Hà Nội: 32°C Hà Nội
Đà Nẵng: 29°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 30°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 28°C Thừa Thiên Huế

Nghệ nhân "bàn tay vàng" Đồng Văn Duy đột phá trong công nghệ sản xuất đồ Gốm

LNV - Nghệ nhân Đồng Văn Duy, 37 tuổi, chủ xưởng Gốm "Duy Gốm" ở tổ dân phố Tiểu Bàng 1, phường Bàng La, quận Đồ Sơn (thành phố Hải Phòng). Anh đã vinh dự được Hiệp hội Làng nghề thành phố Hải Phòng trao tặng danh hiệu "Nghệ nhân bàn tay vàng". Là một nghệ nhân trẻ, dù tuổi nghề chưa nhiều nhưng rất đam mê với nghề gốm. Anh luôn say mê nghiên cứu tạo ra những loại men gốm mới nhằm bứt phá trong công nghệ sản xuất đồ gốm.

Tại Lễ khai trương Văn phòng đại diện tại Hải Phòng của Tạp chí Làng nghề Việt Nam tổ chức ngày 12/10/2023 vừa qua, các đại biểu dự lễ rất ấn tượng về một tác phẩm gốm do nghệ nhân "bàn tay vàng" Đồng Văn Duy - Chủ xưởng Gốm "Duy Gốm" mang đến trưng bày tại hội trường. Đó là một chiếc bình Gốm "hút tài lộc " được nghệ nhân chế tác khá tinh sảo và hoàn toàn thủ công.

Nghệ nhân Đồng Văn Duy bên sản phẩm Gốm đặc sắc mới sắp cho vào lò nung
Nghệ nhân Đồng Văn Duy bên sản phẩm Gốm đặc sắc mới sắp cho vào lò nung

Có lẽ sức cuốn hút của chiếc bình này là ở màu men vàng lóng lánh của nó. So với bình "hút tài lộc" của Bát Tràng thì bình này thấp hơn, nhưng lại được đắp nổi chung quanh những nụ và bông hoa hồng cùng những đồng tiền xu cổ. Bề mặt của bình có những đốm nâu điểm xuyết hài hòa.

Phóng viên Văn phòng Đại diện Tạp chí Làng nghề Việt Nam tại Hải Phòng đã xuống tham quan 2 xưởng sản xuất gốm và đồ mộc của anh Đồng Văn Duy ở phường Bàng La (Đồ Sơn) và ở xã Tân Phong (Kiến Thuỵ) thành phố Hải Phòng, và được anh Duy chia sẻ : "Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống ba đời làm nghề mộc (chủ yếu làm kèo cột nhà gỗ). Năm 17 tuổi anh lên huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây cũ, (nay thuộc Hà Nội) học nghề chạm, khắc gỗ mỹ nghệ, hoành phi, câu đối...Trải qua mấy năm vừa học nghề vừa cùng những cánh thợ đi khắp nơi dựng nội thất cho các Đình, Đền, Chùa anh nhận ra một điều : "Xã hội ngày càng phát triển, nghề chạm khắc gỗ, làm các đồ thờ cúng vẫn tồn tại và phát triển, nên khi trở về quê anh đã mở xưởng chạm khắc gỗ mỹ thuật vừa sản xuất, vừa đào tạo, truyền nghề cho gần 100 học viên. Nhiều học viên nay đã trưởng thành và mở xưởng riêng. Được biết, anh cũng là một trong những người đầu tiên mang nghề chạm khắc gỗ các đồ thờ về quê hương.

Nghệ nhân
Tác phẩm bình Gốm "Hút Tài Lộc" độc đáo.

