Nghề dệt chiếu Lác ở Long An
Nguyên liệu dệt chiếu truyền thống ở Long An có hai loại cây: lác và đay. Với sự phát triển của nghề, năng suất và chất lượng, lác hoang dần không đủ đáp ứng được nguồn nguyên liệu, người dân nơi đây đã tiến hành trồng thêm cây lác. Thời gian sau, cây đay cũng được tận dụng để dệt chiếu (trồng nhiều ở các huyện Đồng Tháp Mười như Mộc Hóa, Tân Thạnh, Vĩnh Hưng).
Cây lác sau thu hoạch được chẻ và phơi và tiến hành đem đi dệt với quy trình dệt cơ bản như sau: Cần có hai người, một người ngồi dệt dập khung dạo và một người chuồi sợi ngồi bên cạnh. Sản phẩm chiếu lác ở Long An được phân biệt với các vùng khác chủ yếu nhờ vào kỹ thuật, nguyên liệu, hình thức và chức năng của từng loại, bởi với từng loại chiếu khác nhau, sẽ có những nguyên tắc kỹ thuật, cách thức chuẩn bị nguyên liệu đặc trưng khác nhau.
Dựa vào kỹ thuật dệt, chiếu được chia làm hai loại: Dệt chiếu trơn và dệt chiếu hoa (bông). Dệt chiếu trơn chỉ dùng sợi lác trắng, người chuồi sợi thực hiện việc chuồi sợi đan xen theo tuần tự một sợi gốc, một sợi ngọn đảo chiều nhau, bẻ bìa gốc, cứ thế cho đến khi hoàn thành sản phẩm.
Đối với dệt chiếu hoa ta có loại in hoa và dệt hoa. In hoa là phương pháp tạo hoa văn trên chiếu trơn thành phẩm bằng khuôn in với các đề tài khác nhau theo nhu cầu của khách hàng. Chiếu sau khi in, đợi màu thuốc khô thì hấp chiếu bằng hơi nước để màu ăn chặt vào sợi lác. Trước đây, dụng cụ để hấp chiếu làm bằng thùng phuy, nhưng nay tại Bến Lức và Cần Đước việc in chiếu hoa được chuyên môn hóa với số lượng lớn trong buồng hấp.
Chiếc chiếu lác Long An được dệt hoa tinh xảo
Việc tạo hoa văn bằng kỹ thuật dệt với sợi lác đã được nhuộm màu đòi hỏi kỹ thuật cao hơn. Về hình thức và chất lượng, dệt hoa đẹp hơn dệt thường và bền màu hơn chiếu in hoa. Phẩm màu dùng nhuộm sợi lác thường có các màu như xanh, đỏ, vàng và tím (ở Long Định gọi là nâu) được pha với nước đun sôi, lọc bỏ cặn rồi nhúng sợi lác cho thấm đều khoảng 10 phút, đem phơi nắng khoảng 1 ngày. Ngoài dệt chiếu hoa cơ bản là dệt đan xen giữa sợi cói màu và sợi trắng theo mẫu còn có kỹ thuật dệt các loại chiếu hoa khác nhau như: chiếu phệt, chiếu sọc, chiếu hột mè...
Hiện nay, làng nghề dệt chiếu lác Long An còn khoảng 10 cơ sở hoạt động, sản phẩm được đem đi tiêu thụ ở các tỉnh miền Đông Nam bộ và miền Trung. Điều này cho thấy dù cuộc sống ngày càng hiện đại, mọi người dần chuyển sang dùng chiếu trúc, nệm,... nhưng vẫn còn rất nhiều khách hàng ở khắp nơi ưa chuộng chiếu lác, giúp những người gắn bó với nghề dệt chiếu có thêm động lực bám nghề. Đặc biệt, hiện nay để thu hút cũng như đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau trong nước và xuất khẩu, các cơ sở dệt còn tạo ra rất nhiều sản phẩm từ nguyên liệu lác có yếu tố mỹ thuật cao, phong phú về chủng loại và mẫu mã như: túi xách, nón cói, chiếu du lịch, nệm ghế, khăn chiếu,…
Về việc bảo tồn làng nghề dệt chiếu, Chủ tịch UBND xã Long Cang, ông Lê Thanh Tùng cho biết, do quy hoạch phát triển công nghiệp nên diện tích đất trồng lác dần mất đi, người làm nghề truyền thống cũng giảm dần, nhưng nghề dệt chiếu vẫn còn đang mang lại nguồn thu nhập chính cho nhiều người dân trong xã, nhất là người lớn tuổi, góp phần không nhỏ vào phát triển của địa phương. Vì thế, chính quyền luôn đề ra nhiều giải pháp hỗ trợ người dân phát triển làng nghề truyền thống, xem xét hỗ trợ các hộ dân mua máy dệt để tăng năng suất, thu nhập, để từ đó góp phần giúp người dân gắn bó hơn với nghề dệt chiếu, bảo tồn di sản văn hóa.
