Hà Nội: 30°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 0°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 0°C Thừa Thiên Huế

Ngày mới trên làng nghề đường phên Bó Tờ

LNV - Nghề trồng mía, làm đường phên ở Bó Tờ, thị trấn Hòa Thuận, huyện Quảng Hòa (tỉnh Cao Bằng) là nghề truyền thống có từ rất lâu đời đang ngày một phát triển nhờ tăng diện tích trồng mía, có nhiều cải tiến trong khâu chế biến, bảo quản và quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Hàng năm lượng đường mà làng nghề cung cấp cho thị trường khoảng 300 tấn và đang tăng dần từng năm nhờ giữ được bản sắc cổ truyền của sản phẩm, lại được sự hỗ trợ của nhà nước, có sự năng động, cần mẫn, yêu nghề của người sản xuất. Hướng đi, sự phát triển của Làng nghề đường phên Bó Tờ đã, đang rộng mở.

Năm 2022, Làng nghề đường phên Bó Tờ sản xuất và tiêu thụ được 288 tấn đường, giá bán 30.000 đồng/kg (tăng 5.000đ/kg). Tổng thu nhập khoảng 10 tỷ đồng. Kết quả này làm người dân Bó Tờ rất phấn khởi, phấn khích bước vào vụ trồng mía năm 2023 với khí thế mới, quyết tâm mới.

Ngày mới trên làng nghề đường phên Bó Tờ

Tôi đến Bó Tờ vào ngày đầu tiên của vụ thu hoạch cùng anh Dương Hồng Trung, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn Hòa Thuận. Con đường từ trung tâm thị trấn (trước đây là huyện lỵ huyện Phục Hòa) xuôi dọc về cửa khẩu quốc tế Tà lùng đã được nâng cấp thành quốc lộ 4A, nhiều đoạn đường tròn trồng nhiều hoa không khác gì đường thành phố. Đi chừng hai mươi phút xe máy qua bạt ngàn, mênh mông những bãi mía, bãi sắn với những ngôi nhà xây, nhà tầng bên đường, người dân đang khẩn trương chặt mía, chở mía về lò nấu đường... Bất chợt một làn hương dịu nhẹ, vấn vít... thoảng đến. Chủ tịch Trung bảo: “Đã đến nơi nấu đường”. Rồi ngoặt vào một ngôi nhà xây có xưởng nấu đường ống khói cao vượt mái. Hơi nước mía bốc lên từ các chảo nấu đường vẩn lên, tỏa lan ấm áp, mời chào xua đi cái rét ẩm ướt của đợt gió mùa đầu tiên. Tôi chào mọi người trong xưởng rồi đến gần 2 dãy lò nấu đường đang đỏ lửa. Mỗi dãy lò có 4 lò nhỏ xây sát nhau, trên mỗi lò bắc chiếc chảo gang to (dân gọi là chảo trâu) nước mía đang sôi sùng sục. Nhiệt cấp cho 4 chảo nước đường theo chiều dọc được đốt chủ yếu bằng loại cây, lá nhỏ gọi là Mạy Riếc, lửa cháy đều nhờ một máy thổi không khí đặt trước cửa lò - “Đây là một cải tiến áp dụng nhiều năm rồi” - Anh Phan Văn Khao, chủ hộ giới thiệu - Anh chỉ chiếc máy ép chạy điện 3 pha, giảng giải: “Cây mía được bóc và rửa sạch, cho vào máy ép. Nước mía ép chảy xuống một cái bể nhỏ, qua bộ phận lọc trên nắp bể, được máy hút theo đường ống, dẫn thẳng tới các lò nấu”. “Ô! Thế thì nhẹ nhàng quá!. Ngày trước ép bằng thủ công, 2 chiếc lô làm từ gỗ nghiến kéo quay bởi sức trâu bò, chậm và nhọc lắm” - Tôi bình luận. “Thế là cải tiến nhiều so với thủ công rồi” - Anh Khao khẳng định và nói thêm: “Chỉ có 2 khâu này là cải tiến đáng kể. Còn lại, từ kỹ thuật nấu đường, cách đóng gói và bảo quản đều là cổ truyền cả”. Để nấu được một mẻ đường (người dân gọi là một Tài) phải mất khoảng 7 tiếng với ba, bốn nhân lực. Tài đường nhà anh Khao nấu từ 9 giờ sáng đến tầm 4 giờ chiều mới xong. Thế là phải chờ tới 4 giờ chiều mới được thấy thành phẩm đường phên Bó Tờ!