Cũng trong những năm tháng đi học và làm nghề mộc xa quê đó anh may mắn có được nhiều cơ hội tiếp xúc với những thợ làm gốm giỏi ở nhiều địa phương. Nên trong mình nảy sinh sự đam mê, yêu thích, nhất là khi được trực tiếp xem các nghệ nhân chế tác ra những sản phẩm gốm đặc sắc. Vốn là thợ điêu khắc, anh nghĩ mình sẽ làm được và tự nhủ quyết tâm học nghề này, đi với đó vẫn duy trì, phát triển nghề chạm khắc gỗ. Từ suy nghĩ đó, năm 2021, anh đã tìm đến các thợ giỏi và các Nghệ nhân gốm ở Hải Phòng xin học nghề. Khi đã cơ bản nắm được qui trình, kỹ thuật làm gốm do các nghệ nhân truyền cho, anh tiếp tục lên làng gốm, sứ Bát Tràng để học hỏi thêm và tìm mua vật tư, men, lò nung...Tháng 11 năm ấy, anh thuê chuyến xe ô tô chở các vật dụng cần thiết từ Bát Tràng về quê tiến hành xây dựng xưởng, đắp lò nung....Sau đó lao vào thiết kế, sản xuất ra những mẻ hàng đầu tiên. Anh mời thêm 2 người nữa cùng làm, Vì làm gốm thủ công hoàn toàn bằng tay nên đòi hỏi người thợ phải yêu nghề, sáng tạo và chịu khó. Lúc đầu, tỷ lệ hàng đạt tiêu chuẩn và hỏng là 50/50. Đây là tỷ lệ khá cao, gây tổn thất nhiều về đồng vốn đầu tư...Nhưng với lòng đam mê nghề anh vẫn không nản lòng, vừa làm, vừa nghiên cứu, rút kinh nghiệm, dần dần những chiếc bình Gốm và các sản phẩm có nhiều hình dáng, hoa văn đẹp hơn đã ra đời, mỗi khi một sản phẩm ra lò thành công càng khuyến khích anh say mê nghề hơn....

Trong quá trình sản xuất, anh thấy mình cần phải có một bước đột phá mới trong công nghệ để đáp ứng với thị trường, thị hiếu người tiêu dùng. Là người mới vào nghề làm gốm, anh như người đang tập bò, tập đi trong khi người ta đã chạy ầm ầm rồi....nếu không có sự đột phá, sản phẩm làm ra sẽ bị lỗi thời và tụt hậu......

Được biết, bước đột phá của anh Duy chính là từ công nghệ "men gốm". Từ chỗ dùng men mua ở những cơ sở tin cậy, anh mày mò tự pha chế, thử nghiệm, điều tiết nhiệt độ lò nung... cho phù hợp. Đến nay, anh đã làm ra được 30 loại men gốm có chất lượng cao, với nhiều màu sắc đẹp, khá độc đáo. Trong đó có nhiều loại men có màu độc quyền của anh. Từ những loại men này mà nhiều sản phẩm gốm của anh đã được nhiều khách hàng trong nước và khách du lịch nước ngoài ưa thích. Một số sản phẩm đã được xuất đi Úc như các bộ ấm chén, bình gốm, đồ chơi trang trí với đa dạng màu sắc...

Hiện xưởng của anh Duy có nhiều sản phẩm khá độc đáo, có những sản phẩm có giá lên đến hơn chục triệu đồng. Những mặt hàng được người mua tìm đặt và sử dụng đều bảo đảm mẫu mã đẹp, chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước.

Vừa qua anh Duy đã đầu tư trang bị những công cụ, máy công cụ mới, đặc biệt đã và đang thay thế dần lò nung bằng ga bằng lò nung điện để sản phẩm có chất lượng cao hơn, đảm bảo môi trường.

Về lâu dài, anh dự định sẽ mở rộng , vươn xa hơn về quy mô sản xuất, đào tạo thợ, tạo công ăn việc làm cho người lao động và phát triển thị trường tiêu thụ, sản phẩm du lịch....

  Sản phẩm chạm khắc gỗ mỹ nghệ của Nghệ nhân Đồng văn Duy
Sản phẩm chạm khắc gỗ mỹ nghệ của Nghệ nhân Đồng văn Duy

Hiện anh đã và đang xây dựng 2 cửa hàng trưng bày sản phẩm tại ngay xưởng sản xuất nhằm tạo điều kiện cho những người yêu thích gốm, mỹ nghệ và đặc biệt để cho khách du lịch trong, ngoài nước khi đến Hải Phòng nhất là đến Đồ Sơn, Kiến Thuỵ có dịp tham quan, chiêm ngưỡng các sản phẩm, cũng là góp phần vào xây dựng chương trình du lịch Làng nghề, quảng bá sản phẩm của thành phố.

