Nghệ nhân làng lân sư rồng nỗ lực vượt qua mùa dịch
Đơn hàng giảm
Có mặt tại Thôn Thu Xà, xã Nghĩa Hòa (Tư Nghĩa) vào một ngày cuối tháng 6 Âm lịch, chúng tôi lấy làm bất ngờ vì “làng nghề lân sư, rồng” nức tiếng lại khá yên ắng, đìu hiu trong vụ sản xuất tết Trung thu đang cận kề.
Là người có thâm niên hơn 30 năm làm nghề, ông Nguyễn Đức Toàn, chủ cơ sở lân sư rồng ở đây bảo rằng, bình thường thì từ đầu tháng 4 đến tháng 6 Âm lịch, mọi công đoạn làm khuôn, dán giấy thiếc, trang trí hoa văn, dán lông vũ để tạo điểm nhấn cho con lân đều đã được hoàn thành rất gọn gàng. Còn năm nay, làng nghề vẫn còn rất im ắng, các đơn đặt hàng làm lân chưa nhiều.
Lý giải thực tế trên, ông Toàn chia sẻ: “Do ảnh hưởng của dịch Covid- 19 nên việc tiêu thụ nguồn hàng gặp rất nhiều khó khăn. Những hợp đồng đặt làm lân từ trước đều đã thông báo tạm hoãn, khách hàng mua lẻ cũng ít hơn so với mọi năm. Vì lẽ đó nên năm nay cơ sở ông chỉ ước tính sản xuất khoảng 2.000 sản phẩm, trong khi mọi năm xuất bán hơn 4.000 đầu lân sư rồng các loại”.
Do ảnh hưởng của dịch Covid- 19, nhiều đơn đặt hàng hủy bỏ khiến các cơ sở sản xuất lân gặp khó khăn.
Nhiều cơ sở làm lân khác cũng cho biết, năm nay giá nguyên liệu đều tăng (như dây vải kim sa, sơn, lông vũ tăng từ 5.000- 10.000 đồng), trong khi giá sản phẩm đầu lân các cỡ vẫn không tăng. Mặc khác do dịch bùng phát mạnh, mọi hoạt động văn hóa, thể thao đều bị trì hoãn nên đa phần khách hàng đặt rồi lại hủy vì e dè, không bán được. Các cơ sở làm lân sư, rồng phải sản xuất cầm chừng.
"Mọi năm, dịp này tôi đã đóng kiện gần 4.000 sản phẩm, chuyển đi khắp các tỉnh, thành phố khác như Vũng Tàu, Quy Nhơn, Huế, nhưng bây giờ đơn đặt hàng cũng giảm đi, nên cơ sở chỉ sản xuất cầm chừng theo đơn hàng nhỏ lẻ. Số lượng khoảng 2.000 chiếc; chủ yếu là đầu lân cỡ nhỏ dành cho các cháu thiếu nhi, với mức giá 150 nghìn đồng. Các loại đầu lân sư rồng cỡ trung 400- 500 nghìn đồng; cỡ lớn 2 triệu đồng/con vẫn chưa có đơn đặt hàng.
Cũng chính vì không có đơn đặt hàng, hàng sản xuất ra không bán được nên gia đình tôi quyết định cắt giảm toàn bộ nhân công. Trong đó, 8/10 người là học sinh, sinh viên làm thời vụ”, ông Giang ngậm ngùi.
Chủ động vượt qua khó khăn
Thu Xà, một khu phố cổ sầm uất vốn được biết đến là nơi có nghề làm lân sư rồng truyền thống có từ lâu đời. Hiện nay, các sản phẩm lân sư rồng nơi đây đã phát triển đa dạng với nhiều chủng loại, mẫu mã tinh xảo. Ngoài phụ vụ nhu cầu trên địa bàn tỉnh, sản phẩm của làng nghề đã có mặt khắp các tỉnh như Gia Lai, Phú Yên, Vũng Tàu, Huế.
Từ đó, nghề làm lân sư rồng đã tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình. Mỗi mùa Trung thu đi qua, trừ chi phí, mỗi gia đình thu về từ vài chục triệu đến cả 100 triệu đồng.
“Ngoài làm giàu cho mình, 4 cơ sở lân sư rồng truyền thống được gìn giữ đến nay đã tạo công ăn việc làm cho một số bà con ở địa phương, giúp con em có hoàn cảnh khó khăn có việc làm thêm, tiết kiệm được tiền mua sách vở dùng cho việc học. Đó là điều hết sức có ý nghĩa”, ông Nguyễn Chí Thanh, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hòa nhận định.
