Nghề dệt thổ cẩm của người Cơ - Tu
(Ảnh: ST)
Trước khi biết dệt vải bằng sợi bông, người Cơtu sử dụng trang phục bằng vỏ cây. Áo vỏ cây chính là tiền thân của trang phục. Trang phục bằng vỏ cây có ảnh hưởng sâu sắc đến tập quán ăn mặc và là yếu tố định hình nên truyền thống, phong cách trang phục của các dân tộc. Sự tiếp nối và phát triển từ y phục vỏ cây đến trang phục vải dệt khá rõ rệt. Cho đến nay, về mặt loại hình, kiểu khố, áo, váy, chăn của các tộc người không khác cơ bản với kiểu khố, áo, váy, chăn làm bằng vỏ cây của tổ tiên họ trước kia.
(Ảnh: ST)
Nghề dệt của người Cơtu được hình thành khá lâu đời. Cây bông vải (kpay) nguyên thuỷ mọc ở trong rừng, được đồng bào mang về trồng trên rẫy và nhân giống, thuần hoá thành cây bông bản địa hiện nay. Đồng bào Cơtu có nhiều giống bông bản địa, đó là kpay plâng, kpay lao, kpay plưng, các nhà khoa học gọi là giống “bông thượng” hay “bông cỏ”. Sau khi thu hoạch bông vải, đồng bào chế biến, nhuộm màu để làm nguyên liệu và đưa vào khung dệt tạo ra các sản phẩm. Khung dệt của người Cơtu là loại hình khung dệt cổ xưa nhất của nhân loại còn tồn tại cho đến ngày nay. Đó là loại khung giữ bằng chân, dệt bằng tay, các bộ phận tách rời nhau, chỉ khi dệt, giăng sợi vào thì mới trở thành khung dệt.
(Ảnh: ST)
Làng dệt thổ cẩm Công Dồn là làng dệt duy nhất trong khu vực còn có nghề trồng bông dệt vải theo cách cổ truyền. Đồng bào nơi đây tiếp thu nghề dệt từ người Cơtu bên Lào, kết hợp học hỏi kỹ năng dệt của dân tộc cận cư đã hình thành nên làng dệt ngày nay. Bên cạnh làng Công Dồn, hầu hết các thôn bản khác của người Cơtu đều còn bảo lưu nghề dệt. Tuy nhiên, họ mua sẵn nguyên liệu ngoài thị trường như hạt cườm, sợi tổng hợp, len...về để dệt. Nói chung, nghề dệt của đồng bào là nghề ra đời, tồn tại và phát triển lâu đời, gắn bó đời sống hàng ngày, mang đậm dấu ấn bản sắc tộc người.
(Ảnh: ST)
Sau khi thu hoạch bông vải người Cơtu bảo quản bông và sáng tạo ra nhiều công cụ khác nhau để chế biến sợi: đó là công cụ tách hạt (êết); dụng cụ bật bông (tơrơmế); que quấn bông (plau); máy se sợi (chia); Khung quấn sợi thô (trước khi nhuộm); công cụ tạo búp sợi (tra ca)... Để sản phẩm dệt cần có sắc màu phong phú nên đồng bào cất công đi tìm những nguyên liệu tạo màu sẵn có trong tự nhiên để làm cho sợi trở thành các màu đặc trưng, độc đáo mang đậm sắc thái dân tộc. Việc nhuộm màu các loại sợi trước khi dệt là khâu quan trọng tạo nên sắc màu truyền thống. Mà thuốc nhuộm cũng chính là từ các loại cây tìm được trong rừng hay là do tình cờ phát hiện trong quá trình làm nương làm rẫy. Các màu cơ bản xuất hiện trên trang phục dân tộc Cơtu là màu trắng (bhooc), màu đen (tăm), màu đỏ (prôm), màu xanh (ta viêng), màu vàng (rơk). Ngoài ra còn có các màu phụ như màu nâu (prâu), tím (pơ nghinr)... Càng về sau, bảng màu của đồng bào càng phong phú hơn nhờ trao đổi sợi bông với các dân tộc khác và sợi chỉ, sợi len ngoài thị trường.
(Ảnh: ST)
Nghề trồng bông dệt vải của dân tộc Cơ-tu đã sáng tạo nên nhiều sản phẩm, nhiều chủng loại khác nhau. Mỗi sản phẩm đều có giá trị sử dụng và giá trị thẩm mỹ nhất định. Những tấm vải thổ cẩm dù lớn hay nhỏ đều in đậm dấu ấn sáng tạo của người thợ dệt. Ta có thể phân biệt các sản phẩm thổ cẩm Cơ Tu qua những loại hình cụ thể như sau: Tấm aduông( tấm dồ); áo (adooh); Áo choàng (adây); Áo chữ X (chrơ gul, chrơ peng); Khố (h’giăl hay g’hul); Váy (hđooh); Khăn trùm đầu; Tấm địu con (aduông kon); Túi thổ cẩm (chơ dhung); Yếm (xờ nát); Túp lều bằng tấm htút (g’nâu bh’muối)...
Nhờ có nghề dệt mà trang phục dân tộc Cơ-tu được bảo lưu, giữ gìn ở hầu hết các thôn bản. Trong khi các dân tộc anh em trong vùng nghề dệt đã thất truyền từ lâu thì các làng bản của người Cơ-tu tại Đông Giang, Nam Giang, Tây Giang vẫn còn bảo tồn nghề dệt, trong đó làng Công Dồn là làng Cơtu duy nhất vẫn còn nghề trồng bông, kéo sợi, chế biến sợi, dệt vải theo lối cổ truyền. Tuy nhiên, như các di sản khác, nghề dệt cũng đang có nguy cơ thất truyền nhanh chóng nếu không có biện pháp bảo tồn, phát huy...
