Nghề dệt lụa Duy Xuyên nổi tiếng gần xa
(Ảnh: ST)
Theo những bậc cao niên ở địa phương kể lại, với điều kiện tự nhiên ưu đãi, từ xa xưa trên vùng đất Duy Xuyên, “người Chàm đã biết trồng dâu, nuôi tằm và trồng bông… người ta lấy bông rồi kéo sợi để dệt vải thô, vải thô đan chuôi đi trông giống như vải nhỏ”. Còn những người Việt cổ, họ đến đây sinh sống và bắt đầu bằng nghề trồng dâu, nuôi tằm, tháng 3 khi lá dâu lên tốt cũng là lúc bước vào vụ tằm mới. Theo kinh nghiệm, mỗi lứa tằm từ 20 đến 22 ngày. Tằm ở đây có giống tằm đa hệ, tức một năm có thể đẻ nhiều lượt trứng liên tục. Ngày xưa, người dân muốn có những lọn tơ vàng óng mượt, thì sử dụng giống tằm da mốc. Muốn cho kén màu trắng thì sử dụng giống tằm nõn.
Những chú tằm con được đưa ra cái nong nhỏ hay còn gọi là “trệt” và cho tằm ăn lá dâu non đã được thái nhỏ như sợi thuốc lá, chỉ trong vòng vài ba ngày là tằm đã lớn lên bằng tăm nhang, từ một “trệt” tằm con lại phải sang nơi ở mới là cái nong lớn. Đây là thời kỳ “tằm ăn rỗi” - ăn lá dâu nghe rào rào như cơn mưa nhỏ và chúng lớn nhanh như thổi. Tằm ăn rồi ngủ, cứ mỗi lần ăn rồi ngủ, ngủ rồi thức là tằm được một tuổi và chừng 25 ngày là tằm chín chuyển sang màu vàng nghệ. Khi ấy người ta đưa tằm lên bủa, đó là những tấm vỉ kết bằng cành cây khô, hoặc cây “chà rang” sạch để tằm làm kén. Tằm tiết ra chất nước quánh màu vàng, nước ra đến đâu là khô đến đó, những sợi tơ ấy bắt đầu giăng lên bủa sợi tơ ngày càng dai quấn và che khuất thân tằm quá trình này diễn ra trong 3 ngày. Tằm nằm trong kén là liên tục nhả tơ và kén ngày một dày thêm, rồi tằm tự hóa nhộng. Số lượng kén nhiều hơn số lượng tằm nuôi: “Một nong tằm bằng năm nong kén”.
(Ảnh: ST)
Sau khi kén chín, thì bắt đầu công việc ươm tơ (kéo tơ), người ta nhúng kén vào nồi nước sôi, khuấy đều sau đó bóc vỏ ngoài của kén và kéo sợi. Theo kinh nghiệm dân gian, kén chín vừa thì kéo sợi sẽ trơn và nhẹ tay; còn kén sống thì kéo nặng tay. Riêng kén chín quá lửa thì sợi tơ nẫu ra không kéo được. Sơi tơ được kéo ra quấn vào khung. Dưới đôi ta khéo léo của những người thợ, cùng một lúc có từ hai đến năm kén nổi lên trên mặt nước vê vê ra tơ cùng một sợi liên tục, liền mạch cho đến khi chỉ còn xác kén, rồi lại bỏ kén nấu nồi khác, tiếp tục ươm tơ kéo sợi.
Sợi tơ để dệt gấm, the, lụa, lãnh còn phải qua nhiều công đoạn như giặt, tẩy, hồ cho sợi tơ trong suốt và óng. Có lụa phải nhuộm màu như the, gấm, lãnh. Riêng lụa, thường dệt nguyên chất tơ nõn, nên có màu vàng mỡ gà và những đường vân sánh sánh như nước. Sản phẩm dệt ra được phân loại theo nguyên liệu tơ. Người làm nghề dệt ở Mã Châu thường chia sản phẩm theo hai loại tơ tốt hay xấu. Nếu dùng nguyên liệu tơ tốt, thì dệt vải lanh có giá trị cao, còn dùng tơ thô thì dệt ra vải tuýt xo với giá rẻ hơn. Thực ra hàng tơ lụa Duy Xuyên được phân thành nhiều loại tùy theo chất lượng tơ như: Lụa, xuyến, lãnh, thao, đũi, lương, lượt…
“Sáng Duy Xuyên tơ vàng bay nghẽn lối” câu thơ xưa ấy nay nghe cũng hơi chạnh lòng. Bởi hiện nay, nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải ở Duy Xuyên đã co hẹp lại. Toàn huyện chỉ còn duy trì Mã Châu, Đông Yên - Thi Lai là còn duy trì nghề truyền thống của quê hương. Để phục dựng nghề truyền thống, UBND tỉnh Quảng Nam và UBND huyện Duy Xuyên đã tiến hành lập quy hoạch chi tiết ba làng nghề: Làng dệt vải, tơ lụa Mã Châu, làng nghề dâu tằm tơ Đông Yên và làng dệt vải Thi Lai - Phú Bông. Chủ trương này đã có những tác động tích cực làm bừng dậy làng nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa một thuở vang danh của Duy Xuyên. Tin rằng, một ngày không xa về Duy Xuyên, du khách lại bắt gặp những bãi dâu xanh ngắt ven dòng sông Thu Bồn thơ mộng, được chứng kiến không khí nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải của người dân nơi đây. Đặc biệt là được mang trên mình chiếc áo lụa mềm mại do chính bàn tay khéo léo của người thợ Duy Xuyên dệt nên.
Hoàng Long
Tin liên quan
Tin mới hơn

Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ
15:04 | 15/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Đưa sản phẩm làng nghề đến gần hơn với thế giới
15:03 | 15/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Trăn trở nghề hấp cá ở xã Cửa Việt
10:42 | 15/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đặc sản Hà Nội - Bánh gai làng Giá
10:11 | 14/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời
11:55 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những thông điệp nghĩa tình trên chiếu cói làng Vũ Hạ
15:04 Làng nghề, nghệ nhân

Cà Mau có 2 sản phẩm muối đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia
15:04 OCOP

HTX năng động - động lực then chốt trong xây dựng nông thôn mới ở Tây Ninh
15:04 Nông thôn mới

Phát triển OCOP: 3 thay đổi lớn
15:03 Tin tức

Chương trình mục tiêu quốc gia tạo chuyển biến mạnh trong giáo dục vùng cao
15:03 Nông thôn mới