Dù chỉ còn hơn một tháng nữa là đến Tết Trung thu, nhưng dịch Covid- 19 bùng phát với diễn biến phức tạp, nhiều hợp đồng đặt làm lân từ trước thông báo hủy bỏ, số lượng đơn đặt hàng không nhiều. Dù vậy, những nghệ nhân làm nghề lân sư rồng vẫn không hề nản chí, bỏ nghề truyền thống vốn là nghề mang thương hiệu của xã nhà.
Các cơ sở làm lần sư, rồng truyền thống vẫn duy trì sản xuất.
Vừa chống dịch nhưng cũng vừa đảm bảo phát triển kinh tế gia đình. Ngoài hoàn thành những đợt đặt hàng nhỏ lẻ trong tỉnh, hiện các cơ sở luôn chủ động đảm bảo nguồn nguyên liệu như sườn lân các loại, vải kim sa, lông vũ, thậm chí là lông cừu từ các chủ cửa hàng Bình Thuận nhằm sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thị trường cho mùa Tết Trung thu sắp tới.
Hiện tại, để duy trì sản xuất mỗi cơ sở chỉ huy động nhiều nhất cũng chỉ 2-3 người làm, không thuê quá nhiều người làm tập trung như trước và mỗi người đều chấp hành việc đeo khẩu trang khi ra ngoài hay giao tiếp với khách hàng.
“Điều mong muốn nhất của bà con lúc bây giờ là dịch bệnh nhanh chóng qua đi, mọi thứ trở lại như cuộc sống thường ngày. Hoạt động sản xuất kinh doanh của bà con rồi sẽ ổn định trở lại, nhu cầu vui chơi Tết Trung thu năm nay sẽ không trở nên ảm đạm. Từ nay đến tết Trung thu, chúng tôi vẫn còn thời gian hơn một tháng để hoàn thành các đơn đặt hàng nếu có ”, ông Toàn
Bài và ảnh: Thu Thảo
Tin liên quan
Tin mới hơn
Tơ lụa Tân Châu mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống
17:27 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Cao Bằng
17:27 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề thêu thổ cẩm và in hoa văn bằng sáp ong của người Dao Tiền
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm bút lông ở phố cổ Hà Nội
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Xưởng mộc Minh Mít làm nhà thờ gỗ sơn son thiếp vàng
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề truyền thống hoa, cây cảnh Triệu Đề
17:26 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Tự Lập: Khai thác, sản xuất, kinh doanh đá ốp lát - Đem lại những sản phẩm và chất lượng dịch vụ tốt nhất đến khách hàng
09:55 | 13/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cụ ông 75 tuổi tự tay làm hơn 100 chiếc đèn Trung thu truyền thống
10:35 | 12/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thừa Thiên Huế: Nghề làm đầu lân tất bật mùa trung thu
11:04 | 11/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Giữ gìn tinh hoa nghệ thuật khảm trai ở làng nghề Chuôn Ngọ
11:04 | 11/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ngày hội mắm Châu Đốc Tôn vinh ẩm thực kết nối kinh tế vùng miền
11:20 | 10/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ông “vua dép lốp” trở thành Nghệ nhân làng nghề
11:19 | 10/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm thuốc nam cổ truyền của dân tộc Dao Đỏ ở tỉnh Cao Bằng
10:31 | 09/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kéo cắt cây cảnh của Làng nghề rèn Trung Lương
10:31 | 09/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những ông “vua dép lốp” xứng tầm Nghệ nhân làng nghề
09:00 | 06/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Lào Cai: Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa
15:14 | 05/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Một xưởng mộc ở Hà Tĩnh làm hàng trăm nhà thờ gỗ sơn son thếp vàng
09:00 | 05/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Phát triển Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8
11:42 | 04/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Triển lãm “Mạch di sản” tôn vinh nghệ thuật sơn mài truyền thống
10:27 | 30/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nữ Nghệ nhân tâm huyết với nghề thêu ren, đan móc truyền thống
10:26 | 30/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bắc Kạn xây dựng làng nghề nông lâm nghiệp
11:01 | 29/08/2024 Tin tức
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch
17:27 Nghiên cứu trao đổi
Tơ lụa Tân Châu mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống
17:27 Làng nghề, nghệ nhân
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Cao Bằng
17:27 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề thêu thổ cẩm và in hoa văn bằng sáp ong của người Dao Tiền
17:26 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm bút lông ở phố cổ Hà Nội
17:26 Làng nghề, nghệ nhân