(Ảnh: ST)
Hiện nay, các làng dệt thổ cẩm Cơ-tu đang được khôi phục và phát triển tại thôn Zara, xã Tàbhing và thôn Côngdồn, xã Zhuôi (Nam Giang); Thôn Bhơhôông, xã Sôngkôn (Đông Giang) và thôn Achinr, xã Atiêng (Tây Giang)... Điều đáng mừng là nghề dệt cổ truyền của người Cơ-tu đã được đưa vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia vào tháng 8/2014. Đây không chỉ là niềm vinh dự của đồng bào dân tộc Cơ-tu nói riêng mà còn là niềm tự hào của bà con đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi Quảng Nam nói chung. Đồng thời cũng là cơ hội tốt cho đồng bào Cơ-tu bảo tồn và phát huy nghề dệt truyền thống của dân tộc mình.
Lâm Đăng Khoa
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bến Tre: Giữ lửa làng nghề đan đát Ba Tri
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng gốm Thanh Hà
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lâm Đồng: Bảo tồn và phát triển Làng nghề thổ cẩm K’Long
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người nâng tầm nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh
10:02 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chương trình OCOP - Nâng cao giá trị sản phẩm làng nghề
10:01 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giỗ Tổ ngành tóc Việt Nam 2025: Tri ân tiền nhân, gắn kết cộng đồng
10:01 | 21/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Linh thiêng nghi lễ rước nước Bạch Hạc
18:10 | 20/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất
10:23 | 20/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gốm Kim Lan - Di sản trường tồn cùng thời gian
10:43 | 19/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Quảng Nam: Những tác phẩm nghệ thuật độc đáo ở Làng Củi Lũ
10:41 | 19/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bàn tay vàng trong nghệ thuật khảm xà cừ - Từ tinh xảo đến tinh hoa
10:11 | 17/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thúc đẩy kinh tế từ mô hình làng nghề
10:05 | 17/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bước chuyển mới của làng gốm Phù Lãng
09:04 | 14/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề chuối khô Cà Mau
09:00 | 14/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

An Giang: Sức sống mới ở làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Khmer
09:57 | 13/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hải Dương: Đưa bánh đa Lộ Cương vươn xa
09:49 | 13/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ An: Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái
09:45 | 13/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Làng nghề truyền thống đan đát Trung Chánh mang sắc thái, hình dáng đặc trưng riêng
08:52 | 12/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ hội Đình Hậu: Sắc màu truyền thống và tinh hoa Cốm Làng Vòng
08:51 | 12/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Vĩnh Phúc: Phát triển và bảo tồn các làng nghề truyền thống: Thực trạng và giải pháp
08:50 | 12/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hải Phòng: Phát huy bản sắc, giá trị làng nghề
08:49 | 12/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính tham dự khánh thành công trình đập dâng Phú Phong
09:23 Tin tức

Đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư vào chuyển đổi số quốc gia
09:22 Nông thôn mới

Trường mầm non Nga Yên Xây dựng trường học hạnh phúc - Lấy trẻ làm trung tâm
09:21 Tin tức

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bình Định triển khai các công việc với tinh thần “3 có và 2 không”
14:33 Tin tức

TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN 2 NGA SƠN TÍCH CỰC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM
14:32 Tin tức