Ông Nguyễn An Hưng Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Hải Phòng đã nhận xét : Nghệ nhân Đồng Văn Duy là người rất năng nổ, nhiệt tình trong công tác Hội... Những sản phẩm gốm phù điêu mỹ nghệ có giá trị của nghệ nhân Đồng Văn Duy đã làm phong phú thêm cho các sản phẩm của Làng nghề Hải Phòng....

Ngoài việc sản xuất các sản phẩm gốm, gốm phù điêu...anh Duy vẫn duy trì và phát triển nghề chạm khắc gỗ mỹ nghệ, hiện những sản phẩm như : Hoành phi, câu đối sơn son, thếp vàng... của xưởng anh sản xuất được rất nhiều người ưa chuộng, đặt hàng. Đồng thời anh cũng vẫn dạy và truyền nghề cho các thợ trẻ, tạo việc làm cho nhiều người...

Về phường Bàng La (Đồ Sơn) và xã Tân Phong (huyện Kiến Thuỵ) Hải Phòng, du khách và những người yêu thích sẽ được chiêm ngưỡng các sản phẩm gốm phù điêu, các sản phẩm bình gốm với nhiều hình dáng, màu men độc đáo và các sản phẩm gỗ thủ công mỹ nghệ tinh xảo ... tại xưởng gốm "Duy Gốm"...

Hải Thịnh - Quí Thương

Tin liên quan

Tuần văn hóa, du lịch gốm và làng nghề truyền thống tại Bắc Ninh

Tuần văn hóa, du lịch gốm và làng nghề truyền thống tại Bắc Ninh

LNV - Tuần văn hóa, du lịch “Gốm và Làng nghề truyền thống Bắc Ninh năm 2025” với chủ đề “Tinh hoa Gốm Việt” sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 6-2025 (từ ngày 18 đến 22-6) tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, thành phố Bắc Ninh.
Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng

LNV - Hơn 160 năm tồn tại, lò lu Đại Hưng (tỉnh Bình Dương) không chỉ là nơi lưu giữ tinh hoa gốm Việt mà còn minh chứng cho bề dày lịch sử và giá trị văn hóa của một làng nghề truyền thống lâu đời. Dưới bàn tay tài hoa và tâm huyết của người thợ lành nghề, từng sản phẩm độc đáo chứa đựng hơi thở của thời gian đã được giới thiệu rộng rãi đến với người yêu gốm sứ.
Làng gốm Thanh Hà

Làng gốm Thanh Hà

LNV - Làng gốm Thanh Hà là làng gốm Hội An có quy mô lớn, được hình thành từ cuối thế kỷ XV. Người dân sinh sống ở làng gốm Thanh Hà chủ yếu có nguồn gốc từ Thanh Hóa, Hải Dương và Nam Định di cư vào Hội An, tiếp tục duy trì, phát triển nghề làm gốm của cha ông.

Tin mới hơn

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên

LNV - Với định hướng và mong muốn phát triển dài hạn tại Việt Nam, thương hiệu trà sữa CHAGEE xem việc đồng hành giúp bà con nông dân xây dựng mô hình vùng nguyên liệu thí điểm là hành động cần thiết để góp phần thúc đẩy nông nghiệp bền vững, minh bạch và gắn kết với cộng đồng địa phương.
Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Sáng 3/7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị về việc tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025. Đồng chí Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội và đồng chí Võ Văn Hưng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì hội nghị.
"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên

LNV - Nếu phải xác định một điểm khởi đầu cho hành trình chuyển đổi số tại huyện Phú Xuyên, thì đó không phải là hạ tầng, công nghệ hay những con số đầu tư hàng chục tỷ đồng, mà chính là yếu tố con người - những người dám nghĩ, dám làm, dám tiên phong.
Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ

LNV - Giữa dòng chảy hiện đại hóa, những nghề truyền thống như dệt thổ cẩm và đan lát của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) vẫn được gìn giữ bền bỉ qua nhiều thế hệ. Không chỉ mang giá trị thẩm mỹ cao, các sản phẩm thủ công còn là biểu tượng văn hóa độc đáo, gắn liền với đời sống núi rừng và tâm hồn người Hrê. Nhờ đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân, những nghề xưa không chỉ sống lại mà còn trở thành điểm nhấn trong phát triển du lịch cộng đồng địa phương.
Mùa sen ở hồ Tây