Ngày mới trên làng nghề đường phên Bó Tờ

Từ xưởng nấu đường nhà anh Khao, anh Trung đưa tôi ngược trở lại qua các hộ Nông Văn Thiết, Đàm Văn Đô, Nông Văn Sỹ, Đặng Văn Xăng, Đặng Văn Tích, Hà Thị Huyền... đang gấp rút chuẩn bị cho ngày nấu đường đầu tiên. Đi thêm một đoạn nữa đến địa điểm cân sắn của anh Lưu Quang Long - Bí thư chi bộ, Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất đường phên và chế biến rượu mía Bó Tờ - Hợp tác xã mới được thành lập tháng 12 - 2019.

Anh Long đang bận rộn cân sắn cho những người dân đến bán vẻ hồ hởi, phấn chấn, thấy Chủ tịch thị trấn đến vội khoe ngay: “Sáng nay giá một cân sắn là 2.100 đồng/1kg. Bây giờ đã lên 2.150. Sẽ còn lên nữa, phải hai ngàn rưỡi!”. Tôi chia sẻ niềm vui được giá với anh, với người dân và hỏi ngay: “Tại sao tên Hợp tác xã lại dài thế!”. Lưu Quang Long trả lời: “Như thế mới đầy đủ vì ngoài đường phên, từ bao đời nay ở đây đã có sản phẩm Rượu mía (Lẩu Phạo) cũng nổi tiếng không kém. Nay chỉ còn sản xuất kiểu tự sản tự tiêu. Chưa thành hàng hóa, chưa thành đặc sản của làng nghề”. Lưu Quang Long say sưa nói về giá trị riêng có của Lẩu Phạo: “Lẩu Phạo được nấu từ sản phẩm phụ là lớp váng bọt trên các chảo nấu đường được vớt ra để nguội, rắc men rượu vào, lên men rồi nấu - Rượu nấu xong uống ngay được nhưng nếu được hạ thổ “Pác hừn vằn” (Một trăm ngày đêm) sẽ có hương thơm mía đường, một chút vị ngọt, uống rất êm, ngấm sâu. Tối nay em mời anh uống Lẩu Phạo Bó Tờ đã hạ thổ hơn một năm với gia đình em” - Long mời. Tôi chợt nhớ hương vị Lẩu Phạo mà tôi đã từng được uống giờ gần như là bị lãng quên. Ý tưởng về phục hồi và phát triển sản xuất Lẩu Phạo Bó Tờ của người Bí thư chi bộ, giám đốc trẻ tạo niềm tin về một hướng đi, một con đường sáng nơi vùng biên đầy nắng gió. Một vùng đất đỏ pha cát mỡ màu.

Ngồi trong lán trò chuyện cùng Lưu Quang Long rất vui!. Anh thẳng thắn nói những việc được và chưa được về sự hỗ trợ làng nghề Bó Tờ: “Những năm qua Nhà nước đã có nhiều hỗ trợ cho làng nghề phát triển như hỗ trợ xây, láng nền mỗi lò nấu đường 1 tấn xi măng, 3 khối bột đá nghiền. 42 hộ gần 100 triệu đồng. Hỗ trợ về giống, phân bón, phòng trừ sâu bệnh và đặc biệt năm 2021 hỗ trợ sản xuất bao bì cho sản phẩm đường phên. Năm đầu Bó Tờ được cấp 1.000 hộp đựng đường phên (loại 1kg) - Rất đẹp mắt - Mỗi hộp giá 10.000 đồng. Hơi “lấn cấn” vì 1 cân đường giá bán được 30 ngàn đồng, bao bì mất 10 ngàn đồng (1/3 giá trị thành phẩm), để thành sản phẩm OCOP cũng chỉ bán được giá 30 ngàn đồng, chi phí về bao bì như thế là quá lớn. Trong khi người dân dùng bao bì bằng bao dứa, phía trong lót một lớp ni lông, đựng được 60 cân giá chỉ từ 8 đến 10 ngàn đồng (ít hơn 60 lần khi dùng bao bì hoành tráng, bắt mắt). Rõ ràng không thể phù hợp. Nhà nước cũng chưa thực tế. Chưa sát thực. Nên chăng chế ra các loại bao có nhãn mác rõ ràng, chứa được 30, đến 60 kg. Tiện cho người bán, người mua mà mỗi bao cũng chỉ từ 10 đến 15 ngàn đồng”. Chuyện chưa muốn dứt. Chủ tịch Trung xem đồng hồ bảo: “Đến giờ đường ra khuôn rồi”.

