Nghề làm trống tại Đà Thành
Với 45 năm tuổi đời nhưng đã có gần 30 năm tuổi nghề, anh Phạm Chí Thủy, được sinh ra và lớn lên tại vùng quê là cái nôi của nghề làm trống truyền thống nổi danh cả nước, thôn Đọi Tam, xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Kế thừa phát huy nghề gia truyền của dòng tộc họ Phạm, từ nhỏ theo cha vào Đà Nẵng lập nghiệp đến hôm nay anh đã phát huy và xây dựng cho riêng mình thương hiệu trống Trường Sơn nổi tiếng ở Đà Thành.
Làm nghề gắn bó với nghề và xây dựng giá trị thương hiệu riêng của nghề cho mình không phải là điều ai cũng làm được, hoàn cảnh gia đình khó khăn từ nhỏ anh Phạm Chí Thủy đã phải theo cha đi tha hương để lập nghiệp. Vào Đà Nẵng khi mới vừa học xong nghề, kinh nghiệm nghề chưa thật sự nhiều, thị trường tiêu thụ sản phẩm còn mới, vốn không có…anh và gia đình gặp rất nhiều khó khăn trong những ngày đầu tại mảnh đất mới. Thế nhưng, với lòng yêu nghề và quyết tâm của mình, anh Phạm Chí Thủy đã khẳng định tên tuổi thương hiệu riêng của nghề làm trống tại Đà Nẵng hôm nay.
Cơ sở trống Trường Sơn tại Đà Nẵng
Theo anh Thủy, nghề làm trống đòi hỏi kinh nghiệm, tính kiên trì, tỉ mỉ, để làm ra được một cái trống chất lượng cần đòi hỏi sự trau chuốt ngay từ khâu chọn nguyên liệu. Gỗ làm trống phải là loại gỗ mít già, cây có nhiều lõi và tốt nhất là thu mua được từ các vùng đồi núi, hoang mạc, gỗ phải được phơi thật khô. Còn da trâu để làm mặt trống phải được chọn từ những con trâu khỏe mạnh, đã trưởng thành, có thời gian ngâm nước đủ lâu để da đạt độ bền, chắc chắn, dẻo dai. Điều quan trọng nhất của một cái trống là phải phát ra âm thanh to, vang và đều tiếng. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm, kĩ năng người nghệ nhân từ lựa chọn và thực hiện của các công đoạn, thiết kế phù hợp cho tới khi hoàn thành cái trống rồi đưa ra sử dụng.
Bên cạnh bí quyết lựa chọn nguyên liệu có chất lượng cao như gỗ và da thì người nghệ nhân làm trống phải thật sự người yêu nghề, gửi gắm vào “đứa con tinh thần” của mình cả sự say mê, tâm huyết.
Anh Phạm Chí Thủy Chủ Cơ sở trống Trường Sơn đang hướng dẫn cho thợ học việc
Sau khi chọn mua gỗ người nghệ nhân làm trống bắt tay vào việc cắt xẻ gỗ, tạo hình cho khung trống và bào gỗ nhẵn. Khi tạo hình không đều, kích cỡ những miếng gỗ không có sự cân đối, hoặc thiếu cân xứng giữa khung trống và hai đầu trống, âm thanh khi đánh trống sẽ không vang, to. Một điều quan trọng là gỗ phải thật sự khô khi làm trống nếu không chỉ thời gian ngắn cái trống sẽ bị mo, móp không phát ra âm thanh như ban đầu. Công sức và kĩ năng được coi là những yếu tố quan trọng đối với người nghệ nhân làm trống. Khi sản phẩm hoàn thành, bít da trâu vào khung trống xong xuôi, độ vang của âm thanh đã được như ý thì mới đến khâu cuối cùng là sơn màu và vẽ trang trí. Thông thường để mộc khi khách hàng đến xem, tùy theo sở thích của họ để sơn màu và trang trí thêm hoặc là người làm trống sẽ làm theo đơn đặt hàng của khách.
Thời gian vừa qua anh Thủy đã đi về các vùng miền núi xa xôi của nhiều tỉnh Miền Trung để tìm mua những cây gỗ quý có giá trị và đặc biệt là những cây gỗ to nguyên khối, không bị nứt vì theo anh thì: “kiếm được cây nguyên khối to rất hiếm, nó tạo nên giá trị cũng như chất lượng cái trống trở nên hoàn hảo hơn, mình xẻ gỗ dù đều và cân xứng gần như tuyệt đối, quá trình lắp ghép các miếng gỗ kín kẽ, tỉ mỉ nhưng không thể bằng gỗ nguyên khối. Nhưng giá cả của nó khá cao lên đến hàng chục triệu đồng nên chỉ thích ứng một phần khách hàng đến chọn mua trống” – anh Thủy tâm sự.
Nhiều mẫu mã trống khác nhau tại Cơ sở trống Trường Sơn
Tại Cơ sở trống Trường Sơn của anh hiện nay có rất nhiều loại trống khác nhau để cho khách hàng tha hồ chọn lựa như: Trống to dành cho nhà thờ, nhà chùa, làm từ loại gỗ và da tốt có giá lên đến hàng chục triệu đồng, trống bình dân dành cho trường học, nông thôn… khoảng từ 1 đến vài triệu đồng. Còn những trống nhỏ hơn từ 3 – 5 trăm ngàn đồng.
Vào mùa Trung thu, hay lễ hội, có nhiều khách hàng đến đặt anh làm trống hơn ngày thường. Các trường học, nhất là trường Tiểu học, thường đặt hàng anh làm trống ếch, trống đội để đánh trong những buổi sinh hoạt đội, chào cờ, khánh tiết, rằm Trung thu, âm vang của tiếng trống ếch lan xa khắp đường làng, ngõ xóm. Nhưng ít ai biết được những âm thanh “tùng, tùng, tùng …” reo vui náo nức ấy được tạo ra như thế nào. Không phải ai cũng thiết tha và muốn trọn đời gắn bó với nghề trống. Nhất là đối với thế hệ trẻ sau này.
Tiếng trống ngày rằm Trung thu, hay tiếng trống ngày tựu trường, ngày lễ hội… luôn đọng lại trong tâm thức của tất cả chúng ta. Dù cho cuộc sống xung quanh có muôn vàn âm thanh khác tiếng kèn, tiếng đàn, tiếng sáo… Nhưng tiếng trống không thể lẫn với bất kỳ thứ âm thanh nào. Đó là, niềm vui và cảm hứng để người nghệ nhân làm trống tạo nên những “đứa con tinh thần” có giá trị thương hiệu riêng của mình.
Hữu Văn
Tin liên quan
Tin mới hơn

