Nghệ nhân Nguyễn Tấn Kiệt – 43 năm hun đúc lửa nghề và nuôi khát vọng nghệ thuật chân chính
Nghệ nhân quốc gia Nguyễn Tấn Kiệt, Giám đốc DNTN kinh doanh Chế tác Gia công Vàng Trúc Em
Truyền thừa và kế tục nhưng tinh túy từ gia đình
Xuất thân trong một gia đình có truyền thống làm nghề Chế tác Gia công Vàng từ lâu, được truyền thừa những tinh túy mà người đời trước để lại, ông Nguyễn Tấn Kiệt bắt đầu với công việc này từ rất sớm khoảng vào năm 1978. Bước đầu vào nghề ông đã gặp rất nhiều khó khăn, phần vì nền kinh tế nước ta sau giải phóng, phần do những người thợ làm việc cho gia đình ông không thể bám trụ lại với nghề nên đều nghỉ về quê hết. Đứng trước những khó khăn và thử thách đó, với lòng quyết tâm duy trì và phát triển nghề đến cùng, ông đã thành công và đưa thương hiệu Trúc Em ngày một phát triển lớn mạnh tại TPHCM và cả nước.
“Trong cuộc đời làm nghề của mình, những bước đi đầu tiên luôn được người cha cũng là người thầy truyền thụ những kỹ năng cơ bản và học hỏi thêm từ những chú, bác lớn tuổi trong nghề, phần còn lại là tôi tự tìm tòi, sáng tạo, bởi tôi hiểu đã là nghệ nhân phải tự tạo ra cho mình một tác phẩm nghệ thuật ngoài việc đáp ứng được thị hiếu khách hàng còn phải mang lại giá trị cao về văn hóa của nước nhà. Thẩm thấu được những bài học cũng như sự miệt mài, kiên trì dần dần theo thời gian năm tháng mà tay nghề lẫn kỹ năng đã nâng cao, các tác phẩm cũng theo đó trở nên có giá trị và được khách hàng đón nhận”, Nghệ nhân Quốc gia Nguyễn Tấn Kiệt, Giám đốc DNTN kinh doanh Chế tác Gia công Vàng Trúc Em chia sẻ.
Là một nghệ nhân thành danh, dù gặp phải những khó khăn nhưng với sự kiên định và quyết tâm cao độ vì cuộc sống, gia đình và vì ước mơ trở thành một người thợ lành nghề, tạo ra những tác phẩm có giá trị. Trong suốt thời gian làm nghề, với óc sáng tạo và tinh thần ham học hỏi cùng sự đam mê ông được giới đồng nghiệp trong ngành thợ Bạc tín nhiệm. Minh chứng cho điều ấy là năm 1990, khi đã thành thục với nghề chế tác, các sản phẩm làm ra không đủ cung cấp cho thị trường tại TPHCM, ông đã quy tụ hơn 100 chủ cơ sở trong nghề để cùng làm ra các sản phẩm. Mỗi người sẽ phụ trách sản phẩm thế mạnh của mình, nhờ vậy mới đủ sản phẩm để phân phối cho các cửa hàng tại TPHCM lúc bây giờ.
Tuổi nghề chiếm hơn quá nửa tuổi đời, đối với nhiều người mà nói là quá đủ điều kiện để thăng hoa trong sự nghiệp ở bất cứ lĩnh vực nào. Tuy nhiên, khi chia sẻ về vấn đề này ông Kiệt chỉ cười khiêm tốn: “Tôi đã quyết tâm theo đuổi nghề ở khoản thành thạo mọi kỹ năng và kinh nghiệm làm việc. Còn đối với ngành Kim hoàn vẫn luôn là đích đến ở phía trước nên tôi phải tiếp tục cố gắng!”. Để thực sự vươn lên trong nghề, ngoài kế tục tài nghệ từ người cha thì ông Kiệt cũng đã trải qua hơn 40 năm làm việc nghiêm túc. Với tinh thần ham học hỏi cùng với sự sáng tạo kết hợp máy tự chế và thủ công để tạo nên những tác phẩm có giá trị, nhận được sự quan tâm của mọi người và được giới chuyên môn đánh giá cao.
Nghệ nhân Nguyễn Tấn Kiệt, đang kiểm tra hàng trước khi giao khách
Phải hội tụ các yếu tố về lòng trung thực khéo tay và yêu nghề!