Ngày mới trên làng nghề đường phên Bó Tờ

Chúng tôi trở lại lò nấu đường nhà anh Khao. Lò vẫn đỏ lửa, từ 4 chảo nước mía “cô lại” chỉ còn 1 chảo. Nước mía cô đặc, sôi lập bập. Có vài cháu nhỏ ra chực sẵn chờ người lớn cho ăn đường mía đầu mùa. Chị Nông Thị Xanh, người chỉ đạo việc nấu đường bảo: “Các anh đến thật đúng giờ vì nấu đường thành hay không thành là ở lúc này. Phải nếm đường để biết đường đã chín chưa. Đường chín sẽ có màu vàng óng, mùi thơm nhẹ. Nếu để quá, đường cháy, màu sẽ xỉn, có vị đắng. Đường chưa đến độ (non) màu cũng không được đẹp, hay chảy nước, không bảo quản được lâu. Đến lúc tắt lò rồi!”. Chị Xanh vừa dùng bàn sản đảo đều đường trong chảo và ra lệnh tắt lò. Chảo đường nóng, cô đặc được 2 người nhấc ra đặt cạnh khuôn chờ khoảng 20 phút mới đổ ra khuôn rồi đảo và dàn đều. Chờ thêm 20 phút nữa đường khô được cắt thành từng miếng và đóng bao. Tôi hỏi: “Những người nếm đường giỏi như chị ở Bó Tờ có nhiều không”. Một cô bên cạnh nhanh nhảu: “Làm gì mà có nhiều”.

Vậy là sản xuất đường phên phải có kinh nghiệm, có bí quyết, bí kíp... cần được đào tạo và truyền dạy để giữ được nét riêng đặc sắc của sản phẩm. Hiện nay ở Phục Hòa có một nhà máy chế biến đường hiện đại, có thể “bao tiêu” toàn bộ nguyên liệu mía vùng Phục Hòa và bên kia biên giới, huyện Long Châu (Quảng Tây) có những 3 nhà máy đường sẵn sàng hút nguyên liệu mía về bên họ. Sản phẩm đường kính trắng đẹp, bảo quản được lâu, có chất lượng, bao bì tốt của nhà máy đường Phục Hòa chỉ bán giá 15 ngàn đồng một cân (bằng một nửa giá đường phên) vậy tại sao sản phẩm đường hiện đại không loại bỏ được đường nấu thủ công?. Thật đơn giản, bởi vì đường phên Bó Tờ là loại sản phẩm không thể thay thế với vị ngọt đậm, thơm dịu, không hóa chất, phẩm màu... Dùng trong việc làm bánh Khảo, Khẩu Sli, bánh gai, Cóong Phù, Bánh Gio... các loại thức uống như cà phê, ca cao và một số món ăn dân giã. Phải giữ được bản sắc và bí quyết riêng cho làng nghề.

Ngày mới trên làng nghề đường phên Bó Tờ

Vùng Phục Hòa có thế mạnh về du lịch, đây là vùng đất được khai phá và trồng các loại cây lương thực như mía, ngô, lúa, sắn từ rất lâu đời, trù phú và rộng lớn: “Cà lộm, cà loái/ Cháp chái Quảng Tông” (Cây cỏ rợp đất/ giáp tới Quảng Đông). Một vùng ghi nhiều chiến tích lịch sử trong công cuộc bảo vệ tổ quốc qua nhiều thời kỳ. Du khách tới đây có thể tìm hiểu, đi thăm các di tích xưa còn được lưu giữ tại đây. Đi thăm, tìm hiểu những công đoạn sản xuất đường phên cổ xưa có nhiều đặc sắc, bất ngờ, thú vị và ngất ngây trong hương vị thơm ngọt của đường phên, của Lẩu Phạo. “Chưa say chưa về...”.

