Nghề làm mỳ gạo ở Tử Nê
Nét đặc trưng của mỳ gạo Tử Nê là sợi mỳ nhỏ, trắng, dai, dẻo, có mùi thơm của gạo, không có thành phần chất phụ gia, chất bảo quản, được làm hoàn toàn thủ công, xay gạo bằng cối đá, tráng mỳ bằng tay, đun bếp củi. Vài năm trở lại đây, nhờ ứng dụng khoa học và kỹ thuật vào sản xuất, người dân đã tiết kiệm được nhiều sức lao động và tăng đáng kể năng suất sản phẩm. Tuy vậy, ở một số công đoạn, người dân làng Tử Nê vẫn thực hiện thủ công một cách tỉ mỉ và cẩn thận.
Mỳ thành phẩm được đóng gói để đưa ra thị trường |
Nghề làm mỳ gạo thôn Tử Nê đã có từ rất lâu, các thế hệ người dân Tử Nê đã cố gắng duy trì để gìn giữ nghề của cha ông để lại. Nghề làm mỳ gạo không đòi hỏi vốn lớn nên hộ gia đình nào cũng có thể làm được, có ít làm ít, có nhiều làm nhiều, rải rác khắp các xóm của thôn Tử Nê.
Theo thống kê, hơn 75% gia đình tương ứng với khoảng 300 hộ của thôn Tử Nê sản xuất mỳ gạo. Trước đây các công đoạn sản xuất đều làm thủ công, năng suất bình quân chỉ đạt từ 20 – 25 kg/ hộ/ ngày. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường tăng cao, nhiều cơ sở mạnh dạn vay vốn đầu tư xây dựng nhà xưởng và mua các loại máy quay, máy xay, máy tráng, máy đùn sợi, máy cắt và nồi hơi… nên năng suất và chất lượng được cải thiện đáng kể. Trung bình mỗi hộ sản xuất 3 - 4 tạ mỳ/ ngày, sản lượng cung ứng của cả thôn gần 20 tấn/ ngày. Cùng với bí quyết gia truyền, người làm nghề nơi đây đã tạo nên những sợi mỳ trắng, dẻo, đậm đà, được người tiêu dùng ưa chuộng, đem lại lợi nhuận mỗi ngày khoảng 500.000 - 600.000 đồng/ hộ. Nhờ vào việc sản xuất và kinh doanh mỳ gạo, đời sống các hộ làm nghề tại thôn Tử Nê được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo trong thôn giảm rõ rệt.
Với những bí quyết gia truyền cùng với công nghệ, người làm nghề đã tạo nên sản phẩm được nhiều người ưa chuộng và tiêu thụ tốt ở nhiều nơi như: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên và một số tỉnh ở khu vực phía Nam. Biết cách duy trì và phát triển nghề đã giúp người dân nơi đây từng bước thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng, kinh tế các hộ làm nghề ngày càng phát triển, tỷ lệ hộ nghèo trong thôn giảm đáng kể.
Tuy được ưa chuộng và tiêu thụ tốt ở nhiều nơi, nhưng mỳ khi xuất bán vẫn chưa tạo được thương hiệu trên thị trường vì trên sản phẩm chưa có nhãn mác, ký hiệu, tên của làng nghề mà chủ yếu bán qua khâu trung gian, phải mang một thương hiệu khác nên sản phẩm thu về có giá trị thấp. Nguyên nhân chủ yếu do các hộ, cơ sở sản xuất chưa ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Vẫn còn quan điểm cho rằng làng có nghề lâu đời nên tự khắc sẽ có người biết đến. Trong khi thực tế nếu không đầu tư xây dựng, quảng bá thương hiệu, thì “tên tuổi” của nghề khó vượt qua địa giới hành chính địa phương.
Giai đoạn 2019 – 2020, sản phẩm mỳ gạo Tử Nê được lựa chọn tham gia chương trình mỗi xã, phường, thị trấn một sản phẩm tỉnh Bắc Ninh, sản phẩm này sẽ có những bước phát triển mới, tạo chỗ đứng trên thị trường tiêu thụ trong nước cũng như tiến xa hơn là xuất khẩu. Qua đó, nâng cao thu nhập cho người dân, tạo thương hiệu sản phẩm nông sản, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.
