thống nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa, truyền thống, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
Phú Túc - Làng nghề truyền thống đan lát cỏ tế ở Hà Nội

Phú Túc - Làng nghề truyền thống đan lát cỏ tế ở Hà Nội

LNV - Gần 400 năm qua, làng nghề đan lát Phú Túc, huyện Phú Xuyên, (Hà Nội) đã trở thành nét chấm phá độc đáo giữa nhịp sống hiện đại, giữ trọn vẹn hồn quê thông qua những sản phẩm thủ công tinh xảo từ cỏ tế.
Yên Bái đẩy mạnh phát triển làng nghề gắn với bảo tồn văn hóa và bảo vệ môi trường

Yên Bái đẩy mạnh phát triển làng nghề gắn với bảo tồn văn hóa và bảo vệ môi trường

LNV - Yên Bái đang tập trung phát triển các làng nghề nhằm thúc đẩy kinh tế nông thôn một cách bền vững. Địa phương ưu tiên các ngành nghề như sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến và bảo quản nông - lâm - thủy sản, kinh doanh sinh vật cảnh, cơ khí nhỏ và các loại hình dịch vụ nông thôn. Đồng thời, tỉnh cũng kiên quyết không khuyến khích phát triển những ngành nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, hướng đến sự phát triển hài hòa giữa kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái.
Làng đá dưới chân Ngũ Hành Sơn

Làng đá dưới chân Ngũ Hành Sơn

LNV - Mấy trăm năm tạc dựng từ đá núi, từng người thợ truyền nối những tinh hoa của ông cha để lại cho cơ nghiệp bám đá dựng tượng của mình, để nguyên vẹn một sức sống mãnh liệt với thời gian và không ngừng phát triển cho đến ngày nay.
Nghệ nhân Đặng Hồng Khánh và hành trình hồi sinh chữ Nôm Dao

Nghệ nhân Đặng Hồng Khánh và hành trình hồi sinh chữ Nôm Dao

LNV - Sinh ra và lớn lên tại xã Trì Quang, huyện Bảo Thắng, (tỉnh Lào Cai), thấu hiểu giá trị của văn hóa dân tộc, nghệ nhân Đặng Hồng Khánh đã dành nhiều tâm huyết sưu tầm, lưu giữ và giảng dạy chữ Nôm Dao - loại chữ cổ đang dần mai một theo thời gian.
Rèn Phúc Sen - Giữ gìn giá trị xây dựng thương hiệu

Rèn Phúc Sen - Giữ gìn giá trị xây dựng thương hiệu

LNV - Nằm giữa những dãy núi đá vôi hùng vĩ của huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng, xã Phúc Sen nổi danh với cái nôi của nghề rèn truyền thống với lịch sử hơn 1.000 năm. Đây là nơi mà người dân Nùng An đã giữ gìn và phát triển nghề rèn qua bao thế hệ, tạo nên những sản phẩm sắc bén, bền bỉ và chất lượng cao, được tin dùng trên khắp cả nước.

Tin khác

Quảng Nam: Mãn nhãn với sản phẩm nghệ thuật làm từ vỏ ốc, sò biển

Quảng Nam: Mãn nhãn với sản phẩm nghệ thuật làm từ vỏ ốc, sò biển

LNV - Trong không gian quán cà phê nhỏ, anh Võ Cao Đỉnh (40 tuổi), ở thôn Lộc Hà, xã Tam Tiến, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam trưng bày hàng trăm tác phẩm, sản phẩm nghệ thuật độc đáo mà chính anh làm ra từ chất liệu vỏ ốc, vỏ sò và vỏ chai cũ trôi dạt trên bờ biển.
Hà Nội sẽ tổ chức Festival bảo tồn và phát triển làng nghề quốc tế

Hà Nội sẽ tổ chức Festival bảo tồn và phát triển làng nghề quốc tế

LNV - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 81/KH-UBND về phát triển ngành nghề nông thôn thành phố Hà Nội năm 2025.
Bến Tre: Giữ lửa làng nghề đan đát Ba Tri

Bến Tre: Giữ lửa làng nghề đan đát Ba Tri

LNV - Hơn trăm năm trước, vùng đất Ba Tri, tỉnh Bến Tre, đã hình thành nhiều làng nghề đan đát nổi tiếng. Chính quyền địa phương đang tìm cách bảo tồn làng nghề đan đát gắn với phát triển du lịch.
Làng gốm Thanh Hà

Làng gốm Thanh Hà

LNV - Làng gốm Thanh Hà là làng gốm Hội An có quy mô lớn, được hình thành từ cuối thế kỷ XV. Người dân sinh sống ở làng gốm Thanh Hà chủ yếu có nguồn gốc từ Thanh Hóa, Hải Dương và Nam Định di cư vào Hội An, tiếp tục duy trì, phát triển nghề làm gốm của cha ông.
Lâm Đồng: Bảo tồn và phát triển Làng nghề thổ cẩm K’Long

Lâm Đồng: Bảo tồn và phát triển Làng nghề thổ cẩm K’Long

LNV - Làng nghề thổ cẩm K’Long xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, (tỉnh Lâm Đồng) có vai trò rất lớn đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, đem lại nguồn thu nhập, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động ở địa phương. Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục phát triển, mở rộng quy mô hoạt động, đầu tư thêm trang thiết bị máy móc, xây dựng thêm nhà xưởng, gian trưng bày sản phẩm, tuyển dụng thêm nhiều nghệ nhân có tâm huyết, có tay nghề cao phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát triển làng nghề K’Long.
Người nâng tầm nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh

Người nâng tầm nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh

LNV - Giữa dòng chảy hối hả của cuộc sống hiện đại, Hà Nội vẫn gìn giữ được những nét tinh hoa của văn hóa truyền thống nhờ vào những con người thầm lặng, trong đó có nghệ nhân Nguyễn Thị Thu - người phụ nữ kiên trì theo đuổi và nâng tầm nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh.
Chương trình OCOP - Nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề

Chương trình OCOP - Nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề

LNV - Chương trình OCOP không chỉ giúp các làng nghề phát triển kinh tế mà còn góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, từ đó tạo nên một thương hiệu mạnh mẽ và rộng rãi trên thị trường, mở ra cơ hội mới, đưa sản phẩm làng nghề vươn xa hơn, thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế nông thôn.
Giỗ Tổ ngành tóc Việt Nam 2025: Tri ân tiền nhân, gắn kết cộng đồng

Giỗ Tổ ngành tóc Việt Nam 2025: Tri ân tiền nhân, gắn kết cộng đồng

LNV - Sáng 20/3 tại đình Kim Liên (Đống Đa, Hà Nội), Ban tổ chức chương trình “Giỗ tổ ngành tóc Việt Nam 2025” đã tổ chức họp báo thông tin về kế hoạch triển khai sự kiện năm nay. Đây là dịp quan trọng để tri ân các bậc tiền nhân đã khai sáng nghề cắt tóc, đồng thời tạo cơ hội giao lưu, kết nối giữa các thợ tóc trên cả nước.
Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc

Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc

LNV - Ngày 17/3, tại TP Việt Trì (Phú Thọ), nghi lễ rước nước từ ngã ba sông Bạch Hạc với chủ đề “Nước Thiêng Hun Đúc Tinh Hoa” do Gốm Sứ Vạn Linh An tổ chức đã góp phần tôn vinh di sản văn hóa tâm linh độc đáo vùng đất Tổ.
Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất

Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất

LNV - Chuẩn bị nguồn nguyên liệu dồi dào, chất lượng, người dân nhiều làng nghề truyền thống ở Hà Tĩnh bước vào thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2025 với nhiều hy vọng mới.
Gốm Kim Lan - Di sản trường tồn cùng thời gian

Gốm Kim Lan - Di sản trường tồn cùng thời gian

LNV - Làng nghề gốm Kim Lan nằm ở xã Kim Lan, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời nổi tiếng của Việt Nam. Gốm Kim Lan có lịch sử phát triển hàng trăm năm, gắn liền với văn hóa, nghệ thuật và đời sống người dân nơi đây. Sản phẩm gốm Kim Lan không chỉ nổi bật bởi sự tinh xảo trong từng chi tiết mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa đặc sắc của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Quảng Nam: Những tác phẩm nghệ thuật độc đáo ở Làng Củi Lũ