Mùa sen ở hồ Tây

LNV - Vào dịp tháng 6 này, trên khắp các ao, đầm trồng sen ở khu vực hồ Tây (quận Tây Hồ) rộn ràng không khí thu hoạch, chụp ảnh với hoa. Sen trồng ở đây là sen bách diệp với bông to có 100 cánh, mùi thơm đượm mang một nét đặc trưng riêng của hồ Tây mà không nơi nào có được.
Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh

LNV - Bắc Ninh là một tỉnh nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống, trong đó phải kể đến làng nghề đúc đồng Đại Bái, trước đây gọi là làng Văn Lãng (hay còn gọi là làng Bưởi Nồi), thuộc xã Đại Bái, huyện Gia Bình. Từ lâu, làng đã nổi danh với nghề đúc đồng, chuyên sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo.

Tin khác

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu

LNV - Việc đưa các sản phẩm làng nghề lồng ghép trong các cuốn sách là cách thức hiệu quả để quảng bá thương hiệu, tăng cơ hội xuất khẩu.
Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội

LNV - Hà Nội là mảnh đất hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc, nơi lưu giữ hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề truyền thống. Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, việc bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề đang đứng trước nhiều thách thức. Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP) được xác định là một trong những giải pháp chiến lược giúp Hà Nội bảo tồn văn hóa làng nghề một cách hiệu quả và bền vững.
Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến

LNV - Theo UBND huyện Gia Lâm, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 2738/QĐ-UBND, cho phép Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp xã Dương Xá sử dụng địa danh “Dương Xá” để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Nông sản chế biến Dương Xá”.
Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng

LNV - Trong số sáu cá nhân vừa được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân” vì những cống hiến đặc biệt trong gìn giữ và phát huy di sản nghề thủ công mỹ nghệ, tỉnh Quảng Nam vinh dự có hai đại diện: Ông Lê Đức Hạ (nghệ nhân gốm ở TX Điện Bàn) và ông Huỳnh Sướng (nghệ nhân mộc tại TP Hội An).
Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”

LNV - ’’Nơi tôi sinh: Làng Phùng Xá- Huyện Thạch Thất gần Chùa Thầy- một làng quê nghèo nhưng dân quê tôi thật thà lắm… “ Một câu nói cũng rất thật thà chân chất đến từ người đàn ông có ánh mắt kiên định, khuôn mặt sáng có chút lãng tử như một hoạ sĩ. Đó là anh Chu Văn Ân, nghệ nhân gỗ lũa Trai Vàng.
Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo

LNV - Nói đến "Bắc lan" hay "Bắc hồ câu", "Bất động sản Phương Bắc" ở Suối Hai thì người dân huyện Ba Vì (Hà Nội) và các địa phương lân cận ai cũng biết đó là tên thường gọi của doanh nhân Lê Đức Bắc. Anh Bắc không những thành đạt trong lĩnh vực vận tải, xây dựng, kinh doanh bất động sản mà còn là một nghệ nhân sinh vật cảnh và làm vườn (SVC & LV).
Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông

LNV - Xứ Thanh nổi tiếng là vùng đất của những làng nghề truyền thống lâu đời, nơi lưu giữ trọn vẹn giá trị văn hóa, tinh thần và bàn tay tài hoa của bao thế hệ. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, mỗi làng nghề không chỉ là kế sinh nhai của người dân mà còn là “bảo tàng sống” của tinh hoa văn hóa đất Việt, ngày càng được phát huy mạnh mẽ trong đời sống hiện đại.
Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng

LNV - Nằm ven dòng sông Hậu hiền hòa, làng nghề bánh tráng Thuận Hưng (xã Thuận Hưng, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ) là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời, nổi tiếng miền Tây Nam Bộ. Ngày nay, những người dân nơi đây vẫn miệt mài đỏ lửa, tráng bánh nhằm gìn giữ và phát triển làng nghề địa phương.
Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt

