Nghề gốm Bát Tràng là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia
Lãnh đạo huyện Gia Lâm cho biết, từ năm 2017, UBND huyện Gia Lâm triển khai thực hiện Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch trên địa bàn huyện Gia Lâm” giai đoạn 2016-2020.
Các đại biểu dự buổi Lễ
Đề án đề ra các nội dung bảo tồn không chỉ các di sản văn hóa vật thể mà còn gìn giữ và phát huy giá trị hệ thống các di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện, trong đó có việc lập hồ sơ đề nghị “Nghề gốm làng Bát Tràng là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia”.
Sau hơn hai năm triển khai hoàn thiện hồ sơ, ngày 20/12/2019, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 4610/QĐ-BVHTTDL về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Nghề gốm làng Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội.
Xã Bát Tràng đón Quyết định công nhận “Nghề gốm làng Bát Tràng là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia”
Phát biểu tại chức Lễ đón quyết định công nhận nghề gốm làng Bát Tràng, ông Nguyễn Đức Hồng, Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm cho biết, nghề gốm sứ Bát Tràng có từ rất lâu đời. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, lúc thịnh, lúc suy, cho đến nay, gốm Bát Tràng vẫn giữ được những vẻ đẹp độc đáo và tinh xảo trong từng sản phẩm, đưa gốm sứ Bát Tràng ngày càng hội nhập và phát triển trên thị trường thế giới. Đặc biệt, nét đẹp và độ tinh xảo của gốm Bát Tràng được thể hiện ở quy trình sản xuất thủ công trên bàn xoay, kiểu be trạch tạo xương gốm dày cùng kỹ thuật in trên khuôn gỗ và đổ rót vào khuôn thạch cao. Năm dòng men cổ như men lam, nâu, rạn đặc trưng cùng các họa tiết trang trí đã góp phần tạo nên thương hiệu nổi tiếng của làng gốm Bát Tràng.
Gốm Bát Tràng là sản phẩm mang tính nghệ thuật độc đáo, từ việc lựa chọn nguồn nguyên liệu cầu kỳ và kỹ lưỡng, công cụ chế biến đặc trưng, quy trình và kỹ thuật chuyên biệt; đồng thời, gốm được sản xuất theo lối thủ công nên các sản phẩm từ gốm đa dạng, thể hiện rõ tài năng, sức sáng tạo của người thợ gốm Bát Tràng qua nhiều thế hệ…
Với những giá trị riêng có về mặt văn hóa, lịch sử, kỹ thuật và thẩm mỹ cũng như giá trị di sản với cuộc sống đương đại, nghề gốm làng Bát Tràng, xã Bát Tràng xứng đáng được tôn vinh, gìn giữ và phát triển lâu dài.
Ngày 28/4/2022, nhân dịp đón nhận Quyết định công nhận nghề gốm Bát Tràng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, UBND huyện Gia Lâm triển khai Tuần lễ du lịch Bát Tràng (từ ngày 28/4 đến
ngày 3/5/2022) với nhiều hoạt động phong phú và đa dạng nhằm tuyên truyền, quảng bá “Điểm du lịch Bát Tràng”. Trong đó phải kể đến các hoạt động như: Khai trương hoạt động của Trung tâm tinh hoa làng nghề Việt; tổ chức tham quan, mua sắm các sản phẩm OCOP, trải nghiệm không gian văn hóa tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo…
Ngay trong ngày khai mạc Tuần lễ du lịch Bát Tràng, nhân dân làng gốm Bát Tràng tổ chức lễ rước ông tổ nghề gốm.
Thông qua các hoạt động du lịch này, hy vọng du khách sẽ có những cảm nhận đầy đủ hơn về một Bát Tràng truyền thống và hiện đại, phát huy truyền thống văn hóa, tinh hoa nghề gốm cổ truyền kết hợp với phát triển du lịch trải nghiệm, là điểm đến thân thiện, an toàn của bạn bè bốn phương.
Nhân dịp này, Uỷ ban nhân dân huyện Gia Lâm phối hợp với Sở Du lịchHà Nội tổ chức gắn biển cơ sở mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch đối với Công ty TNHH phát triển sản xuất và Thương mại Cương Duyên tại Cụm sản xuất tập trung Làng nghề Bát Tràng và gắn biển đạt chuẩn du lịch đối với Công ty Cổ phần Doanh nghiệp xã hội Tinh hoa làng nghề Việt tại xã Bát Tràng.
Thanh Thanh
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP