Hà Nội: 27°C Hà Nội
Đà Nẵng: 32°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 28°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 32°C Thừa Thiên Huế

Nghề dệt thổ cẩm - Nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Pà Thẻn

LNV - Đã từ rất lâu dân tộc Pà Thẻn ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang hình thành và lưu giữ được một nền văn hóa đa dạng và phong phú, trong đó đáng nói đến là nghề dệt thổ cẩm. Đây là một nét văn hóa phản ánh đậm nét đời sống tinh thần và cũng là niềm tự hào của đồng bào dân tộc Pà Thẻn nơi đây.


Để có được một bộ trang phục cầu kỳ thì các công đoạn dệt, thêu hoa văn, ghép vải của người Pà Thẻn hoàn toàn bằng phương pháp thủ công truyền thống. Trước kia, nguyên liệu dệt vải là kéo từ sợi cây bông, cây đay, hiện chủ yếu dùng len chỉ. Sau khi nhuộm màu là mắc sợi, sang chỉ dệt thành những mảnh vải thổ cẩm hình vuông hay dải vải khổ nhỏ hoặc rộng đắp trực tiếp lên vải áo, khăn hoặc váy. Trong các mảng hoa văn, bao giờ hoa văn chủ đạo cũng được làm nổi bật, màu đỏ là màu sắc chính của bộ trang phục nữ. Màu đỏ trong trang phục của người Pà Thẻn được ví như màu của con chim lửa.


Những họa tiết tinh xảo đòi hỏi người thợ phải tỉ mỉ từng sợi dệt


Điều đáng nói về các sắc màu khác nhau kết hợp trên trang phục của người Pà Thẻn làm cho họ trở nên lộng lẫy như những cánh bướm hoa rực rỡ sắc màu. Để có được một trang phục đẹp người phụ nữ Pà Thẻn phải lao động miệt mài bên khung cửi hàng tháng trời bởi y phục của họ rất cầu kỳ trong từng đường kim mũi chỉ và trong từng họa tiết trên y phục. Để có được một bộ quần áo là cả một sự lao động nghệ thuật kiên trì, tỉ mỉ. Chị Lý Thị Toàn người Pà Thẻn xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang chia sẻ - Trên trang phục của người Pà Thẻn luôn có những hình như cây cầu, ngôi nhà, con chó, hình quả trám bởi bắt nguồn truyền thuyết xa xưa kể lại rằng có một cô gái người Pà Thẻn mồ côi đi hội chợ xuân khi nhìn thấy các dân tộc khác có trang phục của riêng mình, cô gái đã rất tủi thân, cô độc và suy nghĩ mình cũng phải có bộ trang phục cho dân tộc mình, vô tình cô gái nhìn thấy đàn chim bay lượn trên cành cây với nhiều màu sắc: xanh, đỏ, tím ngay lúc đó trong tâm trí cô gái đã hình thành màu sắc trang phục cho mình và khi cô gái ngồi thêu trang phục cô đã đưa ước mơ và suy nghĩ của mình vào bộ trang phục đó. Vì mồ côi nên cô luôn ước có một người thương, một ngôi nhà và một con chó để bảo vệ mình, khu rừng cô ở có rất nhiều cây trám trắng nên cô đưa luôn hình quả trám vào trang phục để thêm sinh động có động vật, có cây cối thì cuộc sống sẽ tích cực và trong lành hơn. Chính vì vậy mà các bộ trang phục của dân tộc Pà Thẻn sẽ có các hình cây cầu thể hiện cho tình yêu, ngôi nhà thể hiện niềm hạnh phúc và hy sinh, con chó là biểu tượng của sự tương trợ bảo vệ, hình quả trám thể hiện sự cầu mong cho cuộc sống tích cực và trong sạch.


Đôi bàn tay tài hoa của phụ nữ Pà Thẻn cần mẫn bên khung dệt.


Những hoa văn phong phú được người phụ nữa Pà Thẻn tạo nên bên khung cửi đã được bảo lưu và truyền lại từ đời này sang đời khác. Trước hết, đó là hệ thống những hoa văn phân bố thành các dải băng ngang, trên khăn, ngực áo, eo lưng, gấu áo, khuỷu tay áo và thân váy. Đối với hoa văn hình người, chân chó, mắt cua, con nghé, sừng trâu phức tạp hơn để làm điểm nhấn trên ngực áo, eo lưng và hai bên hông váy. Ngoài ra, hoa văn cây thông, cây cỏ và một số loại thuốc quen thuộc của đồng bào là những chất liệu độc đáo tôn vinh thêm vẻ đẹp của bộ trang phục.


Với sự tỉ mỉ, dày công, những phụ nữ Pà Thẻn đã tạo ra bộ váy áo phụ nữ với sắc đỏ rực rỡ, màu chàm của nam giới, trẻ em được chú ý bởi chiếc mũ đội đầu nhiều màu sắc, mũ của bé gái có những chùm bông len đỏ. Người phụ nữ dân tộc Pà Thẻn, luôn luôn tự hào về bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình. Bằng đôi bàn tay khéo léo và tài hoa cùng với sự cần mẫn chăm chỉ bên khung cửi mà các bà, các chị người Pà Thẻn dệt lên những bộ váy áo cầu kỳ độc đáo, không những tôn vinh vẻ đẹp văn hóa của dân tộc mình nói riêng mà còn tôn vinh được cả vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam nói chung.


Người phụ nữ Pà Thẻn bên khung cửi tạo ra những sản phẩm đẹp và tỉ mỉ.


Với sự phát triển của xã hội, thổ cẩm Pà Thẻn vẫn được lưu giữ đến nay. Ngoài trang phục truyền thống kết hợp với hiện đại, phụ nữ Pà Thẻn còn thêu, dệt nên các sản phẩm đa dạng, phong phú để phục vụ kinh doanh du lịch, góp phần nâng cao thu nhập, như: khăn đội, trang phục, chăn thêu, vỏ gối, các loại túi, ví, bìa sách…

Việc bảo tồn và phát huy được nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Pà Thẻn ở huyện Lâm Bình không chỉ giữ gìn được giá trị văn hóa mà còn tạo điều kiện tích cực cho Lâm Bình phát triển du lịch cũng như tạo sinh kế bền vững và nâng cao thu nhập cho đồng bào.

Thảo My

Tin liên quan

Tin mới hơn

Làng nghề mộc Thủ Độ

Làng nghề mộc Thủ Độ

LNV - Làng nghề mộc thôn Thủ Độ, xã An Tường có tuổi đời lên đến hàng trăm năm. Trải qua nhiều đời cha truyền con nối, sản phẩm làng mộc Thủ Độ nức tiếng vươn xa khắp nơi và được người tiêu dùng cả nước ưa chuộng, tin dùng.
Người phụ nữ nặng lòng với nghề dệt thổ cẩm

Người phụ nữ nặng lòng với nghề dệt thổ cẩm

LNV - Từ đôi bàn tay khéo léo của bà Hà Thị Mận ở bản Bút, xã Nam Xuân (Quan Hóa) những sợi bông vải đã được kết nối, hóa thân thành một bức tranh đa sắc màu, mang đậm nét đặc trưng của người Thái.
Quy định xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống

Quy định xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống

LNV - Trong Nghị định 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành về các quy định về phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó đã nêu rõ về tiêu chí, hồ sơ, trình tự để được xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.
Tình yêu với hoa khô

