Nét đẹp truyền thống Tranh Đông Hồ
Tranh Đông Hồ, nét đẹp truyền thống của Việt Nam
Về thể loại, dựa vào nội dung chủ đề, có thể chia tranh Đông Hồ thành 7 loại chính, gồm tranh thờ, tranh chúc tụng, tranh lịch sử, tranh truyện, tranh phương ngôn, tranh cảnh vật và tranh phản ánh sinh hoạt.
Quá trình sản xuất tranh có nhiều khâu, song có thể tạm chia thành 2 công đoạn chính như sau: khâu sáng tác mẫu/khắc ván và khâu in/vẽ tranh. Sáng tác mẫu tranh và khắc ván là khâu lao động sáng tạo, khâu quan trọng, quyết định sự sinh tồn của một làng tranh. Nó đòi hỏi ít nhiều năng khiếu bẩm sinh và kỹ năng lao động cao ở các nghệ nhân. Công việc sáng tác mẫu tranh tốn rất nhiều thời gian, trước tiên phải lựa chọn đề tài, ý nghĩa, nội dung sâu sắc, màu sắc hài hoà, bố cục chặt chẽ và có giá trị nghệ thuật cao. Khi sáng tác mẫu tranh, các nghệ nhân thường sử dụng bút lông và mực Nho để vẽ lên giấy bản mỏng và phẳng để người thợ khắc, đục ván theo mẫu. Việc sáng tác mẫu tranh không phải là việc của riêng các nghệ nhân mà thường là kết quả chung của một làng tranh, của nhiều thế hệ. Cũng chính vì thế mà trong tranh Đông Hồ, có trường hợp một mẫu nhưng có nhiều dị bản khác nhau, hoặc một mẫu tranh cũng có đến hai, ba cách phân bố màu khác nhau. Vì vậy, có nhiều mẫu tranh cổ đến nay chúng ta cũng chưa xác định được chủ nhân sáng tạo.
Ván khắc in tranh có 2 loại: ván in nét và ván in màu. Ván in nét thường được làm từ gỗ thị hoặc gỗ thừng mực. Gỗ thị có thớ đa chiều, vừa mềm, dễ khắc lại vừa dai, do đó khi khắc ván in, nghệ nhân có kỹ năng chạm khắc giỏi, sẽ tạo được các nét gọn, mảnh, nhỏ, tinh vi và ván in lại mềm. Dụng cụ khắc ván là những mũi đục hay còn gọi là bộ ve, được làm bằng thép cứng. Mỗi bộ ve có khoảng 30 - 40 chiếc.
Vật liệu và dụng cụ dùng để in tranh gồm: giấy dó, các loại màu, ván in, co ván, bìa và thét (chổi làm bằng lá thông). Cách thức in tranh như sau: trước khi in tranh, phải chuẩn bị sẵn giấy in để thành 1 tập (khoảng từ 100 đến 200 tờ ở trước mặt). Khi in, người ta nhúng thét lá thông vào chậu màu để lấy màu, rồi quét đều trên mặt bìa. Phương pháp lấy mực để in tranh dân gian Đông Hồ theo cách xếp ván, tức là cầm "co" ván dập đi, dập lại tấm ván xuống mặt bìa đã được phết màu, để màu thấm đều trên bề mặt ván, sau đó đặt ván in lên tờ giấy định in sao cho cân đối, chính xác, ấn mạnh ván in vào tờ giấy, để có sự liên kết nhất định, rồi lật ngửa ván in có dính cả tờ giấy in tranh lên; lấy xơ mướp xoa đều lên mặt sau tờ giấy, để cho phẩm mầu trên mặt ván tiếp tục thấm đều trên mặt giấy. Tiếp đó, gỡ tờ tranh ra khỏi ván in, rồi mang tranh ra phơi ở những nơi thoáng mát. Tranh khô rồi mới tiếp tục lần lượt in các màu khác. Bản nét đen bao giờ cũng được in cuối cùng.
Nghệ nhân tranh Đông Hồ
Hiện nay, tranh dân gian Đông Hồ đang đứng trước nguy cơ mai một do tác động của nền kinh tế thị trường, nhu cầu thẩm mỹ của người dân thay đổi, “đầu ra” cho tranh gặp nhiều khó khăn. Để bảo tồn chính quyền địa phương, người dân Đông Hồ đang chung tay thực hiện, việc phát triển các tour du lịch đến làng Đông Hồ cũng được cho là giải pháp thiết thực, hiệu quả. Ông Nguyễn Hồng Đài, Giám đốc Công ty du lịch APT Travel cho rằng: Việc xây dựng các tour tham quan làng tranh Đông Hồ kết nối với các điểm di tích lân cận như chùa Dâu, chùa Bút Tháp, đền Bà Chúa Kho, đền Đô, lăng Kinh Dương Vương... ở Bắc Ninh hay tour tham quan trong ngày từ Hà Nội thăm làng gốm sứ Bát Tràng và các điểm di tích, sau đó kết thúc bằng tham quan, trải nghiệm làm tranh Đông Hồ sẽ là sản phẩm hấp dẫn đối với du khách thích tìm hiểu văn hóa truyền thống. Với cách làm đó, chắc chắn làng Đông Hồ cùng với dòng tranh dân gian quý giá này sẽ tìm được chỗ đứng để bảo tồn và phát huy giá trị di sản ngày một tốt hơn...
Xuân Mạnh (TH)
Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ có giá trị cao về mặt lịch sử, văn hóa, khoa học, được Chính phủ đồng ý cho lập hồ sơ trình UNESCO và được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (đợt 1), loại hình Nghề thủ công truyền thống tháng 12 năm 2012.
Tin liên quan
Tin mới hơn

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề
10:01 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh
09:24 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Khó nhọc nghề làm chổi đót Mỹ Thành
09:22 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 | 19/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 | 18/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề
13:36 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong
13:30 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Dân làng Canh Tiến phấn khởi đón điện lưới quốc gia
10:19 Nông thôn mới

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Giang: Du lịch cộng đồng gắn với làng nghề truyền thống ở Hà Giang
10:09 Du lịch làng nghề

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 30/4
10:07 Tin tức