Nghề làm miến đặc sản Cao Bằng: Tiềm năng vẫn còn bỏ ngỏ
Sợi miến dong Phia Đén có màu hơi đen hoặc trắng ngà.
Những ngày cuối tháng 11, khi đi qua khu vực chợ Án Lại, xã Nguyễn Huệ, huyện Hòa An, du khách sẽ chứng kiến cảnh bà con nông dân tấp nập thu hoạch, xuất bán củ dong riềng. Anh Long Văn Cương ở xóm Nhòm Nhèm, xã Quốc Toản, huyện Quảng Hòa đang cùng với người nhà đang khẩn trương thu hoạch củ dong. Anh Cương cho biết, ở khu vực này, hầu như nhà nào cũng trồng cây dong riềng. Nhà anh đã trồng cây dong riềng từ xưa nhưng sau đó không trồng nữa vì giá dong xuống thấp. Khoảng 5 năm trở lại đây anh mới trồng lại cây này. Ở đây, cây dong riềng rất dễ trồng, có thể trồng được trên những nương rẫy cao trên lưng núi. Cây cho năng suất cao tới hơn 50 tấn củ. Tính ra giá bán 13.000 đồng/kg bột dong thì giá trị cây trồng đạt tới hơn 150 triệu đồng/ha, cao gấp 3-4 lần so với cây ngô mà chăm sóc, đầu tư lại ít hơn. Hai năm trước, giá bột dong bán được 18.000 đồng/kg thì trồng dong riềng còn có giá trị cao hơn nữa.
Theo số liệu từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng, năm 2022, cả tỉnh có 475 ha cây dong riềng, tổng sản lượng trên 25.000 tấn, năng suất bình quân đạt 53,6 tấn/ha. Cả tỉnh có gần 300 hộ sản xuất miến, tập trung nhiều ở xã Nguyễn Huệ, huyện Hòa An với hơn 100 hộ ở các xóm Canh Biện A, Canh Biện B, Án Lại; khu vực xóm Phia Đén, xã Thành Công; khu vực thị trấn Tĩnh Túc, huyện Nguyên Bình. Ngoài ra, ở khu vực Thành phố Cao Bằng và một số nơi cũng có một số lượng nhỏ hộ dân làm nghề sản xuất miến dong.
Ông Phạm Đức Minh, Giám đốc Trung tâm Khuyến công và xúc tiến thương mại, Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng cho biết, sản phẩm miến dong của Cao Bằng đang có chỗ đứng rất tốt trên thị trường miến dong cả nước. Miến Cao Bằng có chất lượng nổi trội so với các sản phầm cùng loại của tỉnh khác nên có uy tín, chất lượng và giá bán cũng cao hơn các sản phẩm cùng loại của tỉnh khác. Có thể nói, mặt hàng miến dong của tỉnh Cao Bằng còn rất nhiều tiềm năng để phát triển. Tuy vậy sản xuất miến dong của Cao Bằng hiện nay vẫn ở quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu là các hộ dân tự sản xuất, còn ít sự liên kết và đặc biệt là chưa có sự dẫn dắt của các nhà doanh nghiệp.
Hiện nay, tỉnh đã đưa miến dong vào danh sách những sản phẩm ưu tiên hỗ trợ phát triển, đồng thời giao cho Trung tâm Khuyến công và xúc tiến thương mại nghiên cứu, xét duyệt, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ, xây dựng thương hiệu cho miến dong Cao Bằng. Nhờ đó, nhiều người dân, hợp tác xã và doanh nghiệp đã được hỗ trợ máy móc, công nghệ sản xuất miến, hướng dẫn xây dựng nhãn hiệu hàng hóa… Tuy vậy, sự hỗ trợ này vẫn còn rất ít bởi các hộ sản xuất nhỏ lẻ không đáp ứng được các tiêu chí để hỗ trợ. Hiện nay chỉ có một số doanh nghiệp nhỏ và hợp tác xã đầu tư sản xuất miến dong như HTX Tân Việt Á, Công ty Phan Hoàng, Doanh nghiệp tư nhân Hoa Ly Ly, HTX Phia Đén... Tỉnh đang khuyến khích thương nhân, doanh nghiệp đầu mối thu gom, tiêu thụ sản phẩm cho người dân.
Miến Phia Đén thành phẩm được đóng gói và mang đi tiêu thụ.
Mặt khác, nếu không xây dựng được thương hiệu, bà con sẽ đứng trước nguy cơ phá sản bởi hiện nay rất nhiều thương lái ở tỉnh khác dùng hàng kém chất lượng, đóng gói bao bì nhãn mác ghi tên miến Cao Bằng để lừa khách. Khi khách hàng bị lừa, họ sẽ tẩy chay sản phẩm miến Cao Bằng và như thế cả một hệ thống người làm miến và người trồng dong riềng sẽ bị đối mặt nguy cơ phá sản, mất nghiệp.
Tại Cao Bằng, khí hậu, thổ những rất phù hợp cho cây dong riềng phát triển. Chất lượng củ dong của Cao Bằng cũng được đánh giá cao hơn ở những nơi khác. Do đó, không chỉ người làm miến Cao Bằng tiêu thụ mà rất nhiều thương lái từ các tỉnh khác cũng đến Cao Bằng thu mua dong. Điều đó cho thấy tiềm năng của loại cây trồng này còn rất lớn. Để đưa nghề trồng dong, làm miến phát triển tương xứng với tiềm năng của nó, bên cạnh tuyên truyền, vận động, hỗ trợ nông dân trồng dong, tỉnh Cao Bằng cần chú trọng hơn nữa đến hỗ trợ người dân nâng cao năng lực sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm miến dong Cao Bằng vươn cao, vươn xa hơn nữa.
Bài và ảnh Quốc Đạt
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP