Nét đẹp tranh sơn mài Tương Bình Hiệp
Nền tảng văn hóa nghệ thuật Bình Dương được biết đến qua những tác phẩm nghệ thuật của các nghệ nhân. Những nghệ nhân này dựa vào đôi bàn tay khéo léo cho ra đời những tác phẩm sống động như: điêu khắc, chạm long, gốm sứ… Họ thường tập trung thành một làng để cùng nhau phát huy tài năng và cho ra đời những tác phẩm mang đến giá trị tinh thần cho người xem. Nổi tiếng nhất phải kể đến làng sơn mài Tương Bình Hiệp.
Sản phẩm sơn mài Tương Bình Hiệp
Theo tài liệu ghi lại từ giữa thế kỉ 18 những người dân làm nghề sơn mài từ miền Bắc, miền Trung di dân vào Đồng Nai, Gia Định và Bình Dương. Ban đầu khi đến Thủ Dầu Một Bình Dương họ chỉ lo khai khẩn đất hoang làm nông lo kinh tế gia đình. Sau này kinh tế ổn định trong thời gian rãnh rỗi để tưởng nhớ về quê hương họ đã cho ra đời những bức tranh sơn mài. Những người dân giàu có trong vùng biết đến tác phẩm tranh sơn mài họ đem lòng yêu thích và mua. Từ đó họ có nguồn thu nhập từ việc làm tranh sơn mài, làng sơn mài bắt đầu hình thành từ đây và nổi tiếng khắp miền Đông Nam bộ được lưu truyền cho đến ngày nay.
Nghệ nhân vẽ sản phẩm sơn mài
Để lưu giữ ngành nghề sơn mài các nghệ nhân giỏi trong vùng đã mở ra các lớp học sơn mài và truyền thụ tâm huyết cho các học viên. Nghề dạy nghề kĩ thuật làm của các nghệ nhân ngày càng vang danh khắp nơi. Bước ngoặc lớn đánh dấu sự phát triển mới cho làng sơn mài Tương Bình Hiệp là vào khoảng giữa thập niên 50 với sự ra đời của xưởng sơn mài Thanh Lễ. Nơi đây hội tụ rất nhiều nhân tài làm sơn mài như: Trương Văn Cang, Ngô Từ Sâm, Thái Văn Ngôn và Trần Văn Nam đã góp phần lớn vào sự phát triển của làng nghề. Ngày nay có rất nhiều cơ sở sơn mài mọc lên, sản phẩm đa dạng, phong phú đáp ứng được nhu cầu khách hàng nhưng nổi tiếng nhất vẫn phải kể đến làng sơn mài Tương Bình Hiệp. Nó đã trở thành thương hiệu sơn mài nổi tiếng khắp cả nước về uy tín mẫu mã chất lượng. Làng sơn mài Tương Bình Hiệp tự hào là sản phẩm sơn mài hàng Việt Nam chất lượng cao luôn nhận được sự ủng hộ của tất cả khách hàng trong và ngoài nước.
Thợ mài bóng sản phẩm sơn mài
Sản phẩm làng sơn mài Tương Bình Hiệp rất phong phú đa dạng được chia làm nhiều loại khác nhau như: Sơn khắc, sơn mài cẩn ốc, thếp vàng bạc, sơn mài vẽ lặn, vẽ phẳng, vẽ nổi…. Để làm nên thương hiệu nổi tiếng làng sơn mài Tương Bình Hiệp cũng phải có cái gì đó đặc biệt riêng đó chính là loại sơn truyền thống được sử dụng ở đây. Nước sơn này người pha trộn giữa sơn Nam Vang và sơn Phú Thọ theo cách riêng làm nên thương hiệu riêng cho làng sơn mài Tương Bình Hiệp nổi tiếng bốn phương. Công đoạn quan trọng nhất trong quá trình làm sơn mài là trong khâu chế biến sơn, đánh sơn cho chín là bước quan trọng nhất. Công đoạn này đòi hỏi tay nghề của người thợ sơn. Quá trình làm nên một sản phẩm sơn mài trãi qua 25 công đoạn. Có nhiều công đoạn phức tạp phải làm đi làm lại nhiều lần mới đạt yêu cầu như sơn lót, hom… Để sản phẩm sơn chất lượng phải mất từ 3 – 6 tháng. Mỗi tác phẩm sơn mài ở làng sơn mài Tương Bình Hiệp đều là tâm huyết của những người nghệ nhân sơn mài, họ đặt vào đó cái tâm, thần thái, sự tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ trong sản phẩm sơn mài. Từ đó cho ra đời những tác phẩm xuất sắc, mang đến cái đẹp cho đời.
Sản phẩm ở làng sơn mài Tương Bình Hiệp được đánh giá cao do chất lượng sản phẩm tốt, đường nét tinh tế, sự tinh xảo, mượt mà trong từng đường nét, từng chi tiết. Đặc biệt tranh sơn mài Tương Bình Hiệp còn chịu đựng được cả trong môi trường lạnh không bị bong tróc, biến dạng được người dùng đánh giá cao.
Bài, ảnh: Ninh Ngọc
Tin liên quan
Tin mới hơn

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Theo dấu tằm tơ
09:37 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa
11:04 | 08/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới
12:19 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi
12:15 | 05/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phụ nữ Tây Hồ chung tay bảo tồn nghề truyền thống: Hành trình từ những búp sen
10:39 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề làm cờ Tổ quốc tất bật trước dịp kỉ niệm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
10:18 | 29/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới
09:59 Nông thôn mới

Diễu hành xe đạp làng nghề
09:41 Tin tức

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 Nghiên cứu trao đổi

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt
09:39 Du lịch làng nghề

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 Làng nghề, nghệ nhân