Nghề hấp cá ở Quy Nhơn
![]() |
Trải qua hơn nửa thế kỷ, làng nghề hấp cá ở Quy Nhơn đã được ươm mầm và cha truyền con nối từ bao nhiêu thế hệ nối tiếp nhau. |
Đến với chợ cá ven bến Hàm Tử, bạn sẽ bắt gặp ngay mùi cá hấp thơm nồng tỏa ra từ cả chục lò hấp cá lớn nhỏ khác nhau. Hàng chục tấn cá cơm, cá nục tươi xanh đã cập bến và được sơ chế để đưa ngay vào lò hấp sao cho giữ trọn độ tươi ngon, với vị béo nồng của hải sản.
Nhờ có nghề hấp cá mà cuộc sống hiện nay của người dân nơi này đã khấm khá hơn nhiều, cái nghèo dần dần rời xa họ. Mang niềm vui, tiếng cười với màu sắc riêng biệt của làng nghề cá tại Quy Nhơn
![]() |
Khi cá được đem về, những nhân công ở đây sẽ phải làm sạch cá qua những công đoạn như: đánh vảy, mổ ruột, cắt lát và sau đó xếp vào ngăn nắp trên các rổ tre để chờ cho vào lò hấp. |
Khi cá được đem về, những nhân công ở đây sẽ phải làm sạch cá qua những công đoạn như: đánh vảy, mổ ruột, cắt lát và sau đó xếp vào ngăn nắp trên các rổ tre để chờ cho vào lò hấp.
![]() |
Các lò hấp rực lửa từ khoảng 5h sáng. Vào những ngày nóng bức, nhiệt độ của không gian quanh bếp lên đến tận 50 – 60 độ C. |
Vì phải làm thật nhanh với số lượng lớn nên nếu người thợ không cẩn thận mà chỉ sơ sểnh một chút là có thể bị đứt tay ngay tức khắc. Khi cá đã qua sơ chế sẽ được đưa lần lượt vào lò hấp với nước đang sôi sùng sục trên bếp.
Nhiệm vụ của những người hấp cá là phải theo dõi thường xuyên nồi hấp cũng như lượng muối cho vào vừa đủ để đạt chuẩn cũng như đảm bảo được vị của cá sau khi phơi xong thơm ngon, để được lâu dài.
Có những lúc, khói phả lên khá nóng nhưng người thợ vẫn phải vững tay để giữ được chắc vỉ hấp trên bếp.
Đối với làng nghề hấp cá Quy Nhơn thì nước hấp sẽ được pha theo công thức bí truyền để đảm bảo được vị đậm đà của cá biển.
![]() |
Khi cá đã qua sơ chế sẽ được đưa lần lượt vào lò hấp với nước đang sôi sùng sục trên bếp. |
Thời gian hấp cá của mỗi loại cũng sẽ được căn chỉnh hợp lý để cá chín tới vừa đảm bảo thịt dai, vừa giữ nguyên được vị ngon. Người thợ chính của lò hấp phải có sự dẻo dai và khỏe khoắn. Rất ít ai như người phụ nữ này làm công việc thợ chính của lò hấp.
Trước đây, cơ sở hấp là chỉ sử dụng những chiếc thùng nhựa lớn được xếp thành dãy chứa đầy nước đá.
Cá nục, cá cơm, cá mực, cá sọc dưa, cá ngừ tươi xanh đã được kéo từ thuyền về đem ngâm ngay vào những thùng nước đá. Sau đó sử dụng đồ gia dụng vớt ra để ráo, ra vỉ và đưa vào lò hấp. Người thợ hấp cá sẽ nhấc bổng sọt cá tầm 10 kg lên cao tận 1,2 m để cho vào nồi nước sôi rồi lắc sọt cá sao cho ngập đều nước.
![]() |
Thời gian hấp của mỗi loại cá cũng sẽ được căn chỉnh hợp lý để cá chín tới vừa đảm bảo thịt dai, vừa giữ nguyên được vị ngon. |
Đợi đến khi chín và vớt ra mang đến nơi tập trung. Các công đoạn này được người thợ thao tác cả ngày liên tục.
Ngọn lửa tỏa nhiệt khiến bạn cảm nhận được sự bỏng rát tay chân, mặt mũi, nếu không quen sẽ cảm thấy khó thở, tức ngực. Thu nhập từ công việc này khoảng từ 100.000 – 200.000 đồng một ngày giúp họ trang trải được cuộc sống.
Và nghề hấp cá cũng chính là nghề sinh nhai, làm động lực để họ vượt qua được cái nóng hầm hập của lò hàng ngày. Nhiều người dân nơi đây đều cho rằng nếu bỏ nghề hấp cá – Làng nghề truyền thống của ông cha sẽ thấy rất tiếc và buồn.
Vì thế, tuy vất vả nặng nhọc là như thế nhưng họ vẫn duy trì làng nghề hấp cá Quy Nhơn đến tận ngày hôm nay. Sau một ngày làm việc, hầu hết mọi người vệ sinh sạch sẽ không gian chế biến. Mùi đặc trưng của lò hấp cá sẽ ám vào quần áo, đầu tóc đến mức khó có thể tẩy sạch hết được.
Thế nhưng, hàng ngày được cần mẫn với công việc hấp cá thì người dân Quy Nhơn lại cảm thấy vui vẻ, mọi khó khăn nặng nhọc đều xua tan.
Để cho làng nghề ngày càng phát triển hơn nữa, Quy Nhơn đã nhanh chóng xúc tiến và đưa những tour có chương trình khám phá, trải nghiệm làng nghề cá hấp Quy Nhơn.
Nhờ có nghề hấp cá mà cuộc sống hiện nay của người dân nơi này đã khấm khá hơn nhiều, cái nghèo dần dần rời xa họ. Mang niềm vui, tiếng cười với màu sắc riêng biệt của làng nghề cá tại Quy Nhơn.
Tin liên quan

