Nghề làm đèn lồng Trung thu tại Hội An
Chị Minh Tuyền và em trai cùng theo nghề truyền thống của gia đình là làm đèn lồng Hội An
Chị Trần Thị Minh Tuyền, cơ sở làm lồng đèn Minh Hiền (04 Cao Hồng Lãnh, TP.Hội An, Quảng Nam) không nhớ nghề làm lồng đèn Hội An của gia đình đã có từ khi nào, chỉ biết ngay từ khi còn nhỏ đã lớn lên cùng những chiếc đèn lồng đủ màu sắc rực rỡ. Chị Tuyền cho biết, đèn lồng làm quanh năm, nhưng mỗi dịp Trung Thu, Tết Nguyên đán thì được đặt mua nhiều hơn cả. Năm nay, dù dịch Covid – 19, nhưng những đơn làm đèn lồng không những không giảm mà còn tăng hơn so với mọi năm. Đèn lồng Hội An rất được ưa chuộng bởi các khách hàng trong cả nước. Những ngày này, ở cơ sở Minh Hiền tấp nập người ra vào. Những người thợ làm lồng đèn đang gấp rút hoàn thành những đơn hàng cuối cùng để kịp chuyển đến các cửa hàng bán lồng đèn trong cả nước kịp lên kệ trước dịp Trung Thu.
Khung đèn lồng làm bằng tre hoặc kim loại
Đèn lồng Hội An có nhiều kích cỡ, hành dạng, màu sắc, mẫu mã từ đơn giản như hình tròn, hình lục giác, bát giác… đến những mẫu phức tạp như hình 12 con giáp, đèn kéo quân…. Để làm một chiếc lồng đèn còn 2 khâu chính đó là làm khung và bọc vải.
Muốn chiếc lồng đèn cân đối, hài hòa thì khâu làm khung rất quan trọng. Khung lồng đèn Hội An ban đầu được làm từ tre, sau này, để phục vụ cho những sự kiện phải di chuyển nhiều, trưng ngoài trời cần sự chắc chắc …khung lồng đèn được làm bằng kim loại. Đối với những lồng đèn đơn giản cần có sự cân đối ở hai đầu. Đối với các lồng đèn phức tạp cần có sự khéo léo cố định những vị trí lồi, lõm và phải đảm bảo tính hài hòa, các tỷ lệ của hình dạng phải thực hiện.
Khâu bọc vải cho đèn lồng yêu cầu sự tỉ mẩn và khéo léo cao
Sau khi hoàn thành khung sẽ đến khâu bọc vải. Đèn lồng Hội An nổi tiếng một phần cũng bởi chất liệu bọc đèn lồng không phải bằng giấy hay vải nilon, mà bọc bằng vải lụa tơ tằm hoặc vải gấm, chính vì vậy, chiếc đèn lồng khi hoàn thành nhìn rất mềm mại, nhưng lại chắc chắn, nhẹ nhàng nhưng rất lung linh, nổi bật, như một phần tính cách của người Hội An. Tùy theo yêu cầu của khách hàng, người thợ sẽ sử dụng sự khéo léo của đôi bàn tay dán vải vào khung đèn lồng sao cho vải được chăng căng, nhất là ở những đoạn cong. Sau khi dán xong, người thợ sẽ cắt tỉa và chỉnh lại các mép vải ở các cạnh khung. Nếu như khâu làm khung thường đàn ông thực hiện, thì khâu bọc vải lại chỉ có phụ nữ bởi nó đòi hỏi nhiều sự tỉ mẩn, kiên trì, khéo léo. Tất cả các công đoạn để làm lồng đèn đều phải làm bằng phương pháp thủ công.
Chị Thu Hà đang cân chỉnh lại mép vải cho chiếc đèn lồng lớn được cân đối