Tình yêu với hoa khô

LNV - Với mỗi dịp quan trong, những khoảnh khắc đặc biệt như sinh nhật, cưới hỏi, lễ kỷ niệm thì không thể thiếu những bó hoa tươi thắm. Nó chứa đựng những tâm tư, tình cảm mà người tặng hoa muốn gửi tới người nhận vì đơn giản mỗi loài hoa mang một màu sắc, một vẻ đẹp và ý nghĩa riêng của nó. Đối với những người yêu thích hoa sẽ cảm thấy tiếc nuối khi thấy những cánh hoa úa tàn và không thể khoe sắc được nữa. Chính vì lý do đó cô gái trẻ Nguyễn Thị Thu Thủy đã nghĩ ra cách để lưu lại vẻ đẹp của những bông hoa.
Nghệ nhân nâng tầm giá trị sản phẩm lụa Vạn Phúc

Nghệ nhân nâng tầm giá trị sản phẩm lụa Vạn Phúc

LNV - Nghệ nhân Nghiêm Thị Thu Hương – Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Đông Hương (Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội) đã dày công sáng tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo từ lụa tơ tằm. Nhằm cung cấp cho thị trường trong nước và quốc tế, góp phần giữ gìn, nâng cao giá trị sản phẩm lụa truyền thống của quê hương Vạn Phúc.
Làm giàu từ gìn giữ và phát triển nghề làm rượu cần

Làm giàu từ gìn giữ và phát triển nghề làm rượu cần

LNV - Không chén chú chén anh, người đồng bào Ê Đê sinh sống trong dải đất Tây Nguyên lại thể hiện sự đoàn kết và sum họp với nhau qua văn hóa trong uống rượu cần. Trải qua hàng trăm năm lịch sử, thức uống đấy dần trở nên phổ biến, đem lại thu nhập và là nét văn hóa đặc trưng của người đồng bào Ê Đê.

Tin khác

Làng nghề truyền thống Trung Thu nơi những đốm lửa nghề bền bỉ gìn giữ tuổi thơ cho trẻ em Việt Nam

Làng nghề truyền thống Trung Thu nơi những đốm lửa nghề bền bỉ gìn giữ tuổi thơ cho trẻ em Việt Nam

LNV - Dịp tết Đoàn viên cận kề cũng là lúc các làng nghề làm đồ chơi Trung Thu truyền thống tất bật, rôm rả hơn. Những món đồ chơi thủ công được các nghệ nhân khéo léo làm nên như một món quà Trung Thu dành cho con trẻ đầy ấm áp. Qua năm tháng, chính bàn tay tài hoa của những nghệ nhân và lòng kiên trì theo nghề qua năm tháng đã giữ vững nét nguyên bản của lễ hội Trung thu hàng năm cho đến tận bây giờ.
Nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Cẩm Thủy nguy cơ mai một

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Cẩm Thủy nguy cơ mai một

LNV - Dệt thổ cẩm là một nghề truyền thống của dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung, của người Mường nói riêng. Tuy nhiên hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp may mặc, nghề thổ cẩm đang dần mai một. Nhiều phụ nữ dân tộc Mường ở huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa đã không còn mặn mà với nghề truyền thống của dân tộc mình.
Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến

Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến

LNV - Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến, xã Tăng Tiến, Việt Yên (Bắc Giang) là nơi có nghề đan lát truyền thống nổi tiếng từ rất lâu đời. Làng có lịch sử hình thành khoảng hơn 300 năm, khoảng vào thời nhà Hậu Lê và ngày một phát triển lớn mạnh.
Sản phẩm làng nghề cần chú trọng sản xuất theo thị hiếu của người tiêu dùng

Sản phẩm làng nghề cần chú trọng sản xuất theo thị hiếu của người tiêu dùng

LNV - Hiện nay, cả nước có hơn 5.400 làng nghề và làng có nghề, thu hút hơn 13 triệu lao động, mang lại giá trị xuất khẩu hơn 1,7 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, việc chưa coi trọng đầu tư khâu thiết kế mẫu mã khiến sản phẩm thủ công chưa đổi mới nhiều. Để nâng cao vị thế cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thủ công mỹ nghệ cần quan tâm hơn đến thị hiếu của người tiêu dùng.
“Xóm thủ công” ở phố Hội