Qua nhiều thăng trầm của thời gian, làng nghề dệt chiếu lác Long An vẫn còn vẹn nguyên như thế, người dân vẫn hàng ngày cần mẫn dệt từng sợi lác để bảo tồn cái nghề của cha ông truyền lại. Bởi đối với người dân, dệt chiếu không chỉ là kế sinh nhai mà còn mang một giá trị tinh thần, giá trị truyền thống to lớn, hiện diện trong từng câu ca dao, tục ngữ, trở thành hình tượng nghệ thuật chứa đựng nhiều tâm tư tình cảm của con người trong cuộc sống.
Bài, ảnh: Trà Giang
Tin liên quan
Tin mới hơn
Ngày hội mắm Châu Đốc Tôn vinh ẩm thực kết nối kinh tế vùng miền
11:20 | 10/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ông “vua dép lốp” trở thành Nghệ nhân làng nghề
11:19 | 10/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm thuốc nam cổ truyền của dân tộc Dao Đỏ ở tỉnh Cao Bằng
10:31 | 09/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kéo cắt cây cảnh của Làng nghề rèn Trung Lương
10:31 | 09/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Những ông “vua dép lốp” xứng tầm Nghệ nhân làng nghề
09:00 | 06/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Lào Cai: Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa
15:14 | 05/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Một xưởng mộc ở Hà Tĩnh làm hàng trăm nhà thờ gỗ sơn son thếp vàng
09:00 | 05/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Phát triển Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8
11:42 | 04/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Triển lãm “Mạch di sản” tôn vinh nghệ thuật sơn mài truyền thống
10:27 | 30/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nữ Nghệ nhân tâm huyết với nghề thêu ren, đan móc truyền thống
10:26 | 30/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bắc Kạn xây dựng làng nghề nông lâm nghiệp
11:01 | 29/08/2024 Tin tức
Phát triển nghề truyền thống: Góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn
10:31 | 29/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làm giàu từ nuôi nấm đông trùng hạ thảo
10:15 | 29/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Trung Thu năm 2024 tại Ninh Bình
10:16 | 27/08/2024 Văn hóa - Xã hội
Nghề dệt đũi ở Nam Cao
10:01 | 27/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề "một thoáng Việt Nam"
09:58 | 27/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Độc đáo làng nghề làm tương Mông Phụ
09:58 | 27/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nguồn nhân lực trẻ ít tham gia phát triển nghề thủ công truyền thống
09:55 | 27/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Sắp diễn ra Festival Nghề truyền thống – Quảng Nam 2024
09:54 | 27/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hoà Bình: Cải thiện thu nhập từ nghề mây tre đan
14:07 | 26/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân nghìn năm tuổi
11:17 | 26/08/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Nhận diện đặc trưng làng nghề gốm khu vực
11:21 Nghiên cứu trao đổi
Hương vị đất trời
11:20 OCOP
Ngày hội mắm Châu Đốc Tôn vinh ẩm thực kết nối kinh tế vùng miền
11:20 Làng nghề, nghệ nhân
Đà Nẵng: Phiên chợ Nông sản và Sản phẩm OCOP
11:20 Tin tức
Đắk Lắk: Nghiệm thu hoàn thành đề án khuyến công
11:19 Khuyến công