Khi hoàn thành 2 công đoạn chính, người làm lồng đèn còn tùy theo hình dạng của lồng đèn để bổ sung những công đoạn phụ để hoàn thiện sản phẩm như kết tua đèn, làm móc treo đèn, hay gắn chuôi đèn lồng. Hoặc có thể theo yêu cầu của khách để vẽ trang trí lên đèn lồng. Đèn lồng bằng tre ngày nay đã được các nghệ nhân nghiên cứu có thể xếp gọn để mở ra hoặc xếp lại thuận lợi cho việc vận chuyển đi xa.
Hàng nghìn chiếc đèn lồng đủ màu sắc đang chuẩn bị được xuất đi khắp nơi trong cả nước, kịp lên kệ phục vụ người dân
Đang tỉ mẩn cân lại các mép dán đèn lồng, chị Trần Thị Thu Hà cho biết đã gắn bó với nghề làm đèn lồng gần 20 năm. “Hồi còn con gái cũng có 2, 3 năm đi làm may, nhưng rồi thấy công việc công nghiệp ấy không phù hợp nên chị đã về xin học nghề làm đèn lồng. Học rồi mê, rồi gắn bó, riết rồi làm nghề đến nay cũng được gần 20 năm”, chị Hà bộc bạch. Theo chị Hà, nghề làm đèn lồng không khó, chỉ cần sự chăm chỉ, cần cù, tỉ mỉ và đặc biệt là có một chút khéo tay. “Bây giờ thì mẫu đèn nào chị cũng làm được. Nghề này không chỉ mang lại thu nhập ổn định, mà còn phù hợp với nếp sống, tính cách của người Hội An nhẹ nhàng, tỉ mẩn và khéo léo”, chị Hà chia sẻ và nói thêm “Mỗi lần nhìn thấy đèn lồng Hội An được treo ở cửa hàng của người dân các địa phương khác chị thấy rất hãnh diện và vui”.
Đèn lồng Hội An rực rỡ, đa dạng về màu sắc, kích cỡ, hình dạng và rất bắt mắt, thẩm mỹ cao
Tranh thủ ghé cơ sở làm đèn lồng để đặt 5 cặp đèn, cô Nguyễn Thị Hương (Tân An, Tp. Hội An) cho biết cô có người thân ở TP. Hồ Chí Minh. Xa quê, đến dịp Trung thu – Tết đoàn viên nhưng không về đoàn tụ được nên đã nhờ cô đặt đèn lồng Hội An để gửi vào trang hoàng nhà cửa, thắp đèn lồng để đỡ nhớ quê hương và như được hòa mình vào không khí Hội An trong mùa Tết đoàn viên.
Nhà nào ở phố cố Hội An cũng treo đèn lồng
Nhà nào của Hội An cũng trưng đèn lồng. Dọc phố cổ những ngày rằm, Lễ, Tết buổi tối không có ánh điện mà rực rỡ, lung linh ánh sáng đèn lồng. Trung thu năm nay, phố cổ Hội An thưa vắng hơn rất nhiều so với những năm trước bởi ảnh hưởng của dịch Covid – 19, tuy nhiên, những chiếc đèn lồng chưa bao giờ hết “phô diễn” vẻ đẹp huyền ảo vốn có, tạo cảm giác bình yên, lắng đọng cho mỗi du khách đến với phố cổ dịp này. Nhiều người dân phố Hội sau một ngày làm việc đến cửa hàng mua những cặp đèn lồng mới để trang trí cho nhà cửa, bày biện ở bàn thờ gia tiên để đón một mùa Tết đoàn viên ấm áp.
Theo Công Thương
Tin liên quan
Tin mới hơn

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội
10:44 Văn hóa - Xã hội

Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm động vật theo chuỗi liên kết: Nâng hiệu quả kiểm soát chất lượng thực phẩm
10:42 Kinh tế

Hà Nội chính thức cho phép khai thác đất bãi sông phục vụ nông nghiệp, du lịch
10:39 Du lịch làng nghề

Hà Nội lắp đặt, huy động 284 màn hình LED phục vụ lễ kỷ niệm Quốc khánh 2-9
10:36 Tin tức

Du lịch Gia Lai có lợi thế rừng vàng biển bạc, hệ sinh thái du lịch đa dạng
09:45 Du lịch làng nghề