Hoàng Quảng Uyên

Tin liên quan

Tinh hoa nghề truyền thống ở Cao Bằng

Tinh hoa nghề truyền thống ở Cao Bằng

LNV - Mỗi ngôi làng, mỗi dân tộc, dù là người Nùng hay người Tày, người Mông hay người Dao… đều lưu giữ những nghề truyền thống được truyền lại từ ngàn xưa như nghề làm bún ngũ sắc, làm hương, làm đường phên, giấy bản, ngói âm dương hay nghề rèn dao, dệt thổ cẩm…

Tin mới hơn

Những ông “vua dép lốp” xứng tầm Nghệ nhân làng nghề

Những ông “vua dép lốp” xứng tầm Nghệ nhân làng nghề

LNV - “Vua dép lốp” Phạm Quang Xuân và “người thừa kế” Nguyễn Tiến Cường được xem là những người có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát triển nghề truyền thống mang sản phẩm dép lốp thủ công vươn tầm quốc tế. Ghi nhận những đóng góp đó, trong Đại hội Hiệp hội Làng nghề lần thứ V, hai người đã được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã phong tặng danh hiệu Nghệ nhân.
Lào Cai: Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa

Lào Cai: Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa

LNV - Phát triển ngành nghề nông thôn nói chung và làng nghề nói riêng là rất cần thiết, giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển ở khu vực nông thôn, không chỉ tạo việc làm lúc nông nhàn, tăng thu nhập cho nông dân, mà còn mang lại dấu ấn, bản sắc văn hóa của mỗi vùng miền thông qua các sản phẩm văn hóa được lưu giữ từ đời này qua đời khác.
Một xưởng mộc ở Hà Tĩnh làm hàng trăm nhà thờ gỗ sơn son thếp vàng

Một xưởng mộc ở Hà Tĩnh làm hàng trăm nhà thờ gỗ sơn son thếp vàng

LNV - Tới làng Bến Hến (xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh), nơi có dòng sông La hiền hòa chảy qua, có làng làm hến lâu đời và gần với làng mộc Thái Yên trăm năm tuổi, không khó để thấy xưởng gỗ Minh Mít nổi bật đang nhộn nhịp chế tác từng sản phẩm gỗ nhà thờ, bàn thờ, sơn son thếp vàng mang nét độc đáo riêng biệt.
Bình Định: Phát triển Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8

Bình Định: Phát triển Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8

LNV - UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 3038, ngày 26/8/2024 phê duyệt Đề án phát triển làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8 Tăng Long 1, phường Tam Quan Nam, thị xã Hoài Nhơn để góp phần bảo tồn phát huy bản sắc, giá trị văn hóa địa phương.
Triển lãm “Mạch di sản” tôn vinh nghệ thuật sơn mài truyền thống

Triển lãm “Mạch di sản” tôn vinh nghệ thuật sơn mài truyền thống

LNV - Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp cùng các họa sỹ Latoa Indochine tổ chức triển lãm tranh với chủ đề “Mạch di sản” tại Trung tâm Giao lưu văn hoá khu phố cổ Hà Nội. Với mục tiêu lan tỏa văn hóa truyền thống tới người trẻ và bạn bè quốc tế, nhóm nghệ sĩ Latoa Indochine đã và đang nỗ lực phục hồi, lưu giữ và nâng tầm giá trị tranh dân gian Việt Nam trên chất liệu sơn mài khắc.
Nữ Nghệ nhân tâm huyết với nghề thêu ren, đan móc truyền thống

Nữ Nghệ nhân tâm huyết với nghề thêu ren, đan móc truyền thống

LNV - Nghề thêu ren, đan móc một thời được coi là rất phát triển ở Thành phố Hải Phòng. Những thợ thêu ren, đan móc lành nghề không chỉ có ở các Công ty, nhà máy mà ngay trong nội đô thành phố cũng có những tổ đan len, thêu ren... Tại nhiều vùng quê ngoại thành cũng có HTX thêu ren, giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm ngàn người lao động, nhất là lao động nữ đủ mọi lứa tuổi. Các sản phẩm thời đó không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn được xuất khẩu ra thị trường quốc tế như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên Xô (cũ), châu Âu... Thời kỳ đó, thêu, ren, đan, móc là nghề mang lại thu nhập chính cho nhiều hộ gia đình và trở thành ngành nghề thủ công quan trọng, đóng góp cho sự phát triển kinh tế của địa phương cũng như kim ngạch xuất khẩu của đất nước.