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 | 19/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 | 18/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề
13:36 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong
13:30 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Ước Lễ làng nghề giò chả 500 tuổi
14:40 | 15/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: "Ông Dư bài chòi" một di sản sống của văn hóa làng biển Nhơn Hải
10:50 | 14/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Bá Dương Nội đón nhận danh hiệu: Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và nghề truyền thống Hà Nội
18:00 | 12/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề đúc đồng nghìn năm tuổi ở xứ Thanh
14:45 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ giỗ tổ Hùng Vương 2025 Trang nghiêm - Thành kính - Gắn kết triệu con tim đất Việt
14:35 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thêu liển hài ở Mường Chà
14:29 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bến Tre: Giữ nghề đan lát truyền thống hàng 100 năm tuổi ở Ba Tri
14:29 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân giữ hồn hát Then trong nhịp sống hiện đại
14:29 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề ăn cơm dưới đất, làm việc trên trời
14:28 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thổ cẩm Khmer - An Giang
14:28 | 10/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề truyền thống gắn với xây dựng nông thôn mới ở Thọ Xuân
14:49 | 09/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Quảng Nam: Ông chủ 8X làm nước mắm truyền thống thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm
21:16 | 08/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phu nhân Chủ tịch Quốc hội tham quan cơ sở gốm truyền thống ở Thủ đô Tashkent của Uzbekistan
21:14 | 08/04/2025 Tin tức

Giữ “lửa” cho nghề rèn Đa Sỹ
09:33 | 04/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề nuôi cá triệu đô
14:55 | 03/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 Làng nghề, nghệ nhân

50 đại biểu kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang.
15:56 Tin tức

Thanh Háo: Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới
14:01 Nông thôn mới

Hà Nội trình Thủ tướng công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới năm 2024”.
14:01 Nông thôn mới

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 Làng nghề, nghệ nhân