Giai đoạn 2021-2023, mỳ gạo Tử Nê là 1/11 sản phẩm được Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Ninh xây dựng, quản lý và đăng ký nhãn hiệu tập thể. Đây là minh chứng cho thấy người dân đã quan tâm đến sở hữu trí tuệ, đồng thời là cơ hội để bảo vệ và phát triển hơn nữa thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh, tránh bị lạm dụng hoặc giả mạo thương hiệu.
Tin vui là tháng 1-2024, Mỳ gạo Tử Nê chính thức được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận Nhãn hiệu chứng nhận.
Thành quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ này chính là dấu mốc định vị thương hiệu, góp phần nâng cao kỹ thuật sản xuất, bảo quản và thương mại hóa sản phẩm mỳ gạo gắn với vùng nguyên liệu, thu hút lao động và tạo việc làm cho người dân địa phương. Ngoài ra, các sản phẩm mang Nhãn hiệu chứng nhận sẽ được nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường và hướng đến việc thiết lập kênh tiêu thụ sản phẩm ổn định; giảm thiểu các rủi ro cho người sản xuất trong bối cảnh kinh tế hội nhập.
Việc được cấp văn bằng bảo hộ sẽ là lợi thế và động lực để người dân Tử Nê tiếp tục giữ gìn làng nghề truyền thống, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tin liên quan
Bắc Ninh: Làng nghề mộc Bình Cầu hồi sinh
11:13 | 14/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bắc Ninh tìm giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề giấy Phong Khê
09:22 | 18/07/2024 Môi trường
Làng Châm Khê - Nơi giữ hồn quan họ cổ
10:19 | 12/04/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
10:41 | 04/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 | 03/12/2024 Tin tức
"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Rèn Đa Sỹ - Top 10 thương hiệu quốc gia
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng hương trăm năm tuổi Quảng Phú Cầu nhộn nhịp những ngày cận Tết rực rỡ sắc Xuân
15:00 | 02/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại Mẫn Xá
23:50 | 01/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Xã Sơn Đông, TX Sơn Tây (Hà Nội): Tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận làng nghề mộc Vạn An đạt danh hiệu " Làng nghề Hà Nội"
23:38 | 30/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nhọc nhằn nghề trồng dâu nuôi tằm Hồng Đô
09:53 | 29/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cảnh báo nguy cơ cháy nổ tại các làng nghề dịp cuối năm
09:08 | 28/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
“Hội An - Làng nghề lên số” đạt giải thưởng quốc tế Kotler Awards 2024
09:08 | 28/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ninh Bình: Xã Khánh Dương đón nhận Bằng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
11:46 | 27/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bảo tồn, phát triển nghề và làng nghề vùng hồ Thác Bà
09:43 | 27/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Huyện Gia Lâm phát triển du lịch xanh gắn với làng nghề
11:01 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Về làng “May mặc đệ nhất Hà thành”
11:00 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thu hút 120.000 nghệ nhân, chuyên gia và 3.000 nhà khoa học vào trường nghề
11:00 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ngọt ngào mùa nhãn quê tôi
10:59 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Khai mạc triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam”
14:13 | 24/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ hơn 60 năm đỏ lửa
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình từ bản đến thế giới của hợp tác xã Hoa Tiến
14:18 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo tổ chức Đại hội III, nhiệm kỳ 2024 - 2029
09:23 | 18/11/2024 Tin tức
Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống
14:04 Đào tạo nghề
Thanh Hoá: Tăng cường đào tạo nghề cho lao động làng nghề vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn
14:03 Đào tạo nghề
Phú Yên: OCOP góp phần phát triển kinh tế nông thôn
10:45 OCOP
Bình Định: Phát triển du lịch Làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu
10:43 Du lịch làng nghề
Chị Nguyễn Thị Thanh Nga – Hành trình xây dựng thương hiệu Yến Sào Thiên Nga
10:43 Tin tức