Quy định xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống
20:29 | 25/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Sản phẩm làng nghề cần chú trọng sản xuất theo thị hiếu của người tiêu dùng
13:51 | 20/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Nâng cao năng suất tại các làng nghề nhờ ứng dụng khoa học công nghệ
11:08 | 15/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn

Tình yêu với hoa khô
20:26 | 25/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân nâng tầm giá trị sản phẩm lụa Vạn Phúc
08:45 | 25/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Làm giàu từ gìn giữ và phát triển nghề làm rượu cần
08:45 | 25/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề truyền thống Trung Thu nơi những đốm lửa nghề bền bỉ gìn giữ tuổi thơ cho trẻ em Việt Nam
15:34 | 22/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Cẩm Thủy nguy cơ mai một
09:00 | 22/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến
08:56 | 21/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

“Xóm thủ công” ở phố Hội
13:48 | 20/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển du lịch làng nghề gốm sứ ở Đông Triều
20:58 | 19/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện về một làng nghề chè truyền thống
10:42 | 19/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Kế hoạch bảo tồn, phát triển làng nghề
09:28 | 18/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Tăng cường đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại các làng nghề
13:36 | 15/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Huyện Ứng Hoà: Gắn du lịch với trải nghiệm làng nghề và lịch sử cách mạng
09:13 | 15/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Điêu khắc từ gốc cà phê Tây Nguyên
11:20 | 13/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Vĩnh Long: Khai mạc Con đường Nghệ thuật Gốm đỏ
11:11 | 13/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Cốm làng Thạc nồng nàn hương vị của mùa thu
15:33 | 11/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Các làng nghề chế biến gỗ phải tuân thủ quy định của pháp luật về lâm nghiệp
13:35 | 11/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển mô hình Làng - Nghề du lịch gắn với xây dựng hình ảnh đất nước con người Việt Nam
15:53 | 08/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Triển vọng của nghề nuôi rắn ở Vĩnh Sơn
14:21 | 08/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Trì: Giấc mơ làng nghề
14:21 | 08/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

AgroViet 2023 - Nơi kết nối chuỗi giá trị, phát triển Nông nghiệp Việt Nam
13:35 | 06/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Mộc mạc nghề làm tương bần ở Hưng Yên
08:57 | 06/09/2023 Làng nghề, nghệ nhân



Chú trọng HTX làm OCOP để tạo sức bật xây dựng nông thôn mới
20:30 OCOP

Phục dựng các mẫu đèn Trung thu cổ đã bị thất truyền
20:29 Tin tức

Hà Nội tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các làng nghề
20:29 Môi trường

Quy định xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống
20:29 Làng nghề, nghệ nhân

Đắk Lắk: Kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản
20:28 Khuyến công