Tin khác

Bắc Kạn xây dựng làng nghề nông lâm nghiệp

Bắc Kạn xây dựng làng nghề nông lâm nghiệp

LNV - Từ khi thực hiện hiệu quả chủ trương, chính sách, cơ chế về phát triển nông nghiệp hàng hóa, Bắc Kạn đã hình thành nhiều vùng sản xuất, chế biến có quy mô. Đây là cơ sở để địa phương tiến thêm một bước, đưa các vùng sản xuất tập trung thành làng nghề nhằm “định vị” thương hiệu chế biến nông sản gắn với phát triển du lịch.
Phát triển nghề truyền thống: Góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn

Phát triển nghề truyền thống: Góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn

LNV - Tuy chưa có làng nghề nào được công nhận theo quy định, nhưng Lạng Sơn có khá nhiều nghề truyền thống đặc trưng. Những nghề này lâu nay đã và đang góp phần quan trọng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Làm giàu từ nuôi nấm đông trùng hạ thảo

Làm giàu từ nuôi nấm đông trùng hạ thảo

LNV - Nấm Đông trùng hạ thảo vốn là một loại dược liệu quý hiếm từ lâu đời và cũng là một trong những dược liệu được dùng nhiều trong các phương thuốc đông y để bồi bổ sức khỏe.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Trung Thu năm 2024 tại Ninh Bình

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Trung Thu năm 2024 tại Ninh Bình

LNV - Theo Ban tổ chức, “Lễ hội Trung Thu năm 2024” là hoạt động thường niên, nhằm tạo sân chơi bổ ích cho các cháu thiếu niên, nhi đồng nhân dịp Tết Trung Thu cổ truyền của dân tộc.
Nghề dệt đũi ở Nam Cao

Nghề dệt đũi ở Nam Cao

LNV - Nghề dệt đũi Nam Cao (xã Nam Cao, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) hình thành từ hơn 400 năm về trước, nổi tiếng khắp cả nước nhờ sự độc đáo. Những sản phẩm ở làng nghề dệt đũi Nam Cao được làm thủ công với rất nhiều công đoạn. Từ khâu chọn nguyên liệu tới khi thành thành phẩm đòi hỏi sự công phu, cần mẫn, tỉ mỉ, trau chuốt từng chút một của người nghệ nhân.
Làng nghề "một thoáng Việt Nam"

Làng nghề "một thoáng Việt Nam"

LNV - Làng nghề “Một thoáng Việt Nam” tọa lạc tại ấp Phú Bình, xã An Phú, huyện Củ Chi, TP.HCM. Nơi đây được ví như một “bảo tàng sống” về văn hóa Việt Nam, thu hút du khách bởi không gian đậm đà bản sắc dân tộc.
Độc đáo làng nghề làm tương Mông Phụ

Độc đáo làng nghề làm tương Mông Phụ

LNV - Khi đến Làng cổ Đường Lâm du khách không chỉ được biết đến với những ngôi nhà cổ xây bằng đá ong hàng trăm năm tuổi mà còn nức tiếng với nhiều món ăn dân dã như chè lam, kẹo lạc,… đặc biệt hơn cả vẫn là món tương nếp nổi tiếng ở làng Mông Phụ.
Nguồn nhân lực trẻ ít tham gia phát triển nghề thủ công truyền thống

Nguồn nhân lực trẻ ít tham gia phát triển nghề thủ công truyền thống

LNV - Với hàng nghìn nghề truyền thống cùng tỷ lệ dân số vàng nhưng các làng nghề ở Việt Nam đang đối diện với việc thiếu hụt nguồn nhân lực trẻ, làng nghề đứng trước nguy cơ mai một vì không còn được giữ gìn và phát triển.
Sắp diễn ra Festival Nghề truyền thống – Quảng Nam 2024

Sắp diễn ra Festival Nghề truyền thống – Quảng Nam 2024

LNV - Festival Nghề truyền thống - Quảng Nam 2024 với chủ đề “Sản phẩm Nghề truyền thống Quảng Nam – nâng tầm và hội nhập” sẽ diễn ra tại thành phố Tam Kỳ từ ngày 28-31/8/2024.
Hoà Bình: Cải thiện thu nhập từ nghề mây tre đan

Hoà Bình: Cải thiện thu nhập từ nghề mây tre đan

LNV - Theo thống kê, toàn huyện Lạc Sơn có khoảng 1.000 lao động nông thôn tham gia hoạt động nghề, làng nghề mây tre đan. Nghề thủ công truyền thống này có đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế địa phương, tạo nhiều việc làm, cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống hộ làm nông nghiệp.
Làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân nghìn năm tuổi

Làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân nghìn năm tuổi

LNV - Từ một làng nghề chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ, thủ công nhưng đến nay làng đá Ninh Vân (xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, Ninh Bình) đã phát triển rực rỡ với những doanh nghiệp lớn chuyên chế tác đá mỹ nghệ.
Nghề làm thúng chai truyền thống ở Phú Mỹ

Nghề làm thúng chai truyền thống ở Phú Mỹ

LNV - Nghề làm thúng chai bằng tre của làng Phú Mỹ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên được duy trì hơn trăm năm nay, nghề đan thúng chai đã tạo nên một nếp sống truyền thống của người dân nơi này.
Nghề làm mỳ gạo ở Tử Nê

Nghề làm mỳ gạo ở Tử Nê

LNV - Mỳ gạo Tử Nê được đặt theo tên của làng Tử Nê, một làng xứ đạo thuộc xã Tân Lãng, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Làng Tử Nê vẫn duy trì và phát triển được nghề sản xuất mỳ gạo trong khi nhiều nghề khác có nguy cơ bị mai một.
Nghề gốm Thanh Hà hồi sinh

Nghề gốm Thanh Hà hồi sinh

LNV - Trên 500 tuổi, làng nghề gốm Thanh Hà, phường Thanh Hà, TP. Hội An (Quảng Nam) vẫn còn lưu giữ cách thức làm gốm thủ công: Sử dụng bàn xoay bằng gỗ truyền thống và bàn tay tài hoa của các nghệ nhân để biến những cục đất thô thành những sản phẩm gốm đặc sắc, tinh xảo.
Nữ nghệ nhân hơn 60 năm giữ gìn nghề làm gốm Bàu Trúc

Nữ nghệ nhân hơn 60 năm giữ gìn nghề làm gốm Bàu Trúc

LNV – Là một trong những người làm nghề gốm Bàu Trúc lâu năm ở Ninh Phước, Bình Thuận, dù năm nay đã gần 80 tuổi nhưng nghệ nhân Trượng Thị Gạch vẫn miệt mài bên bài gốm, nhiệt tình giới thiệu nghề truyền thống địa phương đến khách du lịch.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Những ông “vua dép lốp” xứng tầm Nghệ nhân làng nghề

Những ông “vua dép lốp” xứng tầm Nghệ nhân làng nghề

LNV - “Vua dép lốp” Phạm Quang Xuân và “người thừa kế” Nguyễn Tiến Cường được xem là những người có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát triển nghề truyền thống mang sản phẩm dép lốp thủ công vươn tầm quốc tế. Ghi nhận những đóng góp đó, trong Đạ
Lào Cai: Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa

Lào Cai: Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa

LNV - Phát triển ngành nghề nông thôn nói chung và làng nghề nói riêng là rất cần thiết, giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển ở khu vực nông thôn, không chỉ tạo việc làm lúc nông nhàn, tăng thu nhập cho nông dân, mà còn mang lại dấu ấn, bản sắc văn hóa của mỗi vùng miền thông qua các sản phẩm văn hóa được lưu giữ từ đời này qua đời khác.
Hà Nội: Kinh tế xanh gắn với mô hình OCOP

Hà Nội: Kinh tế xanh gắn với mô hình OCOP

OVN - Kể từ khi mở rộng địa giới hành chính, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, gắn với chính sách tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân) luôn được Thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm. Trong đó, chuyển đổi kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn theo mô hình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả

Thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả

LNV - Thực phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và phát triển các bệnh mạn tính, trong đó có ung thư. Nghiên cứu cho thấy, các thực phẩm lành mạnh có nguồn gốc thực vật rất giàu dinh dưỡng và chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể chống lại nguy cơ bệnh tật.
Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen

Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen

LNV - Trước đây, ốc bươu đen hầu như có ở các ao vườn, người dân Nam bộ chỉ cần mất ít thời gian là có thể có ngay đĩa ốc hấp sả thơm lừng với vị ngọt, thơm và độ giòn, dai của thịt ốc. Đó cũng là một trong những món được chế biến từ ốc bươu đen. Ngày nay, ốc bươu đen trong tự nhiên không còn nhiều như trước, để đáp ứng nhu cầu của thị trường, một số người chọn mô hình nuôi ốc bươu đen để khởi nghiệp…
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động