Nghề dệt trang phục truyền thống của người Mông
Bà Vàng Thị Sông, ở bản Thào Chua Chải, xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) cho biết, năm nay, bà đã ngoài 60 tuổi nhưng ngày nào cũng vậy, tranh thủ những lúc nông nhàn, bà thường thêu váy áo cho bà và con cháu trong gia đình. Theo quan niệm của người Mông, từ xa xưa chỉ dùng vải lanh vì vải lanh có độ bền cao, mặc mùa hè mát, mùa đông thì giữ được ấm.
Phụ nữ dân tộc Mông dạy cách thêu dệt trang phục truyền thống cho con cháu.
Hằng năm, cứ đến tháng 3, tháng 4 là bà con bắt đầu gieo trồng cây lanh và đến tháng 7, tháng 8 mới được thu hoạch. Sau khi thu hoạch, cây lanh được đem phơi nắng khoảng 1 tuần cho khô rồi mới tước sợi. Sau đó, sợi lanh được đưa vào cối giã mềm rồi nối lại, cuốn thành từng cuộn tròn và mang đi giặt cho mềm sợi lanh và giũ hết những vỏ cây tránh làm mốc sợi. Tiếp theo là công đoạn luộc sợi lanh, cho đến khi thấy sợi lanh mềm và trắng thì mang phơi nắng cho khô. Sau đó dùng guồng chia sợi lanh ra trước khi mắc vào khung cửi để dệt nên những tấm vải lanh bền đẹp. Cứ như vậy, trải qua nhiều công đoạn khi đã có vải, người phụ nữ Mông kết hợp ba kỹ thuật: Thêu, vẽ, chắp vải, tạo nên những họa tiết hoa văn nổi trên nền vải.
Phụ nữ dân tộc Mông dùng kỹ thuật in sáp. Theo đó, đồng bào dùng vẽ mẫu in sáp là bút vẽ được làm bằng đồng với nhiều loại bút dùng vẽ theo các đường có kích thước khác nhau. Khi vẽ xong đem vải đã in sáp ong nhuộm chàm. Sau nhiều lần ngâm, nhuộm, khi vải đã có màu sẫm thì đem nhúng vào nước sôi, sáp ong sẽ chảy ra để lại những hoa văn màu xanh lơ. Họa tiết hoa văn trên nền trang phục Mông chủ yếu là các hoa văn hình học. Đó là những đường ngang, viền đậm dài hoặc gẫy góc, tạo ra các khối hình vuông, chữ nhật, hình thoi được làm thủ công và mất rất nhiều thời gian. Có những bộ trang phục người phụ nữ Mông phải mất 2 đến 3 năm mới làm xong, vì vậy, họ coi trang phục như là tài sản trong nhà và dùng để đắp cho khách quý khi đến chơi nhà.
Trang phục nhóm Phụ nữ người Hmông Hoa – Bắc Hà
Rất nhiều bé gái người Mông đang học lớp 8, lớp 9 đã được mẹ dạy cách thêu thùa. Ngoài thời gian đi học, những lúc rảnh rỗi, những ngày nghỉ hè, các em vẫn tranh thủ thêu váy áo cho chính mình.
Em Giàng Thị Giáy, ở bản Chế Tạo, xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải cho biết, không phải chỉ riêng em mà bất kỳ người con gái Mông nào cũng phải biết thêu váy áo, vì thế, em đã cố gắng học thêu và tự thêu cho mình những bộ váy áo để mặc trong lễ hội. Em thấy trang phục của dân tộc mình rất đẹp, em rất thích và sẽ cố gắng học thêu cho giỏi hơn nữa để sau này còn lưu truyền lại cho mai sau.
Để phát huy, gìn giữ những truyền thống văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Mông, năm, trước đây, huyện Mù Cang Chải đã triển khai Đề án “Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông. Huyện cũng đã tuyên truyền vận động bà con người Mông, đặc biệt là các phụ nữ Mông thành lập những câu lạc bộ, tổ thêu dệt thổ cẩm. Điển hình như tổ thêu dệt thổ cẩm của phụ nữ ở xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải, với gần 30 hội viên, có nhiều kinh nghiệm về nghề thêu dệt thổ cẩm nên hoạt động khá hiệu quả. Sản phẩm của chị em trong xã làm ra luôn được đánh giá cao và đang nhân rộng ra toàn huyện.
Với tâm huyết của chính quyền và bà con người dân tộc Mông ở huyện Mù Cang Chải nghề dệt trang phục truyền thống của người Mông sẽ luôn được lưu giữ và phát triển.
Bài, ảnh: Nguyễn Nhật Thanh
Tin liên quan
Tin mới hơn
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 | 20/12/2024 Tin tức
Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội
10:26 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề trồng nấm ở An Giang
10:25 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:20 | 17/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa
19:35 | 16/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 | 13/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đan quyện tinh hoa và sáng tạo
09:41 | 12/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết
14:47 | 11/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024
14:14 | 09/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết
13:55 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội
13:53 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân
13:52 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết
14:00 | 05/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
10:41 | 04/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 | 03/12/2024 Tin tức
"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Rèn Đa Sỹ - Top 10 thương hiệu quốc gia
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng hương trăm năm tuổi Quảng Phú Cầu nhộn nhịp những ngày cận Tết rực rỡ sắc Xuân
15:00 | 02/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại Mẫn Xá
23:50 | 01/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ hội mua sắm nông sản, quảng bá văn hóa gắn kết du lịch tại Sóc Sơn
22:00 Tin tức
Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM
15:59 Tin tức
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 Tin tức
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế
22:25 Kinh tế
Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long
09:54 Môi trường