Theo ông Kiệt đối với một người làm nghề cần phải có phẩm chất đạo đức tốt như luôn trung thành với người thầy dạy mình, nhất là luôn trung thực và ngay thẳng. “Trong bất kỳ ngành nghề gì thì đạo đức nghề nghiệp là điều rất qua trọng, đặc biệt với những người trong nghề Chế tác Gia công Vàng, bởi Vàng là vật giá trị, nếu không trung thực sẽ dễ nảy sinh cho mình lòng tham. Nếu có tính tham đó thì dù mình giỏi cỡ nào cũng không được trọng dụng và sẽ không bao giờ theo nghề được, nhất là trong giới và đồng nghiệp sẽ không bao giờ tín nhiệm, vô tình làm mất đi chỗ đứng. Vì vậy, chúng ta phải làm đúng lương tâm trách nhiệm của mình. Chỉ có như vậy mới tạo được lòng tin và vị thế của mình với mọi người trong giới làm nghề”, ông Kiệt nhấn mạnh.
Tiếp theo phải kể đến là sự kiên định và luôn giữ vững lập trường, bởi khi xác định, quyết tâm theo nghề phải đặt hết tâm huyết cùng sự đam mê thì mới có thể thành công. Ngược lại, người làm nghề không hội tụ đầy đủ các yếu tố đó thì không theo nghề tới cùng được. “Thời của tôi đam mê là đi đôi với cuộc sống, gia đình, khi gặp khó khăn thì cần phải luôn cương quyết và suy nghĩ về nghề mình đang theo đuổi. Đầu tiên tôi nghĩ mình cần phải có tay nghề giỏi để có thu nhập, lo cho gia đình có cuộc sống tốt hơn. Kế đến là phải luôn say mê với nghệ thuật sẵn sàng lao vào con đường ấy với sự sáng tạo không ngừng, từ đó các mẫu sản phẩm mới liên tiếp ra đời. Tôi mê luôn cả sản phẩm mình tạo ra và xem nó như món quà tinh thần, vô hình dung điều ấy đã in sâu vào tâm trí mình như hình với bóng”, ông Kiệt cho biết thêm.
Đặc biệt, ngoài sự đam mê, lòng trung thực, theo ông Kiệt thì đích cao nhất của nghề chính là uy tín trên thương trường, uy tín cũng là thứ quyết định thành bại của một người thợ, uy tín đại diện nhân cách cho bản thân mình và bản chất con người mình. Là người từng trải với hơn nửa đời người dành cho nghề ông Kiệt cũng muốn nhắn nhủ tới những người nhất là các bạn trẻ muốn bước vào nghề hãy luôn kiên định với nghề mình đã chọn, nhất là phải dụng tâm và tình yêu mãnh liệt với nghề, để duy trì cứ quyết tâm thì sẽ thành công.
Hiện tại, nghề Chế tác Gia công Vàng cũng đang đứng trước rất nhiều những khó khăn nhất định, thị trường đang ngày một phát triển, kéo theo sức cạnh tranh rất lớn. Bên cạnh đó, nghề cũng đã hòa nhập cùng với thế giới, chúng ta đã nhập về các công nghệ, máy móc, hỗ trợ rất nhiều, để đầu tư vào sản xuất. Thuận lợi lớn nhất là giúp doanh nghiệp sản xuất được nhiều sản phẩm phong phú và đa dạng mẫu mã. Việc đầu tư máy móc hỗ trợ cũng rất quan trọng trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, những việc sáng tạo không ngừng, bắt kịp xu hướng, học hỏi thế giới thì người làm nghề cần phải sáng tạo những tác phẩm mang đậm nét tinh hoa dân tộc./.
Bài, ảnh: Phạm Lê Nhân
Tin liên quan
Tin mới hơn

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ngày 9/7: Giá cà phê giảm mạnh, hồ tiêu neo cao ở mức 140.600 đồng/kg
10:03 Kinh tế

Hà Nội phấn đấu mỗi năm thu hút 20.000 lao động nông thôn học nghề
09:55 Đào tạo nghề

Hành trình xây dựng nông thôn mới từ nội lực cộng đồng và sức bật HTX
09:51 Nông thôn mới

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”
09:11 Văn hóa - Xã hội