“Xóm thủ công” ở phố Hội

LNV - Tại Hội An, một nhóm bạn trẻ yêu nghề truyền thống và mong muốn phục hồi vẻ đẹp cuộc sống nguyên bản trong khu phố cổ đã tạo ra “Xóm thủ công” với phiên chợ vô cùng độc đáo. Họ đã nỗ lực tái hiện lại những nghề thủ công lâu đời của cư dân sống trong các kiệt nhỏ của phố cổ Hội An. Hầu hết họ là những thế hệ thứ ba, thứ tư còn tham gia làm và giữ gìn nghề thủ công truyền thống hơn 100 năm trước của thành phố bên bờ sông Hoài.
Phát triển du lịch làng nghề gốm sứ ở Đông Triều

Phát triển du lịch làng nghề gốm sứ ở Đông Triều

LNV - Nghề gốm sứ không đơn thuần là làm bạn với bàn xoay mà là nghề tôi rèn sự kiên nhẫn, sự chỉn chu, khéo léo, là nghề của những người biết trân trọng đất, nước và lửa. Đến với Đông Triều chắc chắn du khách sẽ được cảm nhận tinh hoa của đất, nước và lửa rõ nét nhất khi tham quan và trải nghiệm làng nghề gốm sứ Đông Triều.
Chuyện về một làng nghề chè truyền thống

Chuyện về một làng nghề chè truyền thống

LNV - Tổ dân phố 5, thị trấn Sông Cầu (Đồng Hỷ), được bao phủ bởi một màu xanh bát ngát của những đồi chè. Nhưng ít ai biết được, có một giai đoạn, bà con nơi đây từng ồ ạt chặt bỏ chè để trồng loại cây khác do gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chè.
Bình Định: Kế hoạch bảo tồn, phát triển làng nghề

Bình Định: Kế hoạch bảo tồn, phát triển làng nghề

LNV - Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành Kế hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Tăng cường đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại các làng nghề

Tăng cường đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại các làng nghề

LNV - Sự phát triển của các làng nghề góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, người lao động cũng đang phải đối diện với nhiều nguy cơ về vấn đề an toàn vệ sinh lao động.
Thanh Hóa: Nâng cao năng suất tại các làng nghề nhờ ứng dụng khoa học công nghệ

Thanh Hóa: Nâng cao năng suất tại các làng nghề nhờ ứng dụng khoa học công nghệ

LNV - Nhờ việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) trong sản xuất, nhiều cơ sở, doanh nghiệp tại các làng nghề truyền thống trong tỉnh Thanh Hóa đã nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm bớt chi phí lao động. Từ đó, mang lại thu nhập cao và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Huyện Ứng Hoà: Gắn du lịch với trải nghiệm làng nghề và lịch sử cách mạng

Huyện Ứng Hoà: Gắn du lịch với trải nghiệm làng nghề và lịch sử cách mạng

LNV - Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) là nơi có truyền thống văn hóa, lịch sử cách mạng phong phú. Để khai thác lợi thế du lịch, hiện nay, huyện đang tập trung xây dựng các tuyến du lịch lịch sử cách mạng, trải nghiệm văn hóa làng nghề.
Điêu khắc từ gốc cà phê Tây Nguyên

Điêu khắc từ gốc cà phê Tây Nguyên

LNV - Nhằm khắc phục tình trạng hoang phí khi tiến hành cải tạo vườn và loại bỏ những cây cà phê già cỗi, anh Nguyễn Ngọc Duy đã tận dụng gốc cây để chế tác nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ có giá trị cao. Đồng thời, hợp tác cùng Công ty TNHH SX & TM Vương Thành Công (Đắk Lắk) giúp sản phẩm có cơ hội đến gần hơn với người tiêu dùng.
Vĩnh Long: Khai mạc Con đường Nghệ thuật Gốm đỏ