LNV - Với đường bờ biển dài, điều kiện tự nhiên thuận lợi và nguồn lợi thủy sản phong phú, Việt Nam sở hữu lợi thế lớn về nghề nuôi biển. Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt, phát huy tối đa tiềm năng, hướng tới mục tiêu phát triển nghề nuôi biển hiện đại, bền vững.
Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá

LNV - Lên Cao nguyên đá, nhiều du khách sẽ tìm đến với Làng nghề dệt vải lanh Lùng Tám, xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ. Nơi đây nổi tiếng với việc gìn giữ, phát huy hiệu quả nghề truyền thống của Hợp tác xã lanh Lùng Tám, với 100% thành viên là phụ nữ người Mông. Sự cần cù, sáng tạo từ những sợi lanh đã cho ra đời nhiều sản phẩm thủ công rất đẹp, mang đậm bản sắc truyền thống. Chính điều này đã giúp cho Làng nghề dệt vải lanh Lùng Tám trở thành một điểm du lịch trải nghiệm cực kỳ hấp dẫn và thu hút rất đông du khách.
Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ

LNV - Từ năm 2012 đến nay, nghệ nhân Đặng Văn Hậu (làng Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) đã lần lượt tái hiện lại hàng loạt con giống độc đáo: Lục súc tranh công, Tứ linh, Tam sư, Nghê hý châu, Ngũ hổ thần quan… Đặc biệt, các họa tiết truyền thống vân mây từ tranh Hàng Trống được đưa vào con giống bột, tạo nên sự giao thoa giữa mỹ thuật dân gian và hơi thở hiện đại.
Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025

LNV - UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành Quyết định công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025 cho các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt

LNV - Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã dẫn đến việc sử dụng máy móc thay cho lao động chân tay, máy thêu ra đời và công nghệ thêu cũng phát triển theo đó. Mặt khác, trước sự tác động của kinh tế thị trường trong những năm gần đây, nhiều nghề thủ công có nguy cơ mai một, trong đó có nghề tranh thêu tay truyền thống.
Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội

LNV - Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm, biến cố, các làng nghề ở Hà Nội vẫn giữ được nét đẹp riêng, góp phần làm nên vẻ đẹp của mảnh đất ngàn năm văn hiến. Những làng nghề truyền thống ấy nổi tiếng là điểm đến thú vị cho bạn trong những chuyến đi cuối tuần khám phá Thủ đô.
Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc

LNV - Nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, chiều 10/6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt các nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc và lãnh đạo Hiệp hội Làng nghề Việt Nam.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP

OVN - Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tính đến tháng 6-2025, cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) đạt 3 sao trở lên, tăng 12.056 sản phẩm so với năm 2020. Trong đó, có 73,2% sản phẩm 3 sao, 26,4% sản phẩm 4 sao, 79 sản
Tuổi trẻ Lâm Đồng học và làm theo Bác

Tuổi trẻ Lâm Đồng học và làm theo Bác

LNV - Những năm qua, tuổi trẻ Lâm Đồng không ngừng phấn đấu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực, gắn với tình hình thực tế tại địa phương, đơn vị mình. Từ đó xuất hiện nhiều công trình, phần
Nông nghiệp tạo không gian sống chất lượng cao

Nông nghiệp tạo không gian sống chất lượng cao

LNV - Trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, Thủ đô Hà Nội không đặt mục tiêu phát triển nông nghiệp theo số lượng, mà hướng đến những giá trị bền vững, đặc trưng, hài hòa với quy hoạch đô thị và mục tiêu bảo
Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên

LNV - Với định hướng và mong muốn phát triển dài hạn tại Việt Nam, thương hiệu trà sữa CHAGEE xem việc đồng hành giúp bà con nông dân xây dựng mô hình vùng nguyên liệu thí điểm là hành động cần thiết để góp phần thúc đẩy nông nghiệp bền vững, minh bạch và
Xã Hồng Sơn: Những thông tin chi tiết sau sắp xếp

Xã Hồng Sơn: Những thông tin chi tiết sau sắp xếp

LNV - Xã Hồng Sơn được hình thành trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã: An Mỹ, Hồng Sơn, Hợp Tiến, Lê Thanh, Xuy Xá, Phùng Xá (huyện Mỹ Đức).
Giao diện di động