Quảng Nam: Những tác phẩm nghệ thuật độc đáo ở Làng Củi Lũ

LNV - Thời gian gần đây, nhiều du khách đến thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam thường ghé đến Làng Củi Lũ để chiêm ngưỡng “sống ảo” trong không gian nghệ thuật, với hàng trăm tác phẩm độc đáo được “tái sinh” từ những thanh củi trôi dạt ở bờ biển, bờ sông qua bàn tay khéo léo tài hoa của người thợ.
Bàn tay vàng trong nghệ thuật khảm xà cừ - Từ tinh xảo đến tinh hoa

Bàn tay vàng trong nghệ thuật khảm xà cừ - Từ tinh xảo đến tinh hoa

LNV - Tinh hoa của nghề khảm xà cừ nằm trong từng chi tiết nhỏ, được chế tác một cách tỉ mỉ, thể hiện kỹ năng tinh xảo của người nghệ nhân. Với đôi bàn tay khéo léo của mình, nghệ nhân Nguyễn Phú Hà tại xã Xuân Thới Thượng (Hóc Môn, Hồ Chí Minh) đã tạo ra những sản phẩm mỹ nghệ không chỉ có giá trị kinh tế mà còn mang giá trị văn hóa, có sự kết nối sâu sắc giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.
Thúc đẩy kinh tế từ mô hình làng nghề

Thúc đẩy kinh tế từ mô hình làng nghề

LNV - Trong bối cảnh các làng nghề tại Hà Nội đang có đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng kinh tế cũng như tạo ra công việc cho hàng vạn lao động trên địa bàn Thủ đô, thời gian qua, TP Hà Nội đã có nhiều giải pháp để hỗ trợ gìn giữ và phát triển hiệu quả mô hình kinh tế từ các làng nghề trên địa bàn.
Bước chuyển mới của làng gốm Phù Lãng

Bước chuyển mới của làng gốm Phù Lãng

LNV - Những chính sách liên kết, hỗ trợ mở rộng thị trường và sự năng động, sáng tạo của những nghệ nhân, gốm Phù Lãng ( huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) đang có bước chuyển mình mạnh mẽ để đưa sản phẩm truyền thống Kinh Bắc đến với khách hàng trong và ngoài nước.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

Đồng Tháp: Bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống

LNV - Tỉnh Đồng Tháp quan tâm bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống, làng nghề truyền thống nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa, truyền thống, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
Về miền quê nông thôn mới kiểu mẫu Đồng Yên

Về miền quê nông thôn mới kiểu mẫu Đồng Yên

LNV - Bằng sự đoàn kết, chung sức chung lòng, Nhân dân thôn Đồng Yên ở xã Xuân Lộc huyện Can Lộc, (Hà Tĩnh) đã cùng nhau xây dựng quê hương thành khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu thanh bình, đáng sống.
Vương quốc Anh – Việt Nam tăng cường hợp tác chống nạn mua bán người

Vương quốc Anh – Việt Nam tăng cường hợp tác chống nạn mua bán người

Ngày 31/3/2025, Vương quốc Anh và Việt Nam đã ký kết Kế hoạch Hành động Chung nhằm tăng cường hợp tác trong phòng, chống mua bán người
Công bố bảo vật Quốc gia đầu tiên của tỉnh Phú Yên

Công bố bảo vật Quốc gia đầu tiên của tỉnh Phú Yên

Phù điêu Kala núi Bà có niên đại khoảng thế kỷ XIV, là di vật đạt đỉnh cao kỹ thuật tạo tác và nghệ thuật điêu khắc của văn hóa Chăm hoàn toàn đáp ứng các tiêu chí của một bảo vật Quốc gia và được Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định công nhận là bảo vật Quố
Bình Định tổ chức Lễ hội Văn hóa Ẩm thực lần thứ II, năm 2025

Bình Định tổ chức Lễ hội Văn hóa Ẩm thực lần thứ II, năm 2025

LNV - Nhằm tôn vinh, bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị tinh hoa văn hóa ẩm thực Bình Định, UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch số 55 về tổ chức Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Bình Định lần thứ II, năm 2025.
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động