Vĩnh Long: Khai mạc Con đường Nghệ thuật Gốm đỏ

LNV - Ngày 11/9, Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long phối hợp với Ban Tổ chức Festival Nông sản Việt Nam-Vĩnh Long năm 2023 tổ chức khai mạc “Con đường Nghệ thuật Gốm đỏ."
Đề xuất công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống cho Làng muối Lý Nhơn

Đề xuất công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống cho Làng muối Lý Nhơn

LNV - Ngày 6/9, UBND huyện Cần Giờ đã có hồ sơ gửi Sở NNPTNT TP.HCM và Chi cục PTNT TP về việc đề xuất công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống cho Làng muối xã Lý Nhơn (huyện Cần Giờ).
Cốm làng Thạc nồng nàn hương vị của mùa thu

Cốm làng Thạc nồng nàn hương vị của mùa thu

LNV - Mùa thu về cũng là lúc cốm ở làng Thạc vào mùa thu hoạch, mùi thơm của gạo nếp non tỏa đi khắp các con đường. Món ăn tuy dân dã, bình dị nhưng ẩn chứa hồn quê sâu sắc, cốm vừa là món ăn vặt tao nhã, vừa phù hợp để làm quà tặng vào như một cách chia sẻ mùa thu tới mọi người.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
qc-trang-trai-sinh-thai-vinamilk-green-farm
Mới nhất Đọc nhiều
Làng nghề mộc Thủ Độ

Làng nghề mộc Thủ Độ

LNV - Làng nghề mộc thôn Thủ Độ, xã An Tường có tuổi đời lên đến hàng trăm năm. Trải qua nhiều đời cha truyền con nối, sản phẩm làng mộc Thủ Độ nức tiếng vươn xa khắp nơi và được người tiêu dùng cả nước ưa chuộng, tin dùng.
Người phụ nữ nặng lòng với nghề dệt thổ cẩm

Người phụ nữ nặng lòng với nghề dệt thổ cẩm

LNV - Từ đôi bàn tay khéo léo của bà Hà Thị Mận ở bản Bút, xã Nam Xuân (Quan Hóa) những sợi bông vải đã được kết nối, hóa thân thành một bức tranh đa sắc màu, mang đậm nét đặc trưng của người Thái.
Truyền tải văn hoá từ sản phẩm OCOP

Truyền tải văn hoá từ sản phẩm OCOP

OVN - Hiện nay, Việt Nam có hơn 10.000 sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), các sản phẩm OCOP liên tục được phát triển về số lượng và củng cố về chất lượng, khơi dậy được tiềm năng đất đai, sản vật, lợi thế so sánh, đặc biệt là các giá trị văn hóa vùng, miền.
Báo Đảng địa phương góp phần chuyển biến nhận thức của nhân dân về chương trình xây dựng nông thôn mới

Báo Đảng địa phương góp phần chuyển biến nhận thức của nhân dân về chương trình xây dựng nông thôn mới

LNV - Sáng 18.9, tại thị trấn Tam Đảo (huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc), Báo Vĩnh Phúc tổ chức Hội thảo Báo Đảng các tỉnh, thành phố phía Bắc lần thứ 28 năm 2023 với chủ đề “Báo Đảng địa phương với nhiệm vụ tuyên truyền về xây dựng xã nông thôn mới nâng cao và Làng văn hoá kiểu mẫu”.
Hoà Bình: Những con đường hoa tươi đẹp

Hoà Bình: Những con đường hoa tươi đẹp

LNV - Vốn là một xóm nghèo, với nỗ lực vươn lên không ngừng nghỉ, xóm Hải Phong, xã Bắc Phong (Cao Phong, Hoà Bình) đã vươn lên phát triển kinh tế trở thành miền quê tươi đẹp...
qc-fruit-love
qc-viglacera
qc-ao-dai
qc-brg-hapro
qc-vinfast
qc-vietmake
qc-vfresh
qc-bidv
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
qc-cse
qc-vinfast-thue-pin
Giao diện di động