Nghề làm thuốc nam cổ truyền của dân tộc Dao Đỏ ở tỉnh Cao Bằng
Đồng bào dân tộc Dao Đỏ tích lũy được nhiều vốn y học cổ truyền từ nhiều thế hệ. Đa số các gia đình đều tự chữa những bệnh thông thường cho người nhà theo kinh nghiệm của gia đình, dòng tộc. Mỗi làng, mỗi bản đều có những thầy thuốc giỏi bốc thuốc chữa bệnh. Nguyên liệu làm thuốc chủ yếu hái lượm ở rừng, ven suối, ít khi trồng sẵn. Họ tìm thân, lá, vỏ cây, dây leo, củ, rễ cây… của nhiều loại cây, thảo dược và đem về sơ chế theo bí quyết gia truyền để thành các bài thuốc nam cổ truyền.
![]() |
Bà con thái lá rừng làm thuốc nam cổ truyền. |
Chị Phùng Mùi Viện, người dân ở xã Phan Thanh, cho biết: “Người Dao Đỏ có rất nhiều loại thuốc. Tên thuốc thường theo tiếng Dao. Nguyên liệu chủ yếu lấy ở trên rừng mọc tự nhiên ở trên núi đá, núi đồi và một số cây thì trồng để bảo tồn.”
Đồng bào Dao Đỏ thường dựa vào thực trạng bệnh, sức khỏe, tuổi tác của bệnh nhân mà cắt thuốc nam để chữa. Việc chế biến thuốc cũng tùy từng loại, có vị thuốc sắc uống nhưng có vị giã nhỏ, có thuốc nấu thành cao; một số vị đem đun lấy nước tắm gội, rửa như các bệnh ngứa, lở loét, phù thũng... Nhiều cây thuốc, vị thuốc không có tên gọi mà chỉ gọi theo công dụng chữa bệnh, như: thuốc chữa đau xương, thuốc chữa đau bụng, thuốc chữa đau răng... Bà Lý Mùi Sinh, người dân ở xã Phan Thanh, cho biết: “Thuốc dân tộc Dao Đỏ chữa được nhiều bệnh. Ví dụ chữa được bệnh thần kinh tọa, đau bụng, đau xương, mỏi lưng, mỏi chân tay…
![]() |
Một buổi sinh hoạt của cộng đồng dân tộc Dao đỏ |
Thuốc giúp cải thiện sức khỏe, rất tốt cho sức khỏe.” Trước đây, các loại cây sử dụng làm thuốc thường được người Dao dùng tươi hay phơi khô, nấu lấy nước tắm hoặc uống. Còn ngày nay, thuốc lấy ở rừng về được sơ chế thành nhiều loại, như: thuốc khô, cao, thuốc nhỏ, thuốc đắp, thuốc bột… và đã có nhiều cải tiến, nâng cấp sản phẩm sơ chế, mẫu mã đóng gói đẹp nên ngày càng tiếp cận rộng rãi với thị trường.
Anh Bàn Sành Vẳng, người dân ở xã Phan Thanh, cho biết: “Trước đây, chúng tôi làm thuốc manh mún, chưa trở thành hàng hóa, mà chỉ làm thuốc chữa bệnh cho bà con dân bản. Hiện nay, sản phẩm thuốc nam chúng tôi đã trở thành hàng hóa và được tiêu thụ ở nhiều nơi. Chính vì thế, kinh tế phát triển, đời sống thu nhập chúng tôi khá hơn, đời sống ngày càng cải thiện, đi lên.”
Mới đây, ngày 10/3/2024, tại xóm Bình Đường, xã Phan Thanh, huyện Nguyên Bình, diễn ra lễ ra mắt “Cộng đồng dân tộc Dao Đỏ” nhằm bảo tồn và phát triển thuốc nam cổ truyền dân tộc Dao Đỏ gắn với giữ gìn bản sắc dân tộc. Cộng đồng dân tộc Dao Đỏ đã thống nhất mỗi hộ gia đình sẽ trồng vườn thuốc nam, mang cây thuốc từ rừng về trồng ở vườn nhà. Đều đặn hằng tháng, cộng đồng dân tộc Dao Đỏ tổ chức sinh hoạt 1 lần để các thành viên cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm bảo tồn, phát triển thuốc nam cổ truyền dân tộc Dao Đỏ.
Anh Bàn Đức Thắng, Phó Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Phan Thanh, Chủ nhiệm cộng đồng dân tộc Dao Đỏ, cho biết: “Chúng tôi giữ được nguyên bản những bài thuốc được truyền lại từ các thế hệ ông cha. Còn có cả sách làm thuốc nữa, nhóm cố gắng truyền tải lại cho con cháu học tập, bảo tồn giữ lại những bài thuốc này không bị lãng quyên. Chúng tôi có 35 thành viên và tương lai có thêm nữa. Nhiệm vụ chính của chúng tôi là bảo tồn, phát triển các bài thuốc dân tộc ngoài ra gắn với phát triển du lịch. Hiện, chúng tôi có những bài thuốc, như: trà thảo dược để uống cho mát gan, thanh nhiệt; thuốc chữa bệnh đau dạ dày; thuốc chữa viêm xoang, viêm mũi, dị ứng; thuốc chữa bệnh đại tràng; thuốc hỗ trợ chữa bệnh đau thận; lá tắm cho những người bị ốm và phụ nữ sau khi sinh tắm để phục hồi sức khỏe. Nhóm đang nghiên cứu, áp dụng khoa học kỹ thuật để đưa những cây thuốc trên rừng về trồng tại vườn. Ở đây đang ươm trồng thử một số cây thuốc.”
![]() |
Hiện nay, khách du lịch khi đến cộng đồng dân tộc Dao Đỏ đã mua sản phẩm thuốc nam cổ truyền dân tộc Dao Đỏ, tuy nhiên số lượng chưa nhiều. Huyện Nguyên Bình đã cấp phép cho một doanh nghiệp đầu tư trồng thử nghiệm một số cây dược liệu quý hiếm trên diện tích khoảng 6.000 m2, trong đó có cây đan sâm, đương quy, bạch cập… Nếu trồng được thì sẽ có nguồn cung dồi dào.
Chị Hoàng Thị Hồng Vương, người dân ở xã Phan Thanh, cho biết: “Cộng đồng dân tộc Dao Đỏ vừa mới đi vào hoạt động nên các sản phẩm thuốc chưa nhiều. Thời gian tới, chúng tôi cố gắng làm thêm nhiều sản phẩm nữa. Bài thuốc đang được xem xét để đưa vào sản phẩm OCOP (chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm). Sắp tới, sản phẩm thuốc nam cũng được đưa lên sàn thương mại điện tử.”
Bà con dân tộc Dao Đỏ ở xã Phan Thanh, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng đã giữ lại được những bài thuốc quý không để mai một; đồng thời phát triển nghề làm thuốc nam cổ truyền. Qua đó, mang lại sinh kế, tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống của người dân ở nơi đây.
Tin liên quan

Khai thác hiệu quả mô hình du lịch - làng nghề ở vùng cao
11:03 | 18/06/2025 Du lịch làng nghề

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cao Bằng: Